Các bước giúp sinh viên CNTT chọn hướng đi nghề nghiệp sớm
Không phải sinh viên CNTT nào cũng có thể sớm xác định được những hướng đi nghề nghiệp phù hợp và đúng thời điểm. Tham khảo các bước giúp sinh viên CNTT chọn được hướng đi nghề nghiệp sớm qua bài viết sau đây để có thể chuẩn bị tốt hơn cho tương lai của mình.
- Sinh viên năm cuối ngành IT nên làm gì khi thấy mình còn nhiều thiếu sót?
- 4 lợi ích khi đi làm sớm, sinh viên CNTT càng nên tìm hiểu
- Con đường tìm việc IT sớm cho sinh viên công nghệ thông tin
- 3 điều cần làm để sinh viên CNTT tự tin tốt nghiệp
- Lý do sinh viên CNTT thiếu tự tin trước khi ra trường?
Table of Contents
Một sinh viên CNTT chọn hướng đi nghề nghiệp sớm sẽ chuẩn bị tốt hơn, kĩ lưỡng hơn cho bản thân trước khi ra trường. Điều đó cũng đồng nghĩa họ có nhiều lựa chọn nghề nghiệp phù hợp và hấp dẫn hơn.
Không phải sinh viên CNTT nào cũng có thể sớm xác định được những hướng đi nghề nghiệp phù hợp và đúng thời điểm. Tham khảo các bước giúp sinh viên CNTT chọn hướng đi nghề nghiệp sớm qua bài viết sau đây để có thể chuẩn bị tốt hơn cho tương lai của mình.
Vì sao sinh viên CNTT nên chọn hướng đi nghề nghiệp sớm
Công nghệ thông tin là một ngành nghề khá rộng với nhiều chuyên ngành hẹp khác nhau. Khi học công nghệ thông tin, hầu hết các sinh viên đều sẽ trải qua một năm học đại cương, học các môn cơ sở và những năm còn lại học về chuyên môn. Tuy nhiên, kiến thức ở đại học không đi sâu vào một nhánh chuyên môn nhất định. Do đó, việc sinh viên chọn hướng đi nghề nghiệp sớm trong chính lĩnh vực của mình là điều cần thiết.
Các bạn sinh viên CNTT không nên đợi đến sát tốt nghiệp đại học, thậm chí là sau khi tốt nghiệp, bạn mới chọn cho mình một hướng đi. Vì lúc này bạn dường như bị động hơn trong sự nghiệp, đôi khi là phó thác cho những công việc đầu tiên sẽ “đưa đẩy” bạn đến với các định hướng khác nhau trong ngành. Điều này không giúp bạn tận dụng tối đa khả năng của bản thân, cũng như khó có thể lựa chọn được một lĩnh vực mà mình thực sự đam mê, yêu thích.
Chọn hướng đi nghề nghiệp sớm giúp các bạn trẻ có thể tập trung hơn vào mục tiêu nghề nghiệp. Chẳng hạn bạn muốn thành một lập trình viên, lập trình viên web hay lập trình viên mobile, xác định được càng sớm sẽ càng giúp bạn có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, bớt hoang mang về tương lai và chú tâm vào các môn học tối quan trọng. Ngoài ra, bạn cũng có thể học hỏi thêm các môn ngoài chương trình để chuẩn bị cho hướng đi nghề nghiệp.
Các bước giúp sinh viên CNTT chọn hướng đi nghề nghiệp sớm
Vậy các bước giúp sinh viên CNTT chọn hướng đi nghề nghiệp sớm là gì?
Tìm hiểu tổng quát về ngành và lựa chọn ra các kiến thức mà bạn hứng thú
Như đã biết, CNTT bao gồm rất nhiều kiến thức khác nhau, vì thế, ngay khi còn đang học, bạn hãy tìm hiểu, trang bị kiến thức tổng quát về ngành và lần lượt tìm hiểu trong quá trình học tập để chọn ra các kiến thức mà bạn hướng thú nhất. Chẳng hạn bạn học kiến thức về phần mềm, IT, hệ thống mạng… thì điều gì thu hút bạn hơn? Một khi đã chọn được điều mình hứng thú, bạn đã khoanh vùng được hướng đi của mình cho tương lai.
Cố gắng tìm hiểu thêm về hướng chuyên môn nhất định
Sau khi chọn được các hướng chuyên môn mà bạn hứng thú, hãy tìm hiểu nó nhiều nhất có thể: Tìm thêm tài liệu để đọc, học sâu về các ngôn ngữ lập trình liên quan, các kĩ năng bổ trợ cần thiết… Ngoài giáo trình và các bài giảng trên giảng đường, bạn còn rất nhiều kênh để học hỏi như Youtube, các nền tảng học trực tuyến. Chịu khó đặt câu hỏi, tìm kiếm, tra cứu thông tin sẽ giúp bạn trang bị được hiểu biết không nhỏ về ngành cũng như về hướng chuyên môn bạn chọn.
Chủ động tìm các công việc liên quan càng sớm càng tốt
Thay vì làm các công việc làm thêm bình thường chỉ để lấy thu nhập, bạn hãy chủ động tìm các công việc liên quan hướng chuyên môn mình yêu thích, càng sớm càng tốt. Thành Nam – một lập trình viên tại Samsung cho biết, ngay từ khi đi học, anh đã xác định được mình hứng thú với mảng lập trình mobile và nỗ lực tìm hiểu thêm về hướng đi này. Sau đó, anh bỏ qua các việc làm thêm mà mình từng làm như gia sư để tìm các công việc có tính chuyên môn. Nhờ vậy, anh đã nhanh chóng tìm được vị trí thực tập phù hợp, rồi được tuyển vào làm lập trình viên mobile chính thức chỉ sau hai tháng. Chấp nhận vừa đi làm vừa đi học khi đang ở năm thứ tư đại học đã giúp Nam tiến bộ vượt bậc sau khi tốt nghiệp, nắm chắc cơ hội nghề nghiệp vững vàng.
Vân Anh
Tin liên quan:
- Cách sắp xếp thời gian học trực tuyến cho người đi làm chuyển nghề IT
- Nên học tiếng Anh trước hay học IT trước?
- FUNiX, Udemy hợp tác đào tạo nhân lực chuyển đổi số với Hội Tự động hóa Việt Nam
- Nam sinh lớp 10 trường Quốc tế tại Sài Gòn mê học lập trình trực tuyến
- Vì sao sinh viên CNN cần trang bị kỹ năng tìm việc IT
- Chuyển nghề lập trình viên ở tuổi 35
- Cậu bé 13 tuổi thiết kế trang web cho công ty của mẹ
- So sánh Công nghệ Flashblade với các giải pháp lưu trữ truyền thống
- Tận dụng Predictive Analytics (Phân tích Dự đoán) để cải thiện kết quả học tập
- Thực hư cơ hội lấy bằng đại học ở tuổi 20 nhờ học trực tuyến
Bình luận (0
)