Lộ trình hoàn thiện của lập trình viên Front-End

Lộ trình hoàn thiện của lập trình viên Front-End

Hỏi đáp CNTT 24/02/2022

Nếu bạn muốn trở thành một lập trình viên frontend nhưng không biết cách bắt đầu cuộc hành trình của mình và học như thế nào? FUNiX sẽ giúp bạn biết cách trở thành lập trình viên Front-end.

1. Lập trình viên Front-End làm gì?

Lập trình viên front-end là người xây dựng giao diện người dùng của các website và ứng dụng của web. Họ chịu trách nhiệm cung cấp trải nghiệm người dùng tốt nhất cho khách hàng hoặc người dùng bằng cách phát triển, đáp ứng, tối ưu hóa và có thể mở rộng bằng cách sử dụng các ngôn ngữ khác nhau như HTML, CSS và JavaScript.

nhà phát triển frontend

Ngày nay, phát triển Front-end không chỉ giới hạn ở HTML, CSS và JavaScript. Bạn nên học hỏi thêm nhiều công nghệ và frameworks để trở thành một nhà phát triển front-end giỏi, phù hợp với các kỹ năng theo tiêu chuẩn thị trường hiện tại và trở thành một tài sản có giá trị.

2. Text Editors / IDE (Môi trường phát triển tích hợp)

Việc chọn một trình soạn thảo văn bản (text editor) thân thiện với người dùng sẽ cải thiện năng suất làm việc của bạn một cách rõ rệt. Trình soạn thảo văn bản là nơi mà bạn viết code cho chương trình của mình.

3. Web Nguyên Tắc Cơ Bản

Trước khi học bất kỳ công nghệ nào, bạn cần phải hiểu những nguyên tắc cơ bản của web như:

  1. Một trang web là gì và hoạt động như thế nào?
  2. Tìm hiểu về HTTP và HTTPS
  3. Một trình duyệt website là gì và nó hoạt động như thế nào?

4. Tìm hiểu về HTML

HTML là tên viết tắt của Hyper Text Markup Language. Đây là khối xây dựng cơ bản của một trang web và học dễ dàng.

5. Tìm hiểu về CSS, SCSS, Sass, Less

CSS là tên viết tắt của Cascading Style Sheets. Về cơ bản, CSS được sử dụng để tạo kiểu cho các trang web dựa trên HTML, cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn cho khách hàng.

SCSS là tên viết tắt của Sassy Cascading Style Sheets chứa tất cả các tính năng của CSS với tính năng tiên tiến hơn. Nó cung cấp các biến giúp các nhà phát triển Web rút ngắn mã của họ.

Sass (Syntactically Awesome Stylesheet) và Less (Leaner Style Sheets) là những bộ tiền xử lý của CSS. Sass sử dụng Ruby trong khi Less lại sử dụng ngôn ngữ JavaScript.

6. CSS Frameworks

CSS frameworks là một thư viện hoặc bộ sưu tập các chương trình lập trình được viết sẵn cho phép thiết kế web dễ dàng hơn, tuân thủ tiêu chuẩn bằng ngôn ngữ CSS. Dưới đây là một vài framework CSS phổ biến nhất:

  1. Bootstrap – Giúp xây dựng các trang web nhanh chóng và đáp ứng đúng nhu cầu người dùng.
  2. Tailwind CSS – Một khung CSS đầu tiên tiện ích để xây dựng giao diện người dùng.

Foundation, Bulma, Skeleton, Semantic UI là một vài CSS frameworks phổ biến hơn nhất.

7. Tìm hiểu về JavaScript hoặc TypeScript

JavaScript là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới. Cho phép bạn làm cho các trang web của mình trở nên sống động hơn. Tìm hiểu gần hết các chủ đề hấp dẫn của JavaScript như hoisting, closures, callbacks, promises, async-await, v.v.

TypeScript là một trong những ngôn ngữ lập trình được xây dựng dựa trên JavaScript, được thiết kế để phát triển ứng dụng lớn và các biên dịch sang JavaScript.

8. JavaScript Frameworks/Libraries

JavaScript Frameworks

Sau khi học những kiến thức cơ bản về JavaScript, bạn có thể chọn bất kỳ frameworks JavaScript nào mà bạn yêu thích. Bạn nên học React.js vì nó hoàn toàn dựa trên các khái niệm của JavaScript, rất dễ học và có rất nhiều cơ hội việc làm trên thị trường.

Dưới đây là 3 thư viện hoặc JavaScript frameworks nổi tiếng nhất:

  1. React.js
  2. Angular (TypeScript is needed)
  3. Vue.js

9. Package managers

Trình package manager được sử dụng để tự động hóa quá trình cài đặt, nâng cấp, cấu hình và gỡ bỏ các chương trình lập trình. npm và yarn là những ví dụ điển hình nhất về trình quản lý đối tượng, nên học 1 trong số những ngôn ngữ lập trình trên

10. JavaScript Testing frameworks

Cùng với sự phát triển của thị trường, người ta cũng nên biết về các frameworks thử nghiệm giúp kiểm tra các chức năng, khả năng sử dụng và GUI của một ứng dụng website.

Dưới đây là các frameworks thử nghiệm front-end nổi tiếng nhất hiện nay:

  1. Jest
  2. Mocha
  3. Jasmine
  4. Karma

11. Hệ thống kiểm soát các phiên bản

Đây là một công cụ phát triển phần mềm giúp các nhà phát triển quản lý theo thời gian các thay đổi được thực hiện trong mã nguồn của các ứng dụng website. Nó làm tăng năng suất, cộng tác nhóm và khôi phục code khi có bất kỳ lỗi code nào.

Một số hệ thống kiểm soát phiên bản tốt nhất hiện nay là:

  1. GitHub
  2. GitLab
  3. Bitbucket

12. Triển khai Website

Ngoài việc phát triển và tải lên dự án trên GitHub dưới dạng kho lưu trữ, thật tốt khi hiển thị website của bạn cho toàn thế giới bằng cách triển khai trên internet. Có rất nhiều công cụ lưu trữ miễn phí, nơi người ta có thể xây dựng ứng dụng website của họ và lưu trữ trên đó.

Các trang GitHub, Firebase, Heroku hoặc Netlify là những công cụ phổ biến nhất được sử dụng để lưu trữ trang web của bạn miễn phí hoàn toàn.

Kết luận

Qua chia sẻ của FUNiX, hi vọng bạn đã sẵn sàng để tham gia vào thế giới phát triển Front-end. Công nghệ sẽ tiếp tục thay đổi liên tục và tiến bộ. Vì vậy, điều cần thiết nhất là luôn cập nhật các xu hướng công nghệ mới nhất và không ngừng học hỏi.

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm bài viết:

Đại học trực tuyến? Tại sao nên chọn học đại học trực tuyến thay vì đại học offline?

5 điều có thể bạn chưa biết về học lập trình trực tuyến FUNiX

Review khóa học trực tuyến FUNiX FPT đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn

FUNiX đào tạo lập trình trực tuyến cung cấp nhân sự tập đoàn FPT

5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX

 

Lương Thuận – dịch tư Vitto

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại