Top 3 ứng dụng F&B đình đám nhận đánh giá cực thấp trên App Store
Là những thương hiệu lớn trong lĩnh vực F&B tại Việt Nam nhưng Lotteria, Jollibee hay Highlands đều nhận về những phản hồi tiêu cực trên các ứng dụng (app) do chính họ phát triển.
- Giới thiệu về AI trong triển khai Kubernetes
- Các loại hình phát triển ứng dụng phổ biến dành cho dân công nghệ
- Các tính năng của Giải pháp ERP di động? Cách tạo ERP trên nền tảng đám mây cho thiết bị di động?
- Cách xây dựng MVP và gây quỹ vào năm 2024
- Phát triển ứng dụng di động cho doanh nghiệp mang lại lợi ích như thế nào?
Table of Contents
Công cuộc chuyển đổi số chưa bao giờ diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Ngành công nghiệp thực phẩm không đứng ngoài xu thế đó khi liên tục chuyển đổi mô hình, từ việc chỉ bán tại cửa hàng đã chuyển sang liên kết với các ứng dụng giao đồ ăn để tăng doanh số, phục vụ đông đảo nhu cầu của người tiêu dùng.
Mặc dù vậy, để tránh sự phụ thuộc vào bên thứ 3, tăng độ nhận diện thương hiệu và phục vụ trực tiếp khách hàng để tối đa hoá lợi nhuận, các thương hiệu F&B đã phát triển các ứng dụng trên App Store và CHPlay. Tuy nhiên, theo khảo sát, đa số các ứng dụng này hoạt động kém hiệu quả, còn nhiều lỗi khiến khách hàng không hài lòng, để lại những bình luận tiêu cực cũng như lượt đánh giá cực thấp.
1. Lotteria
Lấy tên gọi bắt nguồn từ công ty mẹ – tập đoàn Lotte, Lotteria là một chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, với cửa hàng đầu tiên được ra mắt tại Tokyo (Nhật Bản) vào tháng 9/1972. Với những món ăn nhanh đặc trưng như Hamburger, gà rán, khoai tây chiên,… được trẻ em ưa chuộng, Lotteria đã nhanh chóng chinh phục thành công thị trường Việt Nam với hơn 210 nhà hàng tại hơn 30 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Ra đời vào 2 năm trước, ứng dụng Lotteria trên App Store hiện đã trải qua 23 lần chỉnh sửa. Nhà phát triển ứng dụng chia sẻ: “Phiên bản 2.0 với giao diện mới, khách hàng có thể dễ dàng tìm được địa điểm và cửa hàng gần mình nhất. Chọn lựa thực đơn phong phú, tuỳ biến combo đa dạng. Bên cạnh đó, ứng dụng còn có các hình thức thanh toán tiện lợi như ví điện tử, thanh toán qua thẻ quốc tế và tiền mặt.”
Dù có nhiều cải tiến nhưng dường như ứng dụng vẫn chưa thể làm hài lòng khách hàng với tổng số 133 lượt đánh giá, hơn 60% là đánh giá 1 sao, xếp hạng 2,1/5 điểm. Người dùng để lại một số bình luận như: “App quá chậm”, “Đặt đồ mãi không được xác nhận”, “Không thể thanh toán qua app”,…
2. Jollibee
Từ 2 tiệm bán kém nhỏ ra đời năm 1975 tại Philippines, sau 3 năm, Jollibee đã thành công lập nên công ty với 7 cửa hàng chuyên các món ăn nóng, bánh mì kẹp, gà rán và hamburger. Đến nay, Jollibee đã có hơn 1000 cửa hàng tại Philippines cà hơn 300 cửa hàng ở một số quốc gia Đông Nam Á cũng như Mỹ, Trung Quốc,…
Vào Việt Nam năm 2005, Jollibee hiện có hơn 100 cửa hàng trải rộng khắp cả nước với mục tiêu tạo ra một địa điểm ẩm thực gắn kết gia đình, bạn bè, mang lại hương vị thơm ngon, phù hợp với khẩu vị người Việt. Mang về doanh thu hơn 1 nghìn tỷ đồng vào thời điểm trước dịch Covid-19, Jollibee là tên tuổi đình đám trong làng thức ăn nhanh Việt Nam.
1 năm trước, Jollibee đã chính thức cho ra mắt ứng dụng trên App Store với quảng cáo giao hàng tận nơi, khuyến mãi hấp dẫn, thiết kế giao diện bắt mắt, đa dạng hình thức thanh toán và cập nhật đơn hàng theo lộ trình di chuyển. Tuy nhiên trên thực tế, người dùng trải nghiệm ứng dụng này đều tỏ ra rất thất vọng khi đơn hàng không được giao sau cả tiếng chờ đợi, tự huỷ đơn, app hoạt động còn quá nhiều lỗi.
Bộ phận phát triển ứng dụng cũng đã mau chóng phản hồi các đánh giá tiêu cực, tuy vậy, điểm xếp hạng vẫn chỉ đạt 2,4/5
3. McDonalds – McDelivery Vietnam
Ra đời năm 1955, McDonalds là thương hiệu fastfood có tuổi đời thuộc top lâu nhất trên thị trường. Năm 2014, “ông lớn” này đã đặt cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam, trong bối cảnh thị trường đồ ăn nhanh Việt Nam có phần bão hoà. Cho đến nay, với 24 cửa hàng trên cả nước, dù chưa thể vươn lên top đầu trong cuộc cạnh tranh với những tên tuổi như Lotteria, KFC, McDonalds vẫn là thương hiệu được giới trẻ khá ưa chuộng. với đa dạng sản phẩm từ hamburger, gà rán đến bánh ngọt, các loại nước uống đặc trưng.
Khá ngạc nhiên khi ứng dụng McDelivery Vietnam đã được McDonalds cho ra đời từ rất sớm – 5 năm trước. Từ tên gọi, có thể thấy ứng dụng này nhằm mục đích chủ yếu là giao hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà không cần thông qua các trung gian như Now (nay là Shopee Food) hay GrabFood. Tuy vậy, ứng dụng McDelivery Vietnam lại có lượt đánh giá gần thấp nhất trong danh sách các ứng dụng thực phẩm, với tổng cộng 284 lượt xếp hạng, hơn 60% đánh giá 1 sao, điểm trung bình 1,9/5 điểm.
Tương tự như Jollibee và Lotteria, app giao hàng của McDonalds cũng mắc khá nhiều lỗi, hoạt động chậm chạp và giao hàng quá lâu so với dự kiến.
Điều đó cho thấy, công cuộc chuyển đổi số trong ngành công nghiệp F&B vẫn còn rất nan giải. Để không phụ thuộc vào các app giao hàng trung gian, các thương hiệu này cần phải đầu tư hơn nữa cho đội ngũ lập trình viên phát triển ứng dụng, đồng thời phát triển mạng lướt người giao hàng trên các phường, quận để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Minh Tiến
>> Đăng ký học lập trình ứng dụng di động
Bình luận (0
)