Học ngành Công nghệ thông tin cần chuẩn bị những gì?
Table of Contents
Hiện nay, lĩnh vực Công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Nó đã góp phần quan trọng vào cuộc sống, vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, đời sống, xã hội. Đây là một phạm trù khá rộng lớn và có độ phủ sóng gần như toàn cầu. Vậy học sinh muốn học tốt và hiệu quả ngành này, muốn trở thành một Cử nhân Công nghệ thông tin tài năng thì cần chuẩn bị những gì? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Đôi điều về ngành Công nghệ thông tin
Nói một cách khái quát và cơ bản nhất, Công nghệ thông tin là lĩnh vực sử dụng máy vi tính và phần mềm thiết kế riêng cho máy vi tính để lưu trữ, chuyển đổi, bảo vệ, truyền, thu thập thông tin và xử lý thông tin. Người làm việc trong trong ngành Công nghệ thông tin thường được gọi tắt là IT (Information Technology).
Mục đích của khối liên ngành Công nghệ thông tin là nhằm phát huy tính năng sửa chữa, sáng tạo ra cái mới và ứng dụng hệ thống các thiết bị và máy vi tính. Hệ thống ấy bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp các giải pháp xử lý, mã hóa thông tin dựa trên nền tảng công nghệ cá nhân, tổ chức khi họ yêu cầu.
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, mục tiêu quy hoạch nguồn nhân lực của đất nước cho đến năm 2020, Việt Nam cần 1 triệu nhân viên làm việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, nhu cầu nhân lực ngành này tăng xấp xỉ 13% hàng năm.
Mặt khác, thị trường lao động rất ưu ái đối với ngành này. Nguyên nhân chính là vì các cuộc khủng hoảng kinh tế trong vài năm trở lại đây đã chứng minh, nhân lực làm việc trong ngành Công nghệ thông tin là một trong những ngành bị ảnh hưởng ít nhất.
2. Sinh viên Công nghệ thông tin được học những gì trên giảng đường?
Sinh viên khi theo học ngành Công nghệ thông tin sẽ có cơ hội nghiên cứu sâu hơn về Khoa học máy tính, kỹ nghệ phần mềm, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, hệ thống mạng máy tính và truyền thông, vấn đề bảo mật thông tin mạng ở các trường đại học trong cả nước.
Phần kiến thức chuyên ngành sẽ đào tạo sinh viên kỹ năng nghiên cứu, sáng tạo, gia công và ứng dụng hệ thống phần mềm. Đồng thời còn mở rộng vốn kiến thức về thiết kế, cài đặt, xây dựng, vận hành và bảo trì các phần phần cứng, phần mềm. Mở rộng hơn nữa là những kiến thức về mạng máy tính và truyền thông.
Ngoài ra, tại những trường có đào tạo chuyên ngành Công nghệ thông tin nổi tiếng ở nước ta như Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH),… sinh viên còn có cơ hội phát triển những kỹ năng rất thú vị như: kỹ năng tư duy logic, tư duy sáng tạo, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian,…
Tất cả đều là những kỹ năng rất cần thiết nhằm giúp sinh viên phát huy tối đa năng lực, phẩm chất mà một Kỹ sư IT cần có. Bên cạnh đó, sinh viên còn có cơ hội rèn luyện kỹ năng thực hành với tần suất thường xuyên tại các doanh nghiệp, hệ thống trung tâm hiện đại.
3. Cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã chiếm lĩnh gần như hơn 80% hoạt động trong cuộc sống của con người. Các hoạt động trong xã hội hàng ngày như: giao tiếp, giải trí, công tác,… đều trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn nhờ những ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin.
Chính vì vậy, theo các chuyên gia dự đoán thì nhu cầu nhân lực cho ngành Công nghệ thông tin có xu hướng ngày càng gia tăng đi đôi với nhiều cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn dành cho những dân IT có năng lực.
Sinh viên ra trường, cầm trong tay bằng cử nhân của ngành Công nghệ thông tin sẽ có cơ hội làm việc trong các công ty, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, các tổ chức, kinh tế, xã hội,… liên quan đến những hoạt động phát triển, sản xuất, sửa chữa bảo trì phần cứng, trang thiết bị máy vi tính, chuyên viên thiết kế, triển khai các phương án tích hợp về phần cứng và phần mềm và cả những nội dung liên quan đến an ninh mạng.
Thậm chí, những Cử nhân Công nghệ thông tin vẫn có thể trở thành một chuyên gia IT tự do. Đây là một trong những hình mẫu ngày càng được ưa chuộng, được làm việc độc lập, thoải mái, không lệ thuộc vào bất cứ cơ quan, tổ chức nào
Hoặc các bạn cũng có thể hợp tác với một số đồng nghiệp đáng tin cậy, cùng chí hướng để thành lập một nhóm hoặc một công ty cho riêng mình. Chi tiết hơn, tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí việc làm sau:
-
- Lập trình viên phần mềm: người sáng tạo ra các sản phẩm phần mềm.
- Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: bộ phận trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm phần mềm do lập trình viên tạo ra
-
- Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản trị nguồn dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy vi tính,…
4. Những tố chất cần thiết để theo đuổi ngành Công nghệ thông tin
Để trở thành một sinh viên xuất sắc cũng như một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin sau này, các bạn cần có một số tố chất sau đây:
4.1 Yêu thích lĩnh vực công nghệ
Đây là tố chất rất quan trọng và quyết định hàng đầu giúp học sinh có thể làm quen và hòa nhập một cách dễ dàng vào thế giới công nghệ. Với niềm yêu thích sẵn có, bạn sẽ có động lực để vượt qua áp lực căng thẳng của công việc.
Bạn sẽ không hề cảm thấy mệt mỏi và chán nản khi phải ngồi liên tục bên máy vi tính để thiết kế một phần mềm. Và cũng không hề ngần ngại khi đầu tư trong khoảng thời gian hàng tháng để hoàn thiện các công trình nghiên cứu công nghệ thông tin.
4.2 Thông minh và có tính sáng tạo
Nếu bạn là người thông minh và có đầu óc sáng tạo, bạn sẽ thành công một cách dễ dàng hơn trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Đây là một ngành nghề yêu cầu nhiều về tư duy phân tích, năng lực tối ưu hóa các giải pháp để tiết kiệm chi phí và những ứng dụng thực tiễn đạt hiệu quả cao nhất.
4.3 Tính chính xác trong công việc
Tính chính xác trong công việc là yêu cầu quan trọng và bắt buộc phải có của mọi ngành khoa học, kể cả khoa học về công nghệ máy tính. Trong suốt thời gian thiết kế một ứng dụng, một phần mềm, chỉ cần xảy ra một sai sót nhỏ, tổng thể chương trình sẽ không thể hoạt động theo như ý muốn.
4.4 Tinh thần ham học hỏi và trau dồi kiến thức
Thế giới số không ngừng biến chuyển và phát triển liên tục, những kiến thức hôm nay có thể trở nên lạc hậu trong tương lai. Vì vậy, bạn phải siêng năng trong việc tìm kiếm thông tin, học hỏi thêm nhiều kiến thức mới nhằm bắt kịp tốc độ phát triển của lĩnh vực linh hoạt này.
4.5 Trình độ ngoại ngữ đạt loại khá giỏi
Đây là ngành nghề mang tính quốc tế vì hầu hết những sản phẩm công nghệ và internet đều lưu hành trên khắp thế giới. Để trở thành một kỹ sư IT giỏi, bạn phải có trình độ ngoại ngữ ở mức khá trở lên, nhất là kỹ năng đọc hiểu các vấn đề, các số liệu kỹ thuật chuyên môn để tiếp cận, cập nhật những nội dung mới về công nghệ.
Nếu là người vững vàng về tiếng Anh, đáp ứng nhu cầu giao tiếp xã hội ở mức khá giỏi và xử lý tốt các vấn đề chuyên môn thì bạn sẽ có những lợi thế rất lớn. Đây cũng chính là mục tiêu mà các trường đào tạo theo mô hình chuẩn quốc tế rất quan tâm như Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM, Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM.
Lời kết
Trên đây là những thông tin hướng nghiệp về ngành Công nghệ thông tin mà bài viết muốn giới thiệu đến các bạn. Hy vọng các bạn học sinh sẽ nắm rõ nội dung và định hướng một cách chính xác để mình có một bước đi đúng đắn cho con đường học tập sắp tới.
>>> Tìm hiểu ngay các khóa học lập trình của FUNiX tại:
>>> Xem thêm nhiều hơn bài viết tại đây:
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX
Bài liên quan
Nhiều cơ hội để các bạn trẻ Việt tham gia vào lĩnh vực an toàn thông tin
Theo ông Trương Đức Lượng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam – VSEC, an toàn thông tin là một ngành rộng và có rất nhiều cơ hội để các bạn...
Học lập trình, làm quen sớm với công nghệ giúp con tự tin hơn
Học viên nhí từ một cô bé, cậu bé nhút nhát, rụt rè, ít nói, giờ đã mạnh dạn trao đổi và học tập sôi nổi cùng mentor trong giờ học, thậm chí có bạn còn được mời làm “trợ...
Cách khai thác lợi ích từ cuộc thi Hackathon và giới thiệu FX0001 Hackathon
Chương trình xTalk chủ đề FX001 Hackathon diễn ra tối 4/11 vừa qua, các học viên FUNiX đã được giới thiệu về cách khai thác những lợi ích từ các cuộc thi Hackathon nói chung, tìm hiểu về cuộc thi...
Trung tâm Công nghệ chuyên sâu xSeries ra mắt môn Xây dựng chương trình đào tạo với ChatGPT
Trong thời đại số hóa hiện nay, việc sở hữu các công cụ giảng dạy hiện đại và tiên tiến là yếu tố quan trọng giúp giáo viên nâng cao hiệu quả giảng dạy. ChatGPT, một sản phẩm hàng đầu...
Khó khăn khi học lập trình IOT trực tuyến tại FUNiX
Cùng nghe bạn Phạm Hồng Quy - học viên khóa học lập trình IOT trực tuyến tại FUNiX chia sẻ về những khó khăn khi học lập trình IOT mà cậu bạn gặp phải khi đang là sinh viên vừa...
Học trực tuyến tại FUNiX - lộ trình vào nghề IT tối ưu
Học trực tuyến tại FUNiX giúp bạn trang bị cho bản thân một lộ trình vào nghề IT tối ưu. Đây cũng là lý do nhiều người đã lựa chọn FUNiX để có bước khởi đầu thuận lợi nhất.
Bí quyết xây dựng CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng công ty công nghệ
Làm thế nào để xây dựng CV thành công và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, cùng lắng nghe chia sẻ từ anh Trần Vũ Hoàng – Giám đốc Nhân sự (CHRO) công ty Hachinet để có thêm những...
Lộ trình để trở thành Frontend Developer cho người mới bắt đầu
Bình thường khi bắt đầu học Frontend, bạn thường tìm kiếm cái này và cái kia. Sau đó tự tìm hiểu các nguồn tài liệu nước ngoài hoặc Youtube nhưng vẫn không hiểu gì cả. Hãy cùng FUNiX tìm hiểu...
Bình luận (0
)