Nghề Business Analyst (BA) là gì?
Đây là câu hỏi lớn đầu tiên xuất hiện trong chương trình xTalk 110. Chương trình có sự tham gia của chị Phạm Thị Xuân Lộc, BA Senior tại Khối Công nghệ, Ngân hàng MSB; Anh Bùi Minh Quang, Scrum Master tại VNG và anh Lê Hoàng Vũ, Senior BA tại FPT Apac (Singapore).
- 3 mẹo đơn giản để hoàn thành môn học IT trực tuyến FUNiX
- Giá trị của chứng chỉ Kiểm thử phần mềm (Tester) do FUNiX đào tạo
- Mentor Hoàng Thị Luy chia sẻ cơ hội việc làm ngành QA, QC
- Làm chuyên viên phân tích kinh doanh business analyst cần học gì
- Mô tả công việc của Chuyên viên phân tích nghiệp vụ BA
Table of Contents
1. Nghề Business Analyst (BA) là gì?
Dưới góc độ của những chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Business Analyst (hay BA), nghề nghiệp này có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau, tuy nhiên cách hiểu về nghề BA tại Việt Nam hiện nay là chưa đầy đủ.
Anh Lê Hoàng Vũ, Senior BA tại FPT Apac (Singapore) cho biết: “Thực tế, BA có mặt ở mọi lĩnh vực, mọi tổ chức. BA có vai trò là người thu nhận những yêu cầu, tài liệu hoá, mô hình hoá và kết hợp với bên thứ 3 để đưa ra hướng giải quyết nhằm mang đến sự thay đổi tích cực. Tại Việt Nam, nghề BA chủ yếu phổ biến trong lĩnh vực IT. Công việc của một IT BA sẽ bao gồm: gặp khách hàng, phân tích, làm tài liệu, chuyển tới các developer, kiểm định lại sản phẩm, quan sát khách hàng sử dụng sản phẩm và tiếp tục quy trình trên để không ngừng cải thiện chất lượng.”
Nhấn mạnh vai trò với khách hàng của nghề BA, Chuyên gia Bùi Minh Quang, Scrum Master tại VNG khẳng định BA là người tìm ra những giải pháp để xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời nắm bắt và mang lại những cơ hội cho bản thân công ty và cho khách hàng. Thực tế, BA cần phải xây dựng mối quan hệ với khách hàng, phân tích bàn bạc, và đưa ra giải pháp cho những vấn đề của doanh nghiệp. Cũng chính BA sẽ là người truyền đạt ý tưởng tới các lập trình viên, giúp biến những ý tưởng trên giấy trở thành sản phẩm. Khi sản phẩm được chạy, BA cũng tiến hành kiểm tra và đóng góp để sản phẩm hoàn thiện.
Theo mentor Phạm Thị Xuân Lộc, BA Senior tại Khối Công nghệ, Ngân hàng MSB thì BA là vị trí khá quan trọng trong dự án phát triển phần mềm, chịu trách nhiệm phân tích yêu cầu nghiệp vụ. Nếu BA phân tích sai, cả quy trình phía sau như lập trình viên, tester sẽ sai theo và sản phẩm sẽ không được như mong muốn của khách hàng. Do đó, BA chịu trách nhiệm phần lớn về quy trình làm ra một sản phẩm. BA cần phải có cái nhìn từ tổng quát đến chi tiết.
2. Cơ hội việc làm nghề Business Analyst có rộng mở không?
Hiện nay, thị trường tuyển dụng Business Analyst đang phát triển và có xu hướng lớn mạnh trong tương lai. Một số nhóm ngành đang có nhu cầu tuyển dụng BA lớn là: Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng khoán, Đầu tư và Bán lẻ và đặc biệt là Công nghệ thông tin.
Mentor Phạm Thị Xuân Lộc (BA Senior tại Khối Công nghệ, Ngân hàng MSB) cho biết BA và Tester là hai nghề hot nhất hiện nay.
“Thị trường IT ở VN hiện nay đang nở rộ với rất nhiều các start up và công ty outsource. Các doanh nghiệp này cần những bạn trẻ năng động, nhanh nhẹn có chuyên môn, tiếp cận vấn đề nhanh.” – nữ mentor chia sẻ.
3. Cần học những kiến thức gì để làm Business Analyst?
Để trở thành một BA, theo anh Bùi Minh Quang, Scrum Master tại VNG, có rất nhiều con đường để trở thành một Business Analyst chuyên nghiệp. ” Tại Việt Nam, về con đường học hành chính quy, có một ngành học liên quan trực tiếp đến nghề BA đó là “Hệ thống thông tin quản lý”, có rất nhiều kiến thức các bạn có thể ứng dụng trong công việc này. Dành cho những ai chưa đi làm và mong muốn trở thành một BA thì học online tại FUNiX cũng có thể là một lựa chọn.” – anh cho biết
Scrum Master tại VNG chia sẻ thêm ngoài đi học, việc tự học thông qua đọc sách, đọc tài liệu cũng có thể mang đến kiến thức về nghề. Những bạn muốn làm nghề ngay, các bạn có thể tìm đến các công ty tuyển BA Fresher để được đào tạo thêm. Hoặc các bạn có thể làm việc ở một vị trí khác, sau đó dành thời gian tìm hiểu về vị trí BA của công ty và chuyển ngành khi có cơ hội thích hợp.
>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:
- Tất cả những điều bạn cần biết về khóa học lập trình tại FUNiX FPT
- 5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX
- Từ A-Z chương trình học FUNiX – Mô hình đào tạo lập trình trực tuyến số 1 Việt Nam
- Lý do phổ biến khiến học viên nước ngoài chọn FUNiX
- Lưu ý để học blockchain trực tuyến hiệu quả cao tại FUNiX
- Lý do nữ giới nên chọn FUNiX để học chuyển nghề IT
- FUNiX trở thành đối tác của Liên minh Blockchain Việt Nam
- 3 lý do bạn trẻ nên học blockchain trực tuyến ở FUNiX
Minh Tiến
Bình luận (0
)