Mạng xã hội trong thương mại điện tử và kỹ năng cần có trong thời đại số
Có thể thấy, hình thức mua bán Online trên mạng xã hội ngày càng rất phổ biến và thu hút. Nhất là trong tình hình dịch bệnh hiện nay thì đây là giải pháp hàng đầu giúp người dân mua bán khi không thể ra ngoài thường xuyên, thậm chí phải ở tại nhà.
- Tác động của thương mại di động đến hành vi, sở thích của người dùng
- Phát hiện gian lận trên thiết bị di động cho doanh nghiệp TMĐT
- Discovery Commerce thúc đẩy doanh số bán hàng thương mại điện tử như thế nào?
- Lợi thế và hạn chế của Cloud Bursting trong doanh nghiệp TMĐT
- Những công ty dẫn đầu ngành thương mại điện tử tại Singapore
Mạng xã hội không chỉ là công cụ đáp ứng nhu cầu giao tiếp, mà còn là nơi để con người làm việc và trao đổi mua bán. Theo khảo sát, trung bình một người mỗi ngày dành 3 tiếng để truy cập mạng xã hội. Hầu hết mọi người đã mua sắm qua Facebook, Zalo, Instagram,…Trong đó Facebook là một trong những kênh mua bán online được ưa chuộng nhất hiện nay bởi số lượng người dùng nền tảng này rất lớn.
Đối với những cá nhân ít vốn, mới bán hàng thì Facebook là sự lựa chọn khá hoàn hảo. Zalo và Instagram cũng được mọi người lựa chọn khá nhiều. Tại đó, người mua sẽ được trải nghiệm trực quan sản phẩm họ yêu thích. Họ cũng có thể vô tình gặp các sản phẩm mới, từ đó phát sinh thêm nhu cầu mua sắm. Nhờ có lượng người truy cập đông đảo mà Mạng xã hội trở thành mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp thương mại điện tử (TMĐT) khai thác tối ưu để tăng doanh thu.
Để tận dụng tốt những lợi thế này, các bạn có thể tìm hiểu và đầu tư học tập về công nghệ thông tin, cách làm chủ mạng xã hội cũng như những kĩ năng công nghệ để có thể “lấn sân” sang mảng TMĐT, cũng như trau dồi kiến thức trong thời đại số.
Cùng tìm hiểu những bí quyết sử dụng mạng xã hội phục vụ việc kinh doanh hiệu quả dưới đây:
Chọn đúng mạng xã hội
Đầu tiên, cần chọn đúng mạng xã hội phù hợp với nhu cầu và mục tiêu kinh doanh. Người bán không cần phải đăng ký trên nhiều MXH, mà nên tập trung vào một trang có nhiều khách hàng tiềm năng nhất. Trên Instagram thì mặt hàng chủ yếu là thức ăn, thời trang, các mặt hàng xa xỉ,…còn với Facebook thì đa dạng hơn, hầu hết các loại mặt hàng đều có thể bán được. Các sản phẩm về công nghệ, khóa học, đồ chơi trẻ em thì nên tìm kiếm trên Youtube vì có các video review khá bổ ích. Các trang cá nhân của nhãn hàng hay sàn TMĐT đều có đường link liên kết đưa người xem đến thẳng sản phẩm mình cần.
Liên kết nội dung với sản phẩm
Nội dung giới thiệu sản phẩm chính là điều quan trọng nhất. Khi bạn khéo léo lồng ghép nội dung và sản phẩm với nhau, kích thích người mua xem hết giới thiệu của bạn, khi đó bạn sẽ dễ dàng chốt được đơn. Hiện nay, các nhãn hàng và người bán đã sáng tạo hơn trong việc mở rộng kinh doanh thông qua Fanpage hay hội nhóm Facebook. Họ sẽ dựng lên một câu chuyện trong đó sản phẩm chính là yếu tố đóng vai trò quyết định để giải quyết vấn đề và cuối cùng để lại link mua sản phẩm bên dưới. Phương pháp này đã thu hút sự tò mò của người xem từ đó tạo nên lượng khách hàng tiềm năng trên mạng xã hội, đặt biệt là Facebook.
Kết hợp với KOL để quảng cáo sản phẩm
KOL là những đối tượng có sức hút và ảnh hưởng trên mạng xã hội. Họ có hàng trăm, nghìn lượt follow và tương tác, nhờ vậy, mọi sản phẩm họ đăng đều được dân tình quan tâm. Nhờ sự nổi tiếng của họ, các sàn TMĐT hay những thương hiệu thường hợp tác cùng KOL để tuyên truyền và quáng bá sản phẩm.
Thấu hiểu khách hàng
Muốn bán được sản phẩm, bạn phải biết rõ khách hàng muốn gì. Bạn phải tự đặt mình thành một thành viên trong cộng đồng của họ, khiến họ theo dõi và quan tâm bạn. Bạn có thể giao tiếp với họ bằng ngôn ngữ, hình ảnh, những vấn đề họ thích và đang quan tâm. Hiểu nôm na rằng, bạn muốn bán hàng cho sinh viên – hãy là một sinh viên. Bạn muốn bán hàng cho nội trợ – hãy là một người nội trợ.
Áp dụng thành công những cách này, thương hiệu hay người bán hàng sẽ tận dụng được tối đa lợi ích của MXH, dễ dàng chinh phục thị hiếu của người mua.
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)