Lộ trình học lập trình Game Developer cho người mới bắt đầu

Lộ trình học lập trình Game Developer cho người mới bắt đầu

Chia sẻ kiến thức 31/08/2023

Bạn có nhu cầu tìm hiểu về lập trình Game Developer nhưng còn phân vân, không biết học từ đâu? Bạn mong muốn trở thành lập trình viên mảng game nhưng chưa đủ tự tin, chưa dám thử sức ở lĩnh vực này? Nếu đang gặp phải những vấn đề trên thì bài viết dưới đây sẽ mách bạn lộ trình học lập trình Game Developer cho người mới bắt đầu. Mời bạn tham khảo nội dung chi tiết bên dưới. 

Lộ trình học lập trình game cho người mới bắt đầu (Nguồn: Internet)
Lộ trình học lập trình game cho người mới bắt đầu (Nguồn: Internet)

1. Khái niệm lập trình Game Developer

Đây là khái niệm chỉ những người tham gia thiết kế trò chơi, hay hiểu cách khác bạn sẽ đóng vai trò như một lập trình viên chuyên tạo ra những tựa game trên các nền tảng như điện thoại, laptop. Cụ thể hơn, bạn là người trực tiếp chuyển đổi ý tưởng của Game Designer thành những trò chơi thực tế thông qua việc viết code. Ngoài ra, khi học lập trình Game Developer, bạn cũng phải tiếp xúc với những kỹ năng khác như lập trình phần mềm, tạo hiệu ứng âm thanh, chuyển động cho game,… 

2. Lộ trình học lập trình Game Developer cho người mới bắt đầu

Dưới đây là lộ trình chi tiết cho người mới tập tành học lập trình game, mời bạn đọc cùng tham khảo: 

2.1. Giai đoạn 1: Tiếp cận kiến thức cơ bản về lập trình game 

Bước đầu tiên trong lộ trình lập trình Game Developer là bạn cần trang bị những kiến thức cơ bản về lập trình. Những kiến thức này sẽ hỗ trợ bạn làm quen, khi bắt tay thực hành sẽ dễ dàng bắt nhịp hơn. Ngược lại, nếu bạn không xem trước lý thuyết, bạn sẽ nảy sinh cảm giác chán nản, lạc lối và không biết bắt đầu từ đâu. Dưới đây là những kiến thức nền tảng cần trang bị, mời bạn cùng tham khảo: 

  • Nguyên tắc, cú pháp ứng dụng trong quá trình lập trình game 
  • Cấu trúc vận hành dữ liệu và thuật toán 
  • Lập trình mạng đơn giản 
  • Lập trình định hướng đối tượng 
  • Phân tích, xây dựng và thiết kế hướng đối tượng
Giai đoạn 1: Tiếp cận kiến thức cơ bản về lập trình game (Nguồn: Internet)
Giai đoạn 1: Tiếp cận kiến thức cơ bản về lập trình game (Nguồn: Internet)

<<< Xem thêm một số bài viết hay hơn tại đây: 

Cách học lập trình game đơn giản nhất cho người mới 

Hướng dẫn cách lập trình game cơ bản cho người chưa biết gì

2.2. Giai đoạn 2: Lựa chọn ngôn ngữ lập trình game phù hợp 

Sau khi nắm vững kiến thức cơ bản, bạn nên lựa chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp với nhu cầu, sở thích, mục tiêu nghề nghiệp của bản thân. Bởi lẽ, mỗi ngôn ngữ sẽ có ưu điểm, tệp người dùng khác nhau, định hướng phát triển game khác nhau. Dưới đây là 7 ngôn ngữ game phổ biến nhất hiện nay: 

  • Ngôn ngữ lập trình game C++: Phù hợp với người dùng muốn tạo ra những tựa game như StarCraft, Counter Strike,… 
  • Ngôn ngữ lập trình game Java: Phù hợp với người dùng muốn tạo ra những tựa game như Minecraft, Mission Impossible II,… 
  • Ngôn ngữ lập trình game C#: Phù hợp với người dùng muốn tạo ra những tựa game như Super Mario Run, Pokémon Go,…
  • Ngôn ngữ lập trình game Python Phù hợp với người dùng muốn tạo ra những tựa game như Snake Pass, Tom Clancy’s Politika,… 
  • Ngôn ngữ lập trình game JavaScript: Phù hợp với người dùng muốn tạo ra những tựa game như American Girl, Angry Birds 
  • Ngôn ngữ lập trình game Lua: Phù hợp với người dùng muốn tạo ra những tựa game như CryEngine, Gideros Mobile,… 
  • Ngôn ngữ lập trình game TypeScript: Phù hợp với người dùng muốn tạo ra tựa game như Plinko
Giai đoạn 2: Lựa chọn ngôn ngữ lập trình game phù hợp (Nguồn: Internet)
Giai đoạn 2: Lựa chọn ngôn ngữ lập trình game phù hợp (Nguồn: Internet)

>>> Để biết thêm thông tin chi tiết về những ngôn ngữ game kể trên, mời bạn bạn tham khảo thêm bài viết: 7 ngôn ngữ lập trình game tốt nhất bạn nên biết ngay hôm nay 

2.3. Giai đoạn 3: Tìm hiểu & Sử dụng công cụ lập trình game 

Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ phát triển game từ sơ cấp đến trung cấp hỗ trợ quá trình học lập trình Game Developer của bạn dễ dàng hơn. Dưới đây là những ngôn ngữ lập trình game hay nhất 2023 mà FUNiX đã giúp bạn đọc hệ thống lại, cụ thể: 

  • Công cụ lập trình game miễn phí: CodinGame, GameMaker Studio 2, Twine, CodeMonkey
  • Công cụ lập trình game trả phí: Unreal Engine, Unity, Buildbox

>>> Nếu muốn thông tin cụ thể về từng công cụ lập trình game, FUNiX mời bạn xem thêm bài viết 7 lập trình game hay nhất 2023 ai cũng nên biết 

2.4. Giai đoạn 4: Thực hành với dự án nhỏ 

“Học đi đôi với hành” là châm ngôn giúp bạn mau chóng thành thạo lập trình Game Developer. Tuy nhiên, bạn đừng vội bắt tay thực hành những dự án khó hoặc có quy mô lớn vì khi gặp khó khăn trong việc viết code, bạn thường nảy sinh cảm giác chán nản, dễ từ bỏ. Thay vào đó, bạn nên thực hành ở những dự án cá nhân, có quy mô nhỏ để làm quen và tạo sự hứng thú, phấn khởi cho bản thân. 

<<< Xem thêm một số bài viết hay hơn tại đây: 

Gợi ý 10 dự án lập trình đơn giản cho người mới vào nghề

Điều lập trình viên cần biết khi bắt đầu một dự án phụ?

2.5. Cuối cùng: Không ngừng nỗ lực & trau dồi kỹ năng

Đừng ngủ quên trên chiến thắng là lời khuyên của bạn khi học lập trình Game Developer! Thay vào đó, bạn cần nỗ lực không ngừng nghỉ và trau dồi khả năng bằng cách thực hành nhiều; tham gia cộng đồng, hội nhóm học lập trình game. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo nhiều tựa sách nổi tiếng về lập trình game để bổ sung kiến thức lý thuyết, tạo “bàn đạp” hỗ trợ việc thực hiện lập trình game thuận lợi hơn. 

3. 2 mẹo nâng cao kỹ năng khi học lập trình Game Developer

Dưới đây là những mẹo nhỏ cải thiện kỹ năng lập trình Game Developer dành cho người mới bắt đầu, tạo thiện cảm đối với đơn vị tuyển dụng, người dùng phần mềm game. Cụ thể: 

  • Xây dựng CV hoặc Portfolio chỉn chu: Một chiếc CV/Portfolio được trình bày đẹp mắt với bảng thành tích nổi bật trong ngành lập trình game sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt khách hàng, xây dựng lòng tin và thúc đẩy họ lựa chọn dịch vụ của bạn
  • Tham gia những sự kiện về lập trình game: Đó có thể là những buổi hội thảo, bàn luận những vấn đề lập trình game hoặc đơn giản là talkshow chia sẻ kinh nghiệm. Đây là môi trường vô cùng tốt giúp bạn có cơ hội tiếp xúc với nhiều chuyên gia trong cùng lĩnh vực. Đặc biệt, bạn còn có cơ hội mở rộng mối quan hệ và học hỏi từ mọi người xung quanh nhằm nâng cao tay nghề. 
2 mẹo nâng cao kỹ năng khi học lập trình Game Developer (Nguồn: Internet)
2 mẹo nâng cao kỹ năng khi học lập trình Game Developer (Nguồn: Internet)

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn xây dựng lộ trình học lập trình game developer cho người mới bắt đầu. Nếu bạn quan tâm đến ngành nghề này hoặc muốn trải nghiệm, thử sức thì nên bắt đầu từ ngay hôm nay nhé. Ngoài những kiến thức bên trên, bạn cũng có thể tham gia khóa học lập trình game tại FUNiX để được đào tạo bài bản, tham gia vào nhiều dự án thực tế và được hỗ trợ giới thiệu việc làm sau khi học xong tại 1 trong hơn 100 doanh nghiệp hợp tác với FUNiX. Đăng ký ngay qua: 

<<< Xem thêm một số bài viết hay hơn tại đây: 

Lập trình game học gì để nhanh trở thành Game Developer

Quy trình lập trình game đầy đủ dành cho người mới bắt đầu

Ngọc Hân

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại