Cách giúp bạn vượt qua tâm lý trì hoãn khi có ý định chuyển nghề IT

Cách giúp bạn vượt qua tâm lý trì hoãn khi có ý định chuyển nghề IT

Chia sẻ kiến thức 20/05/2023

Khi có ý định chuyển nghề IT, nhiều người trẻ gặp một vấn đề là họ có tâm lý trì hoãn, chần chừ khi đưa quyết định. Điều này có thể khiến họ vuột mất những cơ hội đắt giá trong sự nghiệp.

Khi có ý định chuyển nghề IT, nhiều người trẻ gặp một vấn đề là họ có tâm lý trì hoãn, chần chừ khi đưa quyết định. Điều này có thể khiến họ vuột mất những cơ hội đắt giá trong sự nghiệp.

Phân biệt tâm lý thận trọng và tâm lý trì hoãn khi có ý định chuyển nghề IT

Chuyển nghề là một quyết định quan trọng với sự nghiệp cũng như cuộc sống của một người. Vì vậy, sự thận trọng khi đưa ra hành động là việc nên làm. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt tâm lý thận trọng, cẩn thận khi suy xét việc có nên hay không nên chuyển nghề, nên làm những bước thế nào, và tâm lý trì hoãn.

Sự thận trọng là khi bạn nhìn nhận ý định của mình một cách khách quan, tính toán các vấn đề rủi ro lẫn thuận lợi; hình dung mục tiêu và các bước đi một cách chi tiết, qua đó loại trừ các tình huống xấu, đồng thời cũng không nhắm mắt làm liều theo các viễn cảnh tốt đẹp. Suy xét thận trọng thường đi kèm với các kịch bản hành động và hành động cụ thể như làm gì, làm thế nào… để đạt được kết quả mong muốn.

ý định chuyển nghề IT
Khi có ý định chuyển nghề IT, nhiều người trẻ gặp một vấn đề là họ có tâm lý trì hoãn, chần chừ khi đưa quyết định. Điều này có thể khiến họ vuột mất những cơ hội đắt giá trong sự nghiệp.

>>>TIN LIÊN QUAN:

Trái lại, sự trì hoãn, chần chừ là khi bạn chỉ nghĩ đến các khó khăn rồi sau đó… mặc kệ chúng. Những khó khăn, rủi ro mà bạn hình dung, có thể chỉ đơn thuần là “án ngữ” ở đó, khiến bạn thấy sợ và bạn chẳng làm gì cả.

Chần chừ là tình trạng bạn chẳng làm gì, suy nghĩ mông lung, không biết cách đặt mục tiêu cũng như hành động cụ thể. Chần chừ khiến bạn sợ hãi, thiếu quyết đoán, do đó sẽ chậm cả trên hành trình mình đang đi với nghề cũ, lẫn trên hành trình chuyển nghề nếu bạn thực sự bắt tay vào làm. Bạn để thời gian trôi mà không có hành động thậm chí tính toán bằng suy nghĩ để giải quyết các thách thức. Và đó là cách sự chần chừ, tâm lý trì hoãn khuất phục bạn.

Cách khắc phục tâm lý trì hoãn, chần chừ khi có ý định chuyển nghề IT

Chần chừ thường chỉ khiến xuất phát điểm của bạn trở nên chậm hơn và xa hơn nếu thật sự có ý định chuyển nghề IT. Vậy, cách khắc phục điều này như thế nào?

Phân tích các mặt lợi – hại, được – mất khi có ý định chuyển nghề IT

Bạn cần phân tích chi tiết các mặt lợi hại, được mắt khi chuyển nghề IT. Tốt nhất đừng chỉ tham khảo lan man, mà hãy lấy giấy bút hoặc máy tính ra để viết ra, ghi lại những suy nghĩ, cân nhắc của mình. Tương ứng với mỗi vấn đề bạn nhận định, bạn cần đưa ra được hình dung chi tiết xem mình sẽ phản ứng như thế nào để cụ thể hóa chúng. Nếu mặt lợi, mặt tốt nhiều hơn, thì bạn tiếp tục các bước tiếp theo.

Có kế hoạch hành động rõ ràng

Lên kế hoạch hành động rõ ràng là điều bạn nhất định phải làm khi có ý định chuyển nghề IT. Sẽ học ở đâu, trong bao lâu, khi nào thì đi thực tập, độ trễ của các hành động này ra sao, nếu không thực hiện được thì hậu quả là gì và bạn sẽ phải làm gì…

Khi có một kế hoạch hành động rõ ràng, bạn sẽ tránh được sự bị động và hoài nghi, được tiếp thêm động lực để hiện thực hóa ý định chuyển nghề IT của mình.

Xác định các rủi ro và ứng phó khi chuyển nghề IT

Không nên “lạc quan tếu”. Thay vào đó, hãy xác định các rủi ro và ứng phó khi chuyển nghề IT của bạn. Nhờ nhìn rõ những vấn đề có thể xảy đến và chấp nhận “trả giá”, bạn sẽ không bị thất vọng, khủng hoảng, hay đánh mất những cơ hội khác. 

Hi vọng rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn sớm hiện thực hóa được ý định chuyển nghề IT của mình.

Quỳnh Anh

Tin liên quan:

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại