Bí quyết nuôi dưỡng tư duy sáng tạo cho trẻ trong thời đại công nghệ
Mỗi một đứa trẻ đều có những thế mạnh riêng biệt và trí tưởng tượng phong phú. Nuôi dưỡng tư duy sáng tạo cho trẻ sẽ giúp trẻ luôn biết cách giải quyết vấn đề một cách nhanh nhạy và linh hoạt hơn.
- FUNiX triển khai gần 90 khóa học miễn phí dành cho học viên sau một năm
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Freelancer IT nên chọn khóa học lập trình cho người mới bắt đầu code dạo
- Học lập trình từ cơ bản đến nâng cao - Bí quyết thành công cho người mới bắt đầu
Table of Contents
Cho nên, các bậc phụ huynh nên động viên, tạo điều kiện cho trẻ phát huy trí tưởng tượng, bởi nuôi dưỡng tư duy sáng tạo cho trẻ rất có lợi cho sự phát triển trong thời đại công nghệ.
Lý do nên rèn luyện, nuôi dưỡng tư duy sáng tạo cho trẻ từ sớm?
Nhà khoa học đại tài Albert Einstein đã từng nói: “Trí tưởng tượng có vai trò quan trọng hơn kiến thức. Kiến thức chỉ là hữu hạn, còn trí tưởng tượng là bao quát toàn thế giới, vô cùng vô tận”. Trí tưởng tượng là khởi nguồn của tư duy sáng tạo, kích thích sự nhanh nhạy và khéo léo bên trong mỗi đứa trẻ.
Sáng tạo và vui chơi theo trí tưởng tượng chính là cách thức để trẻ học và tìm hiểu về thế giới xung quanh. Các em sẽ được thể hiện bản thân qua các hoạt động, tương tác, lời nói, phản ứng khác nhau.
Hơn nữa, trẻ em sẽ thêm phần tự tin, mạnh dạn và mở rộng giao tiếp với người khác. Không những vậy, trí tưởng tượng hay tư duy sáng tạo sẽ cho phép trẻ suy ngẫm về các quyết định, có được những kỹ năng sống cần thiết trong thời đại công nghệ phát triển. Đây cũng là tiền đề giúp trẻ có nhiều lợi thế khi tham gia vào lực lượng lao động trong tương lai.
Cách ươm mầm nuôi dưỡng tư duy sáng tạo cho trẻ
Sau đây là những gợi ý để nuôi dưỡng tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng cho trẻ để các bậc phụ huynh tham khảo:
Vui chơi ở ngoài trời
Thiên nhiên trong xanh là môi trường để trẻ được vui chơi, thỏa thích vận động và tìm tòi khám phá. Nơi đây sẽ giúp trẻ có khả năng quan sát, đặt ra những thắc mắc và truyền cảm hứng cho trẻ suy nghĩ, phát triển óc sáng tạo.
Các hoạt động bằng lời nói
Các bậc cha mẹ cần khích lệ trẻ trình bày ý tưởng của bản thân trước đám đông. Các hoạt động tương tác và thể hiện cảm xúc, tình cảm bằng lời nói sẽ ươm mầm tư duy sáng tạo cho trẻ. Bên cạnh đó, các hoạt động còn mở rộng khả năng giao tiếp và xây dựng vốn từ vựng đa dạng cho các em.
Đọc sách, tham gia các hoạt động nghệ thuật
Việc đọc sách là cách thức nuôi dưỡng tâm hồn, trí tưởng tượng phong phú. Bởi sách là kho báu tri thức vô tận của nhân loại. Trẻ có thể kể những câu chuyện mà mình đã từng đọc và sáng tạo ra câu chuyện của riêng mình.
Cha mẹ có thể cho trẻ tham gia các hoạt động nghệ thuật như: cắt dán, vẽ tranh, âm nhạc,… để các bé thỏa sức thể hiện ý tưởng, cảm xúc của bản thân. Đồng thời, còn giúp trẻ tăng khả năng tập trung, tự tin.
Học lập trình để kích thích óc tư duy sáng tạo
Trẻ sẽ bị thụ động khi tập trung quá lâu vào các thiết bị điện tử. Thay vào đó, các bậc phụ huynh hãy cho trẻ tiếp cận hình thức vừa chơi vừa học thú vị như học lập trình. Thông qua game chơi, các bé sẽ kể câu chuyện với những hình ảnh và âm thanh chân thực.
Những câu chuyện trong game chơi do chính các bé tạo ra với kết cấu, diễn biến hợp lý. Bản chất của trò chơi là trẻ sẽ kể lại những gì quan sát được, sáng tạo theo trí tưởng tượng của riêng mình. Từ đó, các em sẽ biết sắp xếp, giải quyết vấn đề linh hoạt và nhanh nhạy. Việc học lập trình còn rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho trẻ, từ giọng điệu tới dáng đứng, thái độ chững chạc, nội dung mạch lạc.
Khi trẻ làm được một cái gì đó, các em thường có sự phấn khích khoe với người lớn về sản phẩm mình làm ra. Nếu cha mẹ biết quan tâm, khích lệ sẽ khiến trẻ vui sướng, háo hức và phát triển tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú hơn.
Hy vọng những bí quyết nuôi dưỡng óc tư duy sáng tạo trên đây sẽ giúp các bậc phụ huynh ươm mầm tương lai cho con sau này.
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)