Từng bước phát triển nghề nghiệp của lập trình viên bạn cần nắm rõ

Từng bước phát triển nghề nghiệp của lập trình viên bạn cần nắm rõ

Hỏi đáp CNTT 12/12/2021

Nghề lập trình viên với hầu hết các bạn trẻ là một nghề khá xa lạ. Thật khó hình dung nổi lập trình viên làm được những công việc gì, họ làm với công cụ gì, làm sao để thấy được sản phẩm.

Bạn nên “Hiểu rõ con đường nghề nghiệp của ngành Công nghệ thông tin, sẽ giúp bạn dễ định hình để phát triển tương lai của bản thân, cũng như dồn sức vào con đường mình đã chọn”. Do chưa có kinh nghiệm, nên đối với sinh viên mới ra trường thì công ty không đòi hỏi quá cao về công việc. Công việc của 1 junior thường là tìm hiểu Dự án hiện tại, lập trình các chương trình nhỏ, đơn giản, tìm lỗi phát sinh của chương trình và sửa lỗi cần thiết, có thể có sự trợ giúp của senior.

Lời khuyên là Ở giai đoạn junior, hãy cố gắng tranh thủ học lập trình, học cách làm việc, học hỏi kinh nghiệm của các senior đi trước.

Sau khoảng thời gian làm việc và phát triển, người lập trình có thể chuyển sang làm việc tại các vị trí cao hơn là lập trình viên, hoặc cao hơn là Team Leader hoặc Senior. Mức lương của developer vào khoảng 700-900$.

Ở giai đoạn này, lập trình viên chịu trách nhiệm phát triển các chức năng phần mềm phức tạp hơn, tham gia các cuộc trao đổi chức năng, thảo luận với khách hàng v…v. Đây là giai đoạn để bạn phát triển thêm kiến thức, kinh nghiệm, gây dựng danh tiếng để nâng cao trình độ nghề nghiệp.

Nghề lập trình viên không hoàn toàn khô khan như mọi người thường nghĩ mà ngược lại rất thú vị, mang lại những giá trị để thay đổi thế giới. Bạn cảm thấy tuyệt vời với chiếc điện thoại thông minh Iphone, SamSung với các app cực hay trên đó. Và những gì bạn có thể giao tiếp với máy tính, với internet đều được bắt nguồn từ những dòng mã lệnh Code, do các lập trình viên tạo ra.

Vị trí FRESHER/JUNIOR DEVELOPER

Thường các sinh viên mới ra trường, người mới vào nghề lập trình chưa có kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết sẽ được xếp vào làm việc tại vị trí Fresher/Junior Developer.

Khi lập trình bằng dòng mã lệnh code, dù là người lập trình ở trình độ cao thế nào đi nữa thì vẫn xuất hiện các lỗi lập trình. Cũng giống như những người viết văn cũng thường xuyên gặp các lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, dấu chấm phẩy. Các lỗi lập trình này thuật ngữ chuyên môn gọi Bug. Và các Fresher/Junior Developer cùng nhau tham gia để xem lại các đoạn mã lập trình và chỉnh sửa các lỗi trong mã lập trình. Việc sửa lỗi lập trình này được gọi với thuật ngữ là Debug hoặc fix bug.

DEVELOPER

Đây là vị trí được gọi là lập trình viên chính thức. Lúc này bạn đã có khả năng lập trình mã lệnh tốt, có kinh nghiệm để nối các đoạn mã chức năng đơn giản để hoàn thành được các chức năng phức tạp hơn. Và sau đó tiếp tục nối các khối chức năng phức tạp để hoàn thiện một chức năng phần mềm. Và sẽ nối toàn bộ lại để hoàn thành một dự án phần mềm.
Trong quá trình làm việc, developer cần hiểu rõ các yêu cầu của dự án đề ra, biết phối hợp với các lập trình viên khác, có tầm hiểu biết về công nghệ để có thể thực hiện phù hợp. Công việc của lập trình viên liên quan mật thiết với toàn bộ khối mã lệnh của phần mềm.

DEVELOPER

Các vị trí công việc cấp cao đối với người theo nghề lập trình viên
Bạn đã từng thấy toàn bộ phần mềm được các lập trình viên xây dựng, vậy thì còn công việc gì nữa. Nhưng thực tế với các dự án phần mềm lớn mà các công ty đảm nhận, khối lượng công việc lớn tới mức phải huy động cả một đội ngũ nhân sự lập trình viên khá lớn. Điều này nảy sinh các vấn đề công việc mới liên quan đến việc sắp xếp lại quy trình làm việc, quy trình công nghệ, quản lý nhân sự.

Với các yêu cầu phần mềm, yêu cầu chức năng, yêu cầu thi công đều không đơn giản mà có được. Đây là những công việc liên quan đến khách hàng, liên quan đến giải pháp, kiến trúc hệ thống.

TEAM LEADER

Đóng vai trò là trưởng nhóm, chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ công việc của từng thành viên trong nhóm. Sau đó nhận lại các kết quả công việc từ các thành viên, sắp xếp và giao lại cho các bộ phận khác.

PROJECT MANAGER

Là vị trí quản lý thực hiện dự án. Ví trí này phân chia một dự án lớn thành các đơn vị công việc mà cần được hoàn thành bởi một nhóm lập trình viên, với thời gian tối thiểu yêu cầu phải hoàn thành.

TECHNICAL LEAD

Vị trí này có quyết định lớn về kết cấu chức năng của phần mềm, về kiến trúc chức năng mã lệnh, đưa ra các giải pháp và phương pháp giải quyết hợp lý

MANAGER/ DIRECTOR

Tham gia quản lý cao cấp trong tổ chức. Thường thì một công ty tại mỗi thời điểm không chỉ gia công một phần mềm, một dự án, mà họ thực hiện rất nhiều dự án khác nhau cùng lúc. Manager/Director đảm bảo hoạt động thông suốt ở mọi bộ phận.

SOFTWARE ARCHITECT

Vị trí này nắm được toàn bộ tổng quan về hệ thống phần mềm cần thi công. Đưa ra các thiết kế yêu cầu tổng quan về hệ thống. Software Architect quyết định đến khả năng phát triển, bảo dưỡng, mở rộng trong tương lai.

Trên đây là những chia sẻ của FUNiX về con đường sự nghiệp của 1 lập trình viên. Chúc các bạn thành công!

Lương Thuận

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại