Giải đáp cho bạn về câu hỏi học lập trình ra làm gì?
Khi tìm hiểu về bất kỳ một lĩnh vực nào thì hầu như chúng ta đều quan tâm đến cơ hội việc làm sau này. Đây cũng được coi là điều hiển nhiên dành cho các người mới nhập môn ngành lập trình. Vì khi tìm hiểu học lập trình ra làm gì bạn sẽ có định hướng rõ ràng hơn. Cùng FUNiX tìm hiểu qua bài viết này nhé!
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Review tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX năm 2024 cho các bạn chưa biết
- Review cách học của công ty cổ phần đào tạo trực tuyến unica
Table of Contents
Khi tìm hiểu về bất kỳ một lĩnh vực nào thì hầu như chúng ta đều quan tâm đến cơ hội việc làm sau này. Đây cũng được coi là điều hiển nhiên dành cho các người mới nhập môn ngành lập trình. Vì khi tìm hiểu học lập trình ra làm gì bạn sẽ có định hướng rõ ràng hơn. Cùng FUNiX tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Giải nghĩa việc học lập trình – Học lập trình ra làm gì?
Lập trình chính là việc sử dụng các ngôn ngữ lập trình để hướng dẫn và mô tả cho máy tính thực hiện các chương trình để đạt được một hoặc nhiều mục tiêu mà chúng ta đề ra. Những người làm về mảng lập trình sẽ được gọi là lập trình viên.
Khi học lập trình, không chỉ đơn giản là học loại ngôn ngữ lập trình mà bạn cần phải trau dồi thêm các kỹ năng lập trình khác. Bạn sẽ cần học các kiến thức về lập trình như cơ sở dữ liệu, framework, kỹ năng viết code và fix bug, tính bảo mật…để xây dựng hướng đi cho học lập trình ra làm gì.
>>> Xem thêm: Tất cả những gì bạn cần biết về công nghệ Blockchain
2. Học lập trình có thực sự khó?
Việc học lập trình có khó hay không sẽ tùy thuộc vào mỗi người. Với nhiều người sẽ thấy khó nhưng cũng có người lại thấy việc học này không có gì khó cả. Tại sao lại có hai luồng suy nghĩ như vậy?
2.1 Việc học lập trình nhàm chán và khó hiểu
Nếu ngay từ đầu khi tiếp cận với lập trình bạn nghĩ học ngành này sẽ khó thì tâm lý của bạn sẽ khiến bạn chán nản. Còn nếu bạn suy nghĩ theo chiều hướng tốt thì bạn sẽ có nhiều sự cố gắng hơn để học tập.
Chắc hẳn khi nghe đến lập trình nhiều người sẽ nghĩ đến những file code với hàng trăm dòng trở lên. Nhưng không, nếu bạn yêu thích chúng và nghiên cứu sâu hơn thì chắc chắn bạn sẽ thấy nó rất hấp dẫn để áp dụng vào công nghệ tiên tiến trong tương lai.
2.2 Khó xin việc làm khi theo học lập trình
Các phần mềm và ứng dụng hiện nay đều do những nhà lập trình viên sáng tạo. Vì thế nhu cầu tuyển dụng tại các công ty công nghệ tăng cao và không ngừng chiêu mộ nhân tài về làm việc. Nên bạn không cần lo lắng thất nghiệp khi theo học ngành này đâu nhé.
>>> Xem thêm: 5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX
3. Một số công việc liên quan đến ngành lập trình
Để giúp bạn định hình rõ ràng hơn về con đường nghề nghiệp tương lai của mình, FUNiX sẽ giới thiệu đến bạn 5 công việc bạn có thể đảm nhận sau khi học lập trình. Ở mỗi vị trí công việc sẽ có những yêu cầu về kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn riêng và cụ thể.
3.1 Full – Stack Developer: Trở thành một lập trình viên đa năng
Công việc Full – Stack Developer phát triển cùng với phong trào khởi nghiệp trên toàn cầu. Là một lập trình viên Full – Stack thì cần làm việc liên chức năng của cả Front – End và Back – End và xử lý các sự cố phát sinh. Nếu bạn là một người đa năng thì có thể lựa chọn công việc này.
3.2 Tester: Một chuyên gia kiểm nghiệm phần mềm
Là một công việc đòi hỏi phải có sự tỉ mỉ và tinh mắt, đôi khi cũng phải khó tính một chút. Sau khi các lập trình viên đã viết code thì nhiệm vụ của Tester sẽ chạy thử tìm ra lỗi khi vận hành. Bạn sẽ phải đặt mình vào vị trí của người dùng và tìm ra lỗi hoặc nhược điểm của sản phẩm làm ra.
>>> Xem thêm: Từ A-Z chương trình học FUNiX – Mô hình đào tạo lập trình trực tuyến số 1 Việt Nam
3.3 Web Developer: Giúp các trang web phát triển
Một nhà phát triển web phải đảm bảo về hình thức và chức năng của một trang web. Bạn cần thông thạo ngôn ngữ lập trình Java, JavaScript hoặc HTML5. Tất cả các nghề lập trình đều cần đến sự kiên nhẫn nhưng đối với nghề này cần đến sự hài lòng từ khách hàng.
Sau mỗi dự án bạn sẽ có một trang web hoạt động và truy cập được đó chính là sự thành công của bạn. Các nhà lập trình web làm tốt khi họ có thể hiển thị danh mục công việc và có hiểu biết thâm sâu về code.
3.4 Business Analyst: Lập trình viên phân tích quy trình nghiệp vụ
Nghề Business Analyst chính là cầu nối giữa khách hàng và các lập trình viên. Công việc này không chỉ giúp truyền đạt những thông tin mà còn có thể tư vấn đưa ra giải pháp khả thi. Đồng thời bạn sẽ mô hình hóa các tài liệu liên quan theo ngôn ngữ lập trình dễ hiểu nhất đến các đối tượng.
Để trở thành một Business Analyst chuyên nghiệp bạn cần có tư duy logic, suy luận các vấn đề và đưa ra giải pháp ổn thỏa nhất. Bên cạnh đó công việc này cũng yêu cầu kinh nghiệm ít nhất 2 năm trở lên. Học lập trình ra làm gì sẽ không còn khó khăn khi bạn đọc bài viết này.
3.5 Mobile Developer: Chuyên gia sáng tạo và phát triển ứng dụng điện thoại
Nếu bạn là một Coder yêu thích các ứng dụng trên di động thì đây là một công việc rất phù hợp. Với công việc này yêu cầu bạn thành thạo ngôn ngữ Swift để tạo ứng dụng cho hệ điều hành iOS. Còn với Android thì cần đến ngôn ngữ C/C++, Java hoặc C#.
>>> Xem thêm: Lý do phổ biến khiến học viên nước ngoài chọn FUNiX
Với nhu cầu sử dụng thiết bị di động hiện nay thì số lượng Mobile Developer đã tăng đáng kể trong thời gian vừa qua. Hứa hẹn sẽ có nhiều cơ hội dành cho bạn ở tương lai khi lựa chọn công việc này.
Kết luận
Các thông tin về việc học lập trình ra làm gì đã được gửi đến quý bạn đọc ở bài viết này. Cơ hội phát triển rất nhiều vì thế khi học lập trình xong bạn có thể làm nhiều thứ khác nhau. FUNiX hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích và lựa chọn một công việc thích hợp trong tương lai.
Kim Thảo
>>>> Xem thêm nhiều nội dung hơn tại đây:
- FUNiX trở thành đối tác của Liên minh Blockchain Việt Nam
- 3 lý do bạn trẻ nên học blockchain trực tuyến ở FUNiX
Bình luận (0
)