Tuổi thọ các bộ phận trong máy tính và mẹo bảo trì đúng cách | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Tuổi thọ các bộ phận trong máy tính và mẹo bảo trì đúng cách

Chia sẻ kiến thức 01/03/2022

Bạn có thể sử dụng các bộ phận trong PC như bo mạch chủ hay ổ đĩa cứng trong bao lâu? Đây là cách để kéo dài tuổi thọ cho máy tính.

bộ phận
Tuổi thọ các bộ phận trong máy tính và mẹo bảo trì đúng cách

Thật lý tưởng khi bạn có một chiếc PC sử dụng được lâu dài và chỉ thay mới khi laptop cần nâng cao hiệu suất hoạt động với tốc độ nhanh hơn. Tuy nhiên trong thực tế các bộ phận của PC có thể bị hỏng và việc tu sửa tốn kém khá nhiều chi phí. Chính vì thế bạn cần biết tận dụng tối đa mọi thành phần của máy tính.

Điều quan trọng nhất bạn có thể làm là bảo trì các thành phần PC đúng cách, đặc biệt là khi bạn tự lắp ráp PC cá nhân. Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn cách kéo dài tuổi thọ các bộ phận của PC.

1. Bo mạch chủ (Motherboard)

bộ phận
Bo mạch chủ (Motherboard)

1.1 Tại sao bo mạch chủ nhanh hỏng?

Thiết kế của bo mạch chủ khá phức tạp và mỏng manh mặc dù không có bộ phận nào chuyển động. Đây được xem là bộ phận trung tâm của hệ thống trên PC nên bất kỳ những trục trặc nhỏ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Khó mà đánh giá tuổi thọ của bo mạch chủ vì chúng phụ thuộc vào thói quen của người dùng cá nhân và môi trường địa phương. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Puget Systems năm 2018 cho thấy “các bo mạch chủ dường như ngày càng trở nên phức tạp hơn,” tỷ lệ lỗi nói chung chỉ là 2,1% hoặc khoảng 1 trong 49.” Tuy nhiên con số này chỉ “bằng một nửa những gì chúng ta đã thấy trong năm 2017.”

Một báo cáo HardWare.fr năm 2016 cũng cho kết quả tương tự, với bo mạch chủ ASRock (nhà sản xuất bo mạch chủ máy tính và HTPC) đạt 1,45% và MSI đạt 2,36%.

Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến hỏng bo mạch chủ là do các tụ điện (capacitors) bị hư hỏng theo thời gian và cạn kiệt dần. Chúng thậm chí bị rò rỉ và có khả năng làm hỏng các thành phần phần cứng khác. Khi phát hiện lỗi, bạn cần thay thế một tụ điện khác.

Các nguyên nhân khác dẫn đến hỏng bo mạch chủ có thể xuất phát từ nhiệt, tĩnh điện và độ ẩm.

1.2 Có thể dùng bo mạch chủ trong bao lâu?

Thông thường, một bo mạch chủ có thể tồn tại trong một thời gian dài, thậm chí tới 20 năm hoặc hơn nếu được xử lý tốt và giữ gìn sạch sẽ. Những gì bạn cần để ý là phần cứng có sẵn cho bo mạch chủ đó có thể nên lỗi thời và cần phải nâng cấp lên phiên bản mới nhất, tuy nhiên bản thân bo mạch chủ sẽ tiếp tục hoạt động tốt.

1.3 Mẹo kéo dài tuổi thọ bo mạch chủ

Bạn cần tránh cho máy tính tiếp xúc với các nguy cơ từ môi trường như độ ẩm quá cao hoặc quá thấp (làm tăng tích tụ tĩnh điện). Ngoài ra, nhiệt lượng dư thừa đôi khi có thể khiến bo mạch chủ bị cong vênh, dẫn đến chập và hỏng các linh kiện.

Điều tốt nhất bạn nên làm là tránh động chạm vào bo mạch chủ ngoại trừ khi cài đặt hay thay thế các bộ phận, đặc biệt hạn chế việc bo mạch chủ tiếp xúc với vỏ máy tính. Trước khi chạm vào bo mạch chủ, bạn cần chạm chân trần xuống đất để giải tĩnh điện đang có trên cơ thể, và không làm hỏng bo mạch chủ.

>>> Xem thêm: Review khóa học trực tuyến FUNiX FPT đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn

2. Ổ đĩa dữ liệu (Data Drives)

bộ phận
Ổ đĩa dữ liệu (Data Drives)

Ổ đĩa dữ liệu có hai dạng chính: ổ đĩa cứng (HDD hay Hard disk drives) và ổ cứng thể rắn (SSD hay Solid-state drives). Một máy tính không thể hoạt động nếu không có Data Drives vì đây nơi chứa hệ điều hành và đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ thống. Nếu ổ đĩa dữ liệu bị hỏng, bạn cần thay mới ngay lập tức.

2.1 Tại sao ổ cứng và SSD nhanh hỏng?

Cả hai loại ổ đĩa HDD và SSD đều dễ bị hỏng vì những lý do khác nhau.

Ổ cứng có tính cơ học, có các bộ phận di động và thường bị hỏng theo thời gian. Đĩa có thể bị trầy xước, hư đầu đọc hoặc các bộ phận có thể bị “tê liệt” do quá áp.

Ổ đĩa SSD dựa trên chip nhớ flash nên không có bộ phận di động. Tuy nhiên, chúng không lưu trữ dữ liệu lâu dài, dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ quá cao và mất điện có thể dẫn đến hỏng dữ liệu.

2.2 Ổ cứng SSD hoặc HDD sử dụng trong bao lâu?

Hầu hết các ổ SSD sẽ có tuổi thọ ít nhất là 10 năm tùy thuộc vào cách sử dụng. 

Ổ cứng HDD do có các bộ phận di động nên có thể có tuổi thọ ngắn hơn, thường vào khoảng 5 năm. Sử dụng nhiều thì ổ có thể nhanh hỏng hơn và ngược lại. 

2.3 Mẹo kéo dài tuổi thọ ổ đĩa dữ liệu

Bất kể bạn sử dụng loại ổ dữ liệu nào cũng nên đầu tư một thiết bị bảo vệ quá áp tốt. Quá áp có thể gây ra nhiều tác hại cho tất cả các loại thiết bị, không chỉ các bộ phận của PC.

Ngoài ra, bạn nên tham khảo hướng dẫn sử dụng ổ dữ liệu để biết nhiệt độ vận hành an toàn, tránh tình trạng nhiệt độ quá cao. Điều này đồng nghĩa rằng bạn cần làm sạch bụi bẩn khỏi máy tính để không khí lưu thông tốt và ngăn ngừa nhiệt tích trữ. Việc chọn mua ổ đĩa dữ liệu từ thương hiệu uy tín cũng là cách để kéo dài tuổi thọ sản phẩm.

3. RAM

bộ phận
RAM

RAM là một trong những bộ phận đầu tiên bạn nên nâng cấp nếu muốn tăng tốc hiệu suất PC. Tiêu chuẩn hiện tại là 8G nhưng một số người dùng (ví dụ như game thủ) có thể cần đến 16GB và 32GB.

Trong tất cả các thành phần phần cứng máy tính, RAM có tỷ lệ hỏng hóc thấp nhất. Tuy nhiên, tùy thuộc vào kiểu và thương hiệu RAM bạn mua mà tuổi thọ của mô-đun RAM có thể khác nhau. 

3.1 Tại sao RAM nhanh hỏng?

Trong điều kiện hoàn hảo, RAM có tuổi thọ dài đáng kể. Một nghiên cứu năm 2016 của HardWare.fr cho thấy tỷ lệ trả lại RAM cực kỳ thấp, chỉ 0,20% đối với Kingston và lên đến 1,08% đối với Corsair. Với số lượng RAM đáng kinh ngạc được sử dụng trên khắp thế giới, những con số này là cực kỳ thấp.

Tuy nhiên 2 lý do có thể làm hỏng mô-đun RAM chính là nhiệt độ và điện năng tăng đột biến.

Hầu hết các thanh RAM có nhiệt độ vận hành từ 0 đến 85 độ C, nếu vượt ra ngoài giới hạn đó RAM có thể bị hỏng. Nó sẽ không xảy ra ngay lập tức nhưng nếu tiếp xúc với nhiệt độ “quá cao” trong thời gian dài sẽ làm giảm tuổi thọ của RAM.

Ngoài ra, nguồn điện tăng vọt từ bo mạch chủ bị lỗi, nguồn điện kém và đột biến điện cũng có thể gây ra hỏng hóc RAM.

3.2 RAM sử dụng được bao lâu?

Trong một PC hoặc máy tính xách tay thông thường, RAM sẽ tồn tại ít nhất 10 năm, nếu không muốn nói là 20 năm. RAM sẽ là phần cứng cuối cùng bị hỏng và tồn tại lâu hơn các phần còn lại.

3.3 Mẹo kéo dài tuổi thọ RAM

Lời khuyên dành cho bạn là mua mô-đun chất lượng cao từ nhà sản xuất có uy tín và đọc đánh giá sản phẩm trước khi mua. Các nhà sản xuất danh tiếng bạn nên tham khảo như Kingston, Crucial, G.Skill và Corsair…

Hãy sắm thêm thiết bị bảo vệ quá áp tốt để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như tuổi thọ sản phẩm.

>>> Xem thêm: 5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX

4. Bộ nguồn máy tính (Power Supply Units)

bộ phận
Bộ nguồn máy tính (Power Supply Units)

Bộ cấp nguồn (PSU) cung cấp năng lượng cho tất cả các thành phần trong máy tính. Có nhiều điều cần lưu ý trước khi mua PSU, một trong số đó là tuổi thọ sản phẩm. 

4.1 Tại sao PSU nhanh hỏng?

Trong điều kiện hoàn hảo, PSU được đánh giá là chỉ kém hơn một chút so với các mô-đun RAM về tuổi thọ phần cứng. HardWare.fr chỉ ra tỷ lệ thất bại trong khoảng 0,49% đối với PSU hoạt động tốt nhất (Fortron) và 2,41% ở đầu kia của thang đo (Cougar). Một báo cáo của Hệ thống Puget chứng thực tỷ lệ lỗi của PSU, với “tỷ lệ thất bại tổng cộng là 1,15%.”

4.2 PSU tồn tại trong bao lâu?

Với mục đích sử dụng thông thường, PSU có thể tồn tại trong thời gian dài lên đến 10 năm. Nhưng nếu bạn để bộ nguồn vận hành quá mức trong thời gian dài, nó có thể là nguyên nhân dẫn đến việc giảm tuổi thọ sản phẩm.

4.3 Mẹo Kéo dài Tuổi thọ PSU

Điều quan trọng để kéo dài tuổi thọ PSU là chọn mua các sản phẩm chất lượng tốt từ nhà cung cấp uy tín. Nhiều mô hình PSU được đánh giá cao, tuy nhiên thực tế khả năng chịu đựng công suất làm việc kém.

Một điều khác cần xem xét là một số thương hiệu không sản xuất PSU nội bộ. Thay vào đó chúng có nguồn gốc từ OEM (Nhà sản xuất phụ tùng gốc). Quá trình này có nghĩa là chất lượng của các mô hình PSU có thể khác nhau ngay cả trong cùng một thương hiệu.

Cách hiệu quả duy nhất để kéo dài tuổi thọ PSU là cắt giảm các tác vụ phức tạp như khai thác tiền điện tử (cryptocurrency mining). Việc ép xung CPU hoặc GPU cũng có thể gây thêm áp lực cho bộ cấp nguồn, bạn có thể giảm thiểu điều này bằng cách sử dụng phần cứng thích hợp.

5. Quạt làm mát

bộ phận
Quạt làm mát

Người dùng dường như không để ý nhiều về bộ phận quạt làm mát trong PC nên đôi khi bạn không nhận ra một cái quạt đang dừng hoạt động. Hầu hết các quạt làm mát vỏ máy đều tương đối rẻ nên việc thay mới trở nên dễ dàng. Tuy nhiên, quạt làm mát CPU hay GPUs thì lại đắt hơn nhiều so với quạt làm mát vỏ máy có tính năng tương tự

5.1 Tại sao Quạt làm mát nhanh hỏng?

Cũng giống như với ổ đĩa cứng, quạt làm mát là thiết bị cơ khí và có các bộ phận di động dễ bị hao mòn. Theo thời gian khi quạt phải quay với tần suất lớn sẽ dẫn đến hư hỏng. Quá trình này trở nên nhanh hơn khi bụi và hạt tích tụ trên cánh quạt, tiếp xúc với nhiệt và độ ẩm có thể bị vón cục và biến thành vật cặn gây ra nhiều ma sát hơn.

5.2 Quạt làm mát hoạt động được bao lâu?

Quạt làm mát PC chất lượng tốt sẽ có tuổi thọ trung bình từ 5 đến 10 năm.

5.3 Mẹo Kéo dài Tuổi thọ Quạt Làm mát

Mẹo đầu tiên là làm sạch nó. Bạn cần làm sạch bụi thừa tích tụ từ cánh quạt, cộng với bụi từ vỏ máy tính góp phần gây ra hiện tượng vón cục.

Bạn nên xem xét vị trí để PC phù hợp, để trên một tấm thảm dày có thể làm cho nhiệt và bụi xâm nhập, khiến quạt làm việc nhiều hơn để giữ cho hệ thống mát mẻ. Quạt cũng nên được vệ sinh với tần suất ít nhất một tháng một lần.

Kết luận

Bạn có thể quản lý hao mòn chung trên máy tính bằng các mẹo được nêu trong bài viết này. Giữ cho hệ thống mát mẻ, sạch sẽ và không có bụi sẽ duy trì phần cứng PC lâu hơn. Hơn nữa, việc chăm sóc phần cứng giúp giảm chi phí vì bạn sẽ không phải thay thế các phần bị hỏng.

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm các chủ đề hữu ích:

 

Khánh Huyền (theo Makeuseof)

https://www.makeuseof.com/tag/5-pc-parts-tend-die-extend-lifespans/

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại