Hội IT Việt Nam tại Melbourne và cơ hội cho mentor FUNiX
Tháng 6/2020, hơn mạng lưới hơn 3.000 mentor FUNiX chính thức trở thành thành viên của ITPA (IT Professionals in Australia) – Hội IT Việt Nam tại Melbourne. Cùng với đó là việc thành lập chi nhánh ITPA tại Tp.Hồ Chí Minh với nhiều sự kiện online, offline hấp dẫn dành cho các chuyên gia công nghệ.
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Review tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX năm 2024 cho các bạn chưa biết
- Review cách học của công ty cổ phần đào tạo trực tuyến unica
Nhân sự kiện này, FUNiX đã có cuộc trò chuyện với anh Khang Võ – một mentor FUNiX tại Australia đã tiên phong lập kế hoạch và thành công khi gây dựng cộng đồng Hội IT Việt Nam tại Melbourne với khoảng 1000 thành viên chỉ sau hai năm.
Xin anh giới thiệu một chút về ITPA, mục đích hoạt động của Hội IT Việt Nam tại Melbourne và lý do đưa anh đến với việc tham gia sáng lập cộng đồng?
Anh Khang Võ: ITPA là viết tắt của IT Professionals in Australia. Hiện tại tụi mình có khoảng 1,000 hội viên (thời điểm tháng 6/2020), 04 thành viên trong hội đồng quản trị và 01 CEO lo vận hành.
Mục tiêu của tụi mình là Nâng cao tầm cỡ và thương hiệu của người Việt trong ngành IT Úc và toàn cầu. Trong 10-15 năm, Hội muốn người Việt sánh ngang với người Ấn Độ trong vai trò dẫn dắt công nghệ, kinh doanh và quản trị của các công ty công nghệ hàng đầu thế giới.
Cơ cấu thì Hội IT Việt Nam tại Melbourne có 2 nhánh: Hội Đồng Quản Trị và Executive. Hội đồng quản trị do hội viên bầu lên để đại diện cho tiếng nói và nỗi đau của hội viên. CEO chuyên nghiệp do Hội Đồng Quản trị tuyển về để tổ chức và xây dựng giá trị cho thành viên.
Lý do lớn nhất dẫn tới việc thành lập là nhờ anh Nguyễn Thành Nam (Founder FUNiX). Kinh nghiệm tổ chức và vận hành các tổ chức Hội Nhóm ở quy mô lớn là mình đã có và sau 2 buổi gặp anh Nam đưa cho mình market insights.
Background của mình là IT Management nhưng trong thời gian học cao học thì trường Carnegie Mellon của mình chỉ có 2 khoa: IT Management và Public Policy. Khoa Public Policy thì rất nhiều bạn với 10-20 năm kinh nghiệm làm trong khối chính phủ, not-for-profit, association. Mình cũng học và có quan hệ rất tốt để hiểu cách thức tổ chức và vận hành. Mình cũng từng tham gia vận hành nhiều câu lạc bộ, meetup và association.
Khi anh Nam kêu gọi các anh em IT ở Melbourne ra thì chỉ kêu gọi trên Facebook mà đã hơn 25 người ra ngồi nói chuyện với nhau ngoài bờ sông. Khi anh em ngồi nói chuyện thì mình nghe được rất cụ thể câu chuyện, nỗi đau của từng người. Đó chính là những market insights vô cùng đáng quý để mình có thể bắt đầu, cộng hưởng với kinh nghiệm của mình thì mình thấy rằng việc tổ chức là quá dễ.
Mình dành ra 6 tháng tiếp theo để làm market research, và bắt đầu xây dựng những tương tác giữa các Hội Viên ở Melbourne. Mình nhận thấy là nhu cầu vô cùng lớn của anh chị em người IT người Việt ở Úc. Quan trọng bây giờ là mình xây dựng một mô hình và tổ chức có thể trường tồn được. Mình cũng tham khảo các cách thức hoạt động của ACS (hiệp hội máy tính Úc), CPA Australia (Hiệp hội kế toán Úc), và EduGrowth (hiệp hội phát triển giáo dục Úc).
Hiện Hội IT Việt Nam tại Melbourne có những chi nhánh tại đâu? Việc kết nối cộng đồng mentor FUNiX và ITPA mang lại những giá trị gì, theo anh?
Anh Khang Võ: Hiện Hội IT Việt Nam tại Melbourne ITPA có chi nhánh lớn ở Tp.HCM, Melbourne và chi nhánh nhỏ hơn tại Sydney, Brisbane. Giá trị mà hội mang lại nằm trong: Networking; Industry Insights; Market Insights; Career Support và Career Mentoring
Anh nhận xét như thế nào về sự hưởng ứng của mentor FUNiX khi tham gia Hội? Kết quả về event đầu tiên diễn ra online gần đây cho thấy điều gì ạ?
Anh Khang Võ: Kinh nghiệm hoạt động và tổ chức các Hội Chuyên Nghiệp (professionals association) thì Hội Viên là khách hàng quyết định. Trách nhiệm của Hội Đồng Quản Trị và CEO là phải luôn hiểu và nắm bắt nhu cầu và nỗi đau của Hội viên, để có thể tiến tới giải quyết nỗi đau đó.
Và nỗi đau của người làm IT ở Úc và Việt Nam là khác nhau.
Bên ITPA cũng mới bắt đầu làm việc với FUNiX mentors trong khoảng 2 tuần hơn thì ITPA cũng đánh giá là nhu cầu là rất lớn nhưng mà cụ thể thì mình phải tiếp tục trao đổi và gặp gỡ với các mentors.
Khó khăn và thuận lợi của anh khi thành lập Hội IT Việt Nam tại Melbourne là gì và anh đã vượt qua những khó khăn ra sao?
Anh Khang Võ: Tư duy là yếu tố quan trọng nhất và khó khăn để thay đổi. Vì nhiều lý do mà các tổ chức Hội ở Việt Nam đều mang yếu tố nhà nước. Do đó kinh nghiệm và tư duy vận hành Hội Chuyên Nghiệp của các bạn bị thiếu.
Tư duy của các bạn bè mà mình gặp gỡ nói chuyện đều coi chuyện cộng đồng là mang lại giá trị xã hội. Và các bạn luôn rất nhiệt tình và lăn xả để mang lại giá trị cho cộng đồng với giá cả thấp, hoặc thậm chí miễn phí. Các bạn làm vì tình yêu và vì trái tim của các bạn. Điều này tốt cho xã hội nhưng không bao giờ bền vững. Khi mà bạn founder hoặc ban điều hành thời kỳ đầu nghỉ thì ngay lập tức là xáo trộn. Và vì làm cho cộng đồng nên các bạn không hề có mô hình kinh doanh & tổ chức hay thậm chí không muốn nghĩ đến điều đó.
Các tổ chức Hội IT Việt Nam tại Melbourne lớn ở Úc đều tồn tại từ 60 đến 130 năm. Họ tính phí không rẻ nhưng luôn mang lại giá trị lớn cho ngành và các professionals trong ngành. Ví dụ: CPA Australia doanh thu là 170 triệu đô Úc với 165,000 members, tồn tại từ 1886.
Để tổ chức Hội IT Việt Nam tại Melbourne bền vững thì các bạn cần tư duy ở cả 2 mảng: hội viên là khách hàng và hội viên là nhân sự.
Coi hội viên như khách hàng: Hội IT Việt Nam tại Melbourne cần giải quyết nỗi đau của hội viên và mang lại giá trị thiết thực, đo đạc được. Hội IT Việt Nam tại Melbourne cần xây dựng được uy tín và quy trình để luôn có thể nắm bắt nhu cầu và nỗi đau này, và có khả năng để giải quyết nó. Đó là lý do mà Hội phải thuê quản lý chuyên nghiệp (CEO). Vì chỉ có quản lý chuyên nghiệp thì mới giải quyết được nỗi đau 1 cách triệt để và mang lại giá trị liên tục và đều đặn. Nếu Hội không giải quyết nỗi đau và mang đến giá trị cho Hội Viên thì dù cộng đồng có yêu quý đến thế nào thì nó cũng nên tan rã.
Coi hội viên như cổ đông: thế mạnh lớn nhất của các Hội là khách hàng cũng chính là cổ đông. Chính hội viên sẽ nói lên nhu cầu của họ, và cùng ra quyết định đối với những giải pháp và những chính sách của Hội. Điều này cũng giống như là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đó là lý do mà Hội Đồng Quản trị phải được bầu ra từ Hội Viên. Hội Đồng Quản trị, giống như trong các công ty (Public, trên sàn chứng khoán), không phải là nơi để điều hành và thực thi, cũng không phải là để lãnh đạo cổ đông. Hội Đồng quản trị là nơi để đại diện cho tiếng nói của cổ đông, quản lý CEO và đội ngũ vận hành.
Thuận lợi của mình là vì không có hội nhóm của người Việt nào có tư duy như vậy nên khi mình tư duy đúng thì Hội mình sẽ rất thành công, phát triển rất nhanh và không có cạnh tranh. Mô hình này đã được chứng thực qua hàng ngàn hội lớn nhỏ trên toàn cầu với doanh thu từ nhỏ đến rất to, nên gần như mình không phải xây dựng lại mô hình.
Khó khăn về thị trường thì như mình đã nói, rất may mắn là anh Nam đã đưa cho mình.
Xin anh giới thiệu một chút về bản thân mình? Điều gì đã đưa anh trở thành mentor FUNiX?
Anh Khang Võ: Hiện tại mình đang ở Melbourne, và mình cũng đang xây dựng một startup là ClassCom để hỗ trợ cho việc giảng dạy online được hiệu quả hơn rất nhiều lần và giúp học viên cảm giác gắn bó với trường học và môn học. Triết lý và bài toán của mình rất giống FUNiX nhưng cách tiếp cận là khác nhau. FUNiX mở một trường học online để mang lại cảm giác học online tốt nhất cho học viên thông qua những tương tác và hỗ trợ từ nhà trường và mentor.
Mình muốn mang trải nghiệm đó đến cho tất cả các trường ở Úc và Việt Nam, thông qua đội ngũ nhân sự riêng của từng trường.
Anh có trực tiếp tham gia mentoring hay không ạ? Anh đánh giá như thế nào về mô hình đào tạo online của FUNiX nói chung, về cộng đồng gần 4000 mentor của FUNiX nói riêng?
Anh Khang Võ: Mình ghiên cứu và làm trong mảng công nghệ giáo dục và trực tiếp làm giảng viên và trợ giảng tại các trường đại học lớn như RMIT và University of Melbourne. Trong suốt quãng thời gian làm thì anh cũng đã phỏng vấn khoảng 300 người xung quanh ngành giáo dục và làm rất nhiều research về giáo dục.
Cái định hướng và triết lý giáo dục của anh Nguyễn Thành Nam với anh là rất giống nhau. Mình tin rằng việc học phải thông qua những tương tác giữa người học và các yếu tố của nhà trường. Từ trước đến nay thì giáo viên đều phải đóng cả 3 vai trò: người truyền đạt kiến thức, người động viên và truyền lửa, người tư vấn và hỗ trợ các em. Khi mà chuyển dịch lên online learning thì vai trò truyền đạt kiến thức bị giảm dần và 2 vai trò kia tăng lên rất nhiều. Hệ thống các trường ở Úc và Mỹ cũng đang nhận ra điều này và cố gắng thay đổi về vai trò của giáo viên và giảng viên.
Cảm ơn anh và chúc anh cũng như các hoạt động của Hội IT Việt Nam tại Melbourne sẽ thành công rực rỡ!
Quỳnh Anh (thực hiện)
Cơ hội sự nghiệp cho mentor FUNiX cùng Hội IT Việt nam tại Melbourne
Bình luận (0
)