Firebase Storage: Giới thiệu từ A đến Z

Firebase Storage: Giới thiệu từ A đến Z

Chia sẻ kiến thức 05/05/2022

Cùng FUNiX tìm hiểu Firebase Storage là gì, cách thức hoạt động, lợi ích của nó trong bài giới thiệu ngắn gọn này.

Firebase Storage là dịch vụ lưu trữ đối tượng do Google cung cấp và chủ yếu được dùng cho dữ liệu do người dùng tạo như âm thanh, hình ảnh và video.

Nó cung cấp một cách đơn giản để tải lên và tải xuống các file một cách an toàn chỉ với một vài dòng code. 

Trong bài viết này, FUNiX sẽ giới thiệu tất cả những điều cơ bản bạn cần biết về Google Firebase.

1. Cách hoạt động của Firebase Storage

Firebase Cloud Storage lưu trữ các file trong bộ lưu trữ Google do Google Cloud cung cấp. Bạn không cần thẻ tín dụng khi mới bắt đầu vì Firebase của Google sử dụng storage bucket mặc định.

Nhờ vậy bạn có thể thiết lập và chạy ứng dụng của mình một cách nhanh chóng. Bạn cũng có thể sử dụng API Google Cloud Storage để quản lý nội dung đã tải lên và kiểm soát quyền truy cập người dùng.

2. Lợi ích của Firebase Storage

Bây giờ bạn đã biết cách hoạt động của Cloud Storage cho Firebase, dưới đây là một số lợi ích của việc sử dụng Firebase Storage:

2.1 Đáng tin cậy

Khi internet yếu, Firebase Storage đánh dấu tiến trình của bạn và tiếp tục khi chất lượng mạng tốt hơn.

2.2 Bảo mật

Bạn có thể tích hợp xác thực Firebase để kiểm soát quyền truy cập vào ứng dụng dựa trên các chi tiết của file như tên, kích thước và loại.

2.3 Khả năng mở rộng

Firebase Storage có thể dễ dàng mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu cho ứng dụng của bạn. Điều này có nghĩa là bạn không phải lo lắng khi người dùng ứng dụng tăng lên nhanh chóng. 

>>> Xem thêm: Cách an toàn nhất để lưu trữ mật khẩu của bạn

3. Thiết lập Storage bucket trên đám mây mặc định

Bước đầu tiên để triển khai Firebase Storage là thiết lập Storage bucket (tạm dịch là bộ lưu trữ) đám mây mặc định.

  1. Trên trang bảng điều khiển Firebase, chọn Add project (thêm dự án) và làm theo hướng dẫn để tạo một dự án mới.
  2. Từ thanh điều hướng bên trái, chọn Storage (Bộ nhớ), sau đó nhấp vào Get Started (Bắt đầu).
  3. Để thiết lập nhanh, hãy chọn Start in test mode (Bắt đầu ở chế độ thử nghiệm).
  4. Nhấp vào Next (Tiếp theo) và chọn vị trí lưu trữ đám mây.
  5. Nhấp vào Done (Hoàn thành).

4. Tích hợp bộ nhớ đám mây với ứng dụng của bạn

Bạn cần thêm URL storage bucket vào ứng dụng của mình để sử dụng.

Để lấy URL, hãy truy cập trang tổng quan Storage của ứng dụng của bạn. Trên tab file, sao chép URL trong tiêu đề. Bạn sẽ sử dụng nó trong đối tượng config Firebase khi kết nối ứng dụng với Firebase.

Sau đây là một ví dụ về đối tượng config.

import { initializeApp } from “firebase/app”;

import { getStorage } from “firebase/storage”;

const firebaseConfig = {

 apiKey: ‘<your-api-key>’,

 authDomain: ‘<your-auth-domain>’,

 databaseURL: ‘<your-database-url>’,

 storageBucket: ‘<your-storage-bucket-url>’

};

const firebaseApp = initializeApp(firebaseConfig);

Sau đó, bạn có thể tạo tham chiếu bộ nhớ và bắt đầu sử dụng storage bucket mà bạn đã tạo

const storage = getStorage(firebaseApp);

>>> Xem thêm: Cách thêm kho lưu trữ phần mềm thủ công trong Linux

5. Khi nào sử dụng Firebase Storage

Firebase Storage là một lựa chọn tuyệt vời khi bạn muốn tạo một ứng dụng sử dụng dữ liệu do người dùng tạo mà không cần viết code quá nhiều. Như đã nói, ngoài an toàn và đáng tin cậy, nó còn có khả năng mở rộng cao.

 

Vân Nguyễn

Dịch từ: https://www.makeuseof.com/introduction-to-firebase-storage/

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại