Điều kiện trở thành một kỹ sư điện toán đám mây
Điện toán đám mây đang trở nên phổ biến trong các công ty và tổ chức công nghệ, dẫn tới kỹ năng yêu cầu để trở thành một kỹ sư điện toán đám mây dần dần có giá trị trong ngành công nghệ
- “Người làm IT ai cũng nên học về Cloud computing”
- AI trên đám mây: Chuyển đổi doanh nghiệp ứng dụng như thế nào?
- Ưu điểm và hạn chế của cơ sở dữ liệu đám mây
- FUNiX ra mắt môn học Vận hành hệ thống trên AWS - Chứng chỉ Cloud Computing
- Lợi thế và hạn chế của Cloud Bursting trong doanh nghiệp TMĐT
Table of Contents
Điện toán đám mây đang trở nên phổ biến trong các công ty và tổ chức công nghệ, dẫn tới kỹ năng yêu cầu để trở thành một kỹ sư điện toán đám mây dần dần có giá trị trong ngành công nghệ. Điều này có nghĩa là làm việc với các hệ thống dựa trên đám mây là công việc rất có tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ.
Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về ngành nghề này trong bài viết dưới đây.
Kỹ sư điện toán đám mây là gì?
Kỹ sư điện toán đám mây là các chuyên gia công nghệ chịu trách nhiệm đánh giá cơ sở hạ tầng công nghệ của tổ chức và chuyển các chức năng và quy trình nhất định sang cơ sở hạ tầng dựa trên đám mây. Kỹ sư điện toán đám mây cũng là những chuyên gia chuyển các ứng dụng và quy trình kinh doanh quan trọng sang các hệ thống đám mây riêng, công cộng và đám mây lai.
Nhiệm vụ của kỹ sư điện toán đám mây là gì?
Các kỹ sư điện toán đám mây đảm nhận một loạt các nhiệm vụ kỹ thuật liên quan đến điện toán đám mây. Từ việc thiết kế phần mềm đến triển khai các hệ thống đám mây, các kỹ sư điện toán đám mây chịu trách nhiệm về nhiều nhiệm vụ công việc, cụ thể hơn gồm:
- Lập kế hoạch, phát triển và thiết kế phần mềm cũng như ứng dụng dựa trên đám mây.
- Quản lý môi trường đám mây và gỡ lỗi trong suốt quá trình phát triển.
- Làm việc và cộng tác với các nhóm kỹ thuật để xác định và triển khai các giải pháp đám mây.
- Khắc phục sự cố và giải quyết các vấn đề với các quy trình dựa trên đám mây.
- Xây dựng và thiết kế các dịch vụ web khác nhau trong môi trường đám mây.
- Tự động hóa các chức năng và nền tảng dựa trên đám mây trên toàn hệ thống.
- Di chuyển dữ liệu hệ thống hiện có sang các ứng dụng dựa trên đám mây.
- Luôn cập nhật các xu hướng trong ngành, các ứng dụng công nghệ mới và các sáng kiến dựa trên đám mây.
Làm thế nào để trở thành một kỹ sư điện toán đám mây?
Thường thường các kỹ sư điện toán đám mây bắt đầu với bằng cấp họ học tập trung bình trong vòng bốn năm về lĩnh vực công nghệ thông tin và các bước sau đây phác thảo con đường phổ biến nhất để trở thành một kỹ sư điện toán đám mây.
1. Tấm bằng cử nhân
Nhiều kỹ sư điện toán đám mây bắt đầu sự nghiệp của họ với bằng cử nhân khoa học máy tính, hệ thống thông tin và công nghệ, kỹ thuật phần mềm hoặc một lĩnh vực liên quan khác. Chương trình cử nhân bạn chọn nên tập trung vào các lĩnh vực kỹ thuật của cơ sở hạ tầng phần mềm và hệ thống, tính toán và các môn kỹ thuật khác.
Ngoài ra, bằng cử nhân về máy tính hoặc lĩnh vực liên quan đến công nghệ sẽ giúp bạn chuẩn bị cho sự nghiệp của mình và bằng cấp nâng cao nếu bạn chọn theo đuổi chúng.
2. Học ngôn ngữ lập trình
Một điều kiện có thể coi là tiên quyết để trở thành một kỹ sư điện toán đám mây là bạn phải học một số ngôn ngữ lập trình, vì bạn sẽ áp dụng những kỹ năng này thường xuyên khi thực hiện công việc của mình. Ví dụ, Python, C ++, Java và Ruby là những ngôn ngữ lập trình tuyệt vời để bắt đầu phát triển các kỹ năng lập trình. Ngoài ngôn ngữ lập trình, bạn cũng sẽ muốn nâng cao hiểu biết và kiến thức chuyên môn của mình với một số dịch vụ đám mây chính thống, chẳng hạn như AWS, Hadoop và Azure.
3. Kinh nghiệm thực hành
Kinh nghiệm thực hành trong điện toán đám mây đóng vai trò rất quan trọng, chẳng hạn như thông qua các đợt thực tập và các dự án mã nguồn mở. Điều này sẽ giúp bạn làm đẹp CV và bạn trở nên nổi bật trong các cuộc phỏng vấn việc làm trong tương lai như bằng chứng về chuyên môn của mình. Hơn nữa, bạn cũng sẽ học được những kỹ năng có giá trị mà bạn cần trong công việc. Ngoài ra, kinh nghiệm thực hành rất quan trọng để có thể hiểu cách áp dụng các kỹ năng trong môi trường chuyên nghiệp thực tế.
4. Cân nhắc một tấm bằng thạc sĩ
Các kỹ sư điện toán đám mây có bằng thạc sĩ trong lĩnh vực công nghệ có nhiều cơ hội việc làm hơn do có trình độ cao hơn. Hãy cân nhắc việc học sau đại học trong một lĩnh vực kỹ thuật chuyên biệt vì nó có thể hỗ trợ chuyên môn của bạn trong điện toán đám mây, nơi bạn sẽ tìm hiểu các lĩnh vực chuyên sâu hơn về công nghệ thông tin, lập trình và phát triển.
5. Chứng nhận về một lĩnh vực liên quan đến điện toán đám mây
Các chứng nhận về điện toán đám mây sẽ chứng minh trình độ kiến thức và kỹ năng của bạn với kỹ thuật đám mây. Microsoft, Amazon và Google đều cung cấp chứng chỉ kỹ thuật và điện toán đám mây, những chứng chỉ này yêu cầu bạn thực hiện và vượt qua một bài kiểm tra.
Ví dụ: thông tin xác thực về Kiến trúc sư giải pháp AWS của Amazon có thể cho thấy khả năng của bạn trong việc áp dụng các giải pháp bảo mật trong môi trường đám mây AWS hay chứng chỉ Kỹ sư đám mây liên kết của Google thể hiện trình độ của bạn với các ứng dụng trong điện toán đám mây.
Câu hỏi thường gặp về điều kiện trở thành kỹ sư điện toán đám mây
Các câu hỏi thường gặp sau đây về cách làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật điện toán đám mây có thể cung cấp thêm thông tin chi tiết về vai trò của ngành kỹ thuật này.
1. Kỹ sư điện toán đám mây cần những kỹ năng gì để thành công?
Câu trả lời: Các kỹ sư điện toán đám mây phải sở hữu một bộ kỹ năng kỹ thuật thành thạo mà họ sẽ áp dụng trong các nhiệm vụ cụ thể. Một số bộ kỹ năng chính mà kỹ sư điện toán đám mây cần để thành công bao gồm:
- Khả năng lập trình, viết mã các ứng dụng và quy trình tạo thành các dịch vụ dựa trên đám mây, giải quyết vấn đề để khắc phục sự cố kỹ thuật.
- Tư duy phản biện và sáng tạo để lập kế hoạch và phát triển phần mềm và ứng dụng đám mây.
- Kỹ năng phân tích dữ liệu.
- Lập kế hoạch chiến lược.
- Khả năng sử dụng các nguồn lực kỹ thuật để hoàn thành dự án.
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
- Kỹ năng lãnh đạo
2. Kỹ sư điện toán đám mây có thể làm việc trong những công việc kỹ thuật nào khác?
Câu trả lời: Các công việc khác mà kỹ sư điện toán đám mây có thể đảm nhận dựa trên nền tảng này bao gồm:
- Kỹ thuật phần mềm và kiến trúc.
- Kỹ thuật và quản trị hệ thống
- Phát triển full-stack (toàn bộ): phát triển front-end và phát triển back-end.
Miễn là bạn có chuyên môn về kỹ thuật điện toán đám mây, bạn có thể làm việc trong lĩnh vực phát triển phần mềm và khoa học dữ liệu nếu công việc yêu cầu điện toán đám mây.
3. Môi trường làm việc của các kỹ sư điện toán đám mây như thế nào?
Các kỹ sư điện toán đám mây thường làm việc toàn thời gian (full-time) trong một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Họ dành phần lớn thời gian để làm việc trên các ứng dụng kỹ thuật trong môi trường văn phòng. Những chuyên gia này có thể làm việc thêm giờ (overtime) nếu cần thiết, đặc biệt nếu họ có những dự án lớn cần hoàn thành với thời hạn bắt buộc.
Để thành công trong môi trường làm việc của một kỹ sư điện toán đám mây, bạn sẽ cần một không gian thoải mái để làm việc trên các ứng dụng máy tính trong thời gian dài.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những kiến thức liên quan đến kỹ sư điện toán đám mây. Hy vọng rằng bạn đã nhận được những thông tin hữu ích từ bài viết. Nếu bạn đang có ý định học ngôn ngữ lập trình để đáp ứng một trong số yêu cầu trở thành một kỹ sư điện toán đám mây, hãy tham khảo chương trình học trực tuyến tại đây.
Lương Thuận – dịch từ Indeed
Bình luận (0
)