Bí quyết duy trì động lực học thời 4.0 | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Bí quyết duy trì động lực học thời 4.0

Tin tức 28/12/2020

xTalk tối 26/12 với chủ đề “Duy trì động lực học thời 4.0” với các chuyên gia từ FUNiX đã mang đến nhiều lời khuyên quý giá để có thể học tập bền bỉ và hiệu quả, nhất là trong kỷ nguyên 4.0.

Học online: Các tình huống thường gặp và cách khắc phục 

Ở phần đầu của buổi talk, chị Đặng Nguyễn Hồng Phương – chuyên viên tư vấn tâm lý và công việc, Hannah FUNiX đã chia sẻ về những tình huống thường gặp, cách khắc phục và cảnh báo khi học online –  một phương thức học tập phổ biến nhất của kỷ nguyên 4.0.

Từ thực tế, chị Phương đưa ra các tình huống mà người học online hay gặp phải như: Cách học không giống như hình dung khi đăng ký; Tài liệu dẫn link sang trang khác nên người học gặp khó khi hệ thống hóa kiến thức… Bên cạnh đó là các yếu tố ngoại cảnh, công việc, áp lực kiếm tiền thách thức việc duy trì học tập đều đặn.

Cùng với những tình huống đưa ra, chị Hồng Phương gợi ý cách xử lý cụ thể, thêm vào đó là câu chuyện có thật của các xTer giúp người nghe dễ dàng lĩnh hội những tư vấn của chị.

Cách học không như hình dung lúc đăng ký

Nhiều sinh viên hình dung việc học tại FUNiX sẽ có thời khóa biểu để lên lớp online, có bài giảng trong giờ lên lớp, có sinh viên khác học cùng mình. Thực tế có thể khác xa.

Cách xử lý đúng đắn là: Đừng vội vàng lao vào học ngay. Thay vào đó, bạn nên tìm hiểu qua Hannah, chia sẻ những mong muốn của mình để lập một thời gian biểu học tập phù hợp.

Hãy đọc “Cách thức học tập online” để biết về cách học và sử dụng các bài giảng tại FUNiX và chủ động tham gia vào các nhóm học tập dành cho xTer, chào hỏi tìm hiểu và kết bạn cùng các xTer cùng học, tự tạo nhóm học tập tích cực.

Những cảnh báo về việc học online giúp người học lường trước các khó khăn sẽ gặp phải.

Khai thác tài liệu và hệ thống kiến thức

Có nhiều sinh viên chia sẻ nỗi thất vọng với tài liệu học tập, nhất là khi xem phần mục lục rất rõ ràng. Nhưng khi vào bài học thì tài liệu dẫn thẳng đến một trang MOOC khác, toàn bằng tiếng Anh. Mỗi môn lại dẫn đến một trang MOOC khác nhau như muốn “thách đố”  người học.

Một tình huống khác, sinh viên cài đặt phần mềm để học và làm bài mà mãi không cài được, việc ghi nhớ mật khẩu gặp khó, thậm chí rối tinh khiến những bước đầu tiên cho việc học đã rắc rối.

Lời khuyên là, bạn hãy chuẩn bị mỗi môn học một quyển vở, in mục lục môn đó và dán vào trang đầu tiên.

Tiếp đó, bạn quay ra phần Mục lục, vào phần “Chuẩn bị công cụ học tập”, cẩn thận làm theo hướng dẫn, ghi chép lại địa chỉ trang MOOC, tài khoản, mật khẩu đã đăng ký. 

Dựa vào mục lục, bạn nên tự vẽ sơ đồ cây các tiểu mục tương ứng với Bài giảng trên MOOC. Nhờ vậy, việc học online sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Vượt qua ngoại cảnh

Học online không thể tránh được những tình huống phổ biến như: Vừa đăng ký học xong thì công việc bỗng đổ dồn về; Lịch học luôn bị hấp dẫn “Tạm dừng” vì các buổi gặp gỡ bạn bè, cafe, ăn nhậu… Khác hơn, một số người mong học FUNiX để có cơ hội việc làm ngay trong thời gian ngắn, nhưng việc học lúc ban đầu khó, khiến bạn học chậm, lại gặp áp lực tiền bạc khiến bạn căng thẳng. Cá biệt, có trường hợp bạn bỗng dưng kiếm được nhiều tiền, cảm thấy… không cần học nữa!

Nếu quá chán nản, bận rộn, ham vui, hãy nhớ tới lúc đăng ký học các bạn hào hứng như thế nào, có mục tiêu ra sao. Hãy mở kế hoạch học tập đã làm cùng Hannah từ đầu để tiếp tục chiến đấu, bởi: “Khi ta muốn –  sẽ hành động, khi không muốn – ta sẽ có lý do.

Làm sao để vượt qua ngoại cảnh? Làm thế nào để duy trì việc học? 

Cần khẳng định ngay, tất cả những lý do này chỉ nên được đưa ra cân nhắc trước khi các bạn đóng tiền học phí. Khi đã đóng tiền rồi, bạn không nên để những lý do này chi phối nữa.

Nếu quá chán nản, bận rộn, ham vui, hãy nhớ tới lúc đăng ký học các bạn hào hứng như thế nào, có mục tiêu ra sao. Hãy mở kế hoạch học tập đã làm cùng Hannah từ đầu để tiếp tục chiến đấu, bởi: “Khi ta muốn –  sẽ hành động, khi không muốn – ta sẽ có lý do. 

Hannah Hồng Phương cũng cảnh báo những bạn có tâm lý trì hoãn, không bắt tay vào học ngay sau khi nhập học vì các lý do phổ biến là “bận quá”; “dễ lắm”; “học hết, làm hết bài rồi review một lần luôn”… Vì qua thực tế công việc, Hannah nhận thấy có đến 70% các bạn giữ tâm lý này khó “Về đích”.

Hóa giải những băn khoăn của người học

Sau những chia sẻ tâm huyết của Hannah Hồng Phương, các xTer tham gia thảo luận khá sôi nổi, chia sẻ những vấn đề học tập của chính mình.

xTer Trần Hoa chia sẻ, bạn cảm giác không theo được việc học nên động lực ngày càng giảm. Bạn là một kỹ sư điện sống xa gia đình, thường xuyên phải đi công tác, vừa đi làm vừa học nên thời gian khá hạn chế, hay bị stress, thể lực giảm sút…

Chị Nguyễn Thị Thu Hiền – Giám đốc Trung tâm xSeries – Hannah FUNiX đời đầu đưa ra lời khuyên: Bạn không cần sốt ruột về thời gian. Nếu cho Hannah thấy sự cố gắng của bạn – thể hiện qua tiến độ học, dù không quá nhiều, bạn cũng sẽ được tạo điều kiện để gia hạn hoàn thành môn.

“Bạn nên xác định đây có phải việc mình muốn hoàn thành hay không, tại sao mình cần trả giá và giành tâm huyết, thời gian cho nó. Nếu cảm thấy thiếu nền tảng, bạn có thể đăng ký với Hannah dành từ 1 – 2 tháng để củng cố nền tảng, coaching với mentor, nhờ mentor hỗ trợ tìm ra chỗ yếu, chỗ thiếu để có hướng học tập tập phù hợp.

Chị Hiền cũng gợi ý cho sinh viên cách ghi chép hợp lý: Không nên copy-paste mà nên ghi lại theo ý hiểu của mình, hiểu về bản chất, biến thành kiến thức của mình. Ghi chép kiểu Cornell – ghi chép viết tay dạng sơ đồ sẽ giúp bạn ghi nhớ lâu hơn. 

Không nên copy-paste mà nên ghi lại theo ý hiểu của mình, hiểu về bản chất, biến thành kiến thức của mình. Ghi chép kiểu Cornell – ghi chép viết tay dạng sơ đồ sẽ giúp bạn ghi nhớ lâu hơn. 

xTer Dung Nguyễn băn khoăn, nếu nền tảng tiếng Anh không tốt thì làm thế nào để cân bằng việc học lập trình và tiếng Anh của mình? Nên học toàn bộ về tiếng Anh hay chỉ tập trung vào từ chuyên ngành để phục vụ cho việc học? 

Theo anh Hoàng Việt Thắng – Giám đốc phụ trách đầu ra tuyển dụng, Chuyên gia tư vấn học tập suốt đời thì “Quan trọng nhất là kỹ năng đọc hiểu”.

Bạn có thể không hiểu hết, nhưng cần hình dung tổng quát, sau đó dùng các phần mềm dịch thuật có sẵn để hiểu kỹ hơn. Bạn đọc đi đọc lại kiến thức nhiều lần – dù bằng tiếng Anh, cũng sẽ thấy dễ hiểu hơn vì ngôn ngữ thực tế không quá phức tạp.

Về yêu cầu tiếng Anh, các công ty thường chỉ yêu cầu khả năng giao tiếp cơ bản chứ không đòi hỏi điểm TOEIC, IELTS quá phức tạp, các bạn có thể giảm đi những áp lực về ngoại ngữ cho mình.

Cũng theo anh Thắng, hiện nay nhu cầu tuyển dụng ngành IT rất cao, mức lương dao động từ 5- 9 triệu đồng/ tháng cho các bạn mới ra trường; từ 10-12 triệu đồng/ tháng cho người có từ 1-1,5 năm kinh nghiệm và cao hơn nữa cho các vị trí giàu kinh nghiệm hoặc teamlead.

Ngoài chuyên môn, các doanh nghiệp rất coi trọng thái độ, tinh thần, tiềm năng, khả năng học tốt của ứng viên.  “Kiến thức IT thay đổi liên tục, quan trọng là bạn có khả năng tự học, để khi có dự án mới, liên quan đến công nghệ mới thì bạn có thể học hỏi thật nhanh. Cách học của FUNiX khá phù hợp với yêu cầu của thị trường” – anh Thắng khẳng định.

Để tự tin cạnh tranh trên thị trường tuyển dụng, các chuyên gia của FUNiX khuyên sinh viên nên tận dụng tốt các dự án ở FUNiX, những bài tập, project bạn làm cũng được coi là kinh nghiệm thực tế. Ngoài ra, đội ngũ mentor, cơ hội được “coach” với các chuyên gia về nghề nghiệp ngành IT sẽ mang đến lợi thế của bạn khi ghi điểm với các nhà tuyển dụng.

Quỳnh Anh – Vân Nguyễn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!