Sinh viên công nghệ thông tin có nên đi làm sớm?
Một Senior Developer cho rằng, sinh viên IT có thể đi làm sớm từ năm thứ hai hoặc năm thứ ba đạihọc, sau khi đã thành thạo được một ngôn ngữ lập trình, có kiến thức nhất định về thuật toán, Databasa và một số kinh nghiệm làm dự án của riêng mình. s
- Sinh viên năm cuối ngành IT nên làm gì khi thấy mình còn nhiều thiếu sót?
- 4 lợi ích khi đi làm sớm, sinh viên CNTT càng nên tìm hiểu
- Con đường tìm việc IT sớm cho sinh viên công nghệ thông tin
- Các bước giúp sinh viên CNTT chọn hướng đi nghề nghiệp sớm
- 3 điều cần làm để sinh viên CNTT tự tin tốt nghiệp
Table of Contents
Rất nhiều bạn sinh viên công nghệ thông tin có mong muốn đi làm sớm, nhưng lại tự hỏi: Có nên đi làm sớm hay không? Có nhiều luồng ý kiến trái chiều xoay quanh việc sinh viên công nghệ thông tin có nên đi làm sớm, mới bạn theo dõi bài viết sau đây để đưa ra lựa chọn của riêng mình nhé!
1. Những sinh viên đi làm sớm
Mới học năm thứ Nhất đại học, nhưng An (Tp.HCM), sinh viên công nghệ thông tin đã xin vào làm ở một công ty outsource. Bằng vốn kiến thức ít ỏi về công nghệ, cộng với việc tự học qua mạng, An dần làm quen với cộng việc của một lập trình viên web.
“Công việc bận rộn, nhưng giúp mình học thêm được nhiều điều. Ngoài kiến thức, kĩ năng làm việc, mình cũng có thêm thu nhập để dùng cho chi tiêu ở thành phố đắt đỏ” – An nói.
Còn bạn Khôi, một bạn sinh viên CNTT của ĐH Bách Khoa Tp.HCM thì sớm dấn thân vào làm việc sớm, hiện đã trở thành ông chủ của hai shop phụ kiện máy tính, đồ chơi công nghệ. Qua công việc, Khôi bắt đầu bị thu hút bởi lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo nên đã tự đăng ký một khóa học trực tuyến về Machine Learning, mục tiêu là chuyển hướng ngành hẹp sang lĩnh vực này.
“Đi làm sớm thì có tiền, có kiến thức, nhưng cũng cực kỳ tốn thời gian. Mình đã phải chấp nhận bảo lưu một năm đại học vì không đủ thời gian cho việc học. Tuy nhiên mình không quá tiếc nuối chuyện ra trường muộn hơn bạn bè, vì đã có hướng đi riêng” – Khôi cho biết.
Có nhiều bạn trẻ như An và Khôi, đã sớm hình thành kế hoạch nghề nghiệp cho mình nhờ việc đi làm sớm. Và do đó, những ảnh hưởng như chậm trễ việc học, hay thậm chí chuyển ngã rẽ sự nghiệp là điều mà họ sẵn sàng đánh đổi. Tuy nhiên cũng có những bạn vì mải mê đi làm mà ảnh hưởng kết quả học tập.
Huỳnh – sinh viên CNTT ở Hà Nội cho biết, do áp lực kinh tế bạn đã lựa chọn đi làm sớm từ năm thứ hai. Tuy nhiên thời điểm này kiến thức chưa nhiều, công việc làm thêm không nặng về chuyên môn mà chủ yếu là các thao tác lặp đi lặp lại khiến bạn không phát triển được bản thân. Công việc bận rộn, khiến cho Huỳnh xao lãng chuyện học, phải thi lại nhiều môn suốt một học kỳ. Sau khi nhận thấy mình có nguy cơ phải nghỉ học, Huỳnh quyết định bỏ việc tập trung hoàn toàn vào việc học.
“Cũng may là mình sớm nhận thức được khả năng của bản thân, nghỉ làm sớm nếu không có thể ảnh hưởng lớn đến tiến độ học. Mình nhận thấy bản thân phải học hỏi thêm nhiều, ưu tiên việc học hơn là làm việc không thực sự phù hợp, không có giá trị lâu dài” – Huỳnh chia sẻ.
2. Lợi và hại của việc đi làm sớm và quyết định của chính bạn
Từ câu chuyện của các bạn sinh viên CNTT có thể thấy, đi làm sớm hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Với người này, đi làm sớm có thể mang lại nhiều lợi ích hơn, nhưng với người kia thì thiệt lại nhiều hơn. Do vậy, mỗi bạn sinh viên IT khi cân nhắc có nên đi làm sớm phải tự tính toán để đưa ra quyết định của mình.
Một Senior Developer cho rằng, sinh viên IT có thể đi làm sớm từ năm thứ hai hoặc năm thứ ba đạihọc, sau khi đã thành thạo được một ngôn ngữ lập trình, có kiến thức nhất định về thuật toán, Databasa và một số kinh nghiệm làm dự án của riêng mình. Việc đi làm ở thời điểm này có thể là bước đệm hợp lý cho các bạn khi đi thực tập, hay thậm chí đi làm sau khi tốt nghiệp.
Trong khi đó, nhiều bạn sinh viên CNTT lựa chọn kiên trì bồi đắp kiến thức để có thể vững vàng khi tìm kiếm cơ hội việc làm trước khi tốt nghiệp, thay vì chật vật với cơm áo, gạo tiền từ sớm mà ảnh hưởng đến việc học tập.
>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:
- Tất cả những điều bạn cần biết về khóa học lập trình tại FUNiX FPT
- 5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX
- Từ A-Z chương trình học FUNiX – Mô hình đào tạo lập trình trực tuyến số 1 Việt Nam
- Lý do phổ biến khiến học viên nước ngoài chọn FUNiX
- Lưu ý để học blockchain trực tuyến hiệu quả cao tại FUNiX
- Lý do nữ giới nên chọn FUNiX để học chuyển nghề IT
- FUNiX trở thành đối tác của Liên minh Blockchain Việt Nam
- 3 lý do bạn trẻ nên học blockchain trực tuyến ở FUNiX
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)