Kinh nghiệm cho người muốn chuyển ngành học và làm việc CNTT
Những ngày gần đây, trên nhiều trang diễn đàn mình hay gặp những câu hỏi từ nhiều bạn, nhiều anh chị và các bạn hỏi về vấn đề như là : “Mình đang làm ngành này ngành kia,… mình yêu thích CNTT, muốn chuyển ngành học và làm việc CNTT nhưng mình sợ không có bằng cấp sẽ không xin được việc”.
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Review tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX năm 2024 cho các bạn chưa biết
- Học thạc sĩ giáo dục online 2024 cần điều kiện gì?
Table of Contents
Để trả lời câu hỏi muốn chuyển ngành học và làm việc CNTT nên làm gì, mình xin chia sẻ một vài dòng và cũng là cảm nhận, cảm xúc và cái nhìn của bản thân khi tham gia vào ngành.
1. Muốn chuyển ngành học và làm việc CNTT: Có sở thích, có đam mê tại sao không theo đuổi?
Lý do bạn làm công việc hiện tại là gì? Phần lớn mọi người đều trả lời câu hỏi này như là “Làm vì cơm áo gạo tiền”, “làm vì lương cao”, “làm vì định hướng gia đình”…
Có bao giờ bạn tự hỏi bản thân các bạn có thích công việc hiện tại không, có cảm thấy vui vẻ khi làm công việc đó không? Với bản thân mình, mình nghĩ “công việc mà mình không thích làm sẽ rất nhanh chán và khó phát triển” và đó cũng là lý do mình chuyển qua học CNTT. Suy nghĩ lúc đó kiểu “đam mê nó là vậy, cứ cố gắng thôi, sau này có thất bại ít ra cũng không thấy hối tiếc”
2. Muốn chuyển ngành học và làm việc CNTT: Học ở đâu? Học như thế nào? Ai dạy? cần học những gì? Bắt đầu ở đâu và lộ trình thế nào đối với những “trang giấy trắng”?
Thật sự nghĩ là một chuyện nhưng thực hiện lại là chuyện hoàn toàn khác. Lúc đó mình bắt đầu đi tìm kiếm câu trả lời trên và mình nhận thấy có một số vấn đề đáng quan tâm:
– Học gì đầu tiên và sau đó học gì, cần học những gì để có thể đi làm?
– Hình thức học? Nếu chọn học trực tiếp các trung tâm bạn phải đối diện với tiền ăn, tiền trọ, tiền sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày, thời gian không chủ động,… Điều này là rất không hợp lý đối với những người trung tuổi, đã có gia đình hoặc đang làm ngành khác, nó chỉ phù hợp với những bạn trẻ, kinh tế phụ thuộc….
– Học như thế nào? Khó khăn tìm ai? Ai nhắc nhở lúc “lười”?
Đang thang khắp nơi tìm câu trả lời thì bỗng nhiên “Bụt” hiện lên và bảo “Ê nhóc……., tìm tiếp đi!”. Chợt tỉnh giấc, tiếp tục tìm và “Đang lang thang trên trời, đạp mây xanh hôm nay xuống chơi” thì tình cờ gặp ngay khóa lập trình Doanh nghiệp CNTT tài trợ học phí của FUNiX. Sau khi tìm hiều thì thấy có đầy đủ các điều kiện nhắc tới ở trên mà lại miễn phí nữa, nên quyết định apply vào ngay!
3. Những dòng code đầu tiên
Bỏ qua các bước làm thủ tục nhập học. Mình chia sẻ những trải nghiệm đầu tiên.
-Bắt đầu học mình được chị dễ thương, nhiệt tình (Hannah) hướng dẫn cách học, tham gia vào cộng đồng, phổ biến các nội dung, quy định. Trong tài liệu hướng dẫn chi tiết phương pháp học, những thứ cần chuẩn bị, lộ trình học, hình thức kiểm tra đánh giá, tiêu chí qua môn… Vì thế nên khởi đầu khá suôn sẻ và dễ dàng, có các bài kiểm tra từ nhỏ đến lớn. Nó khá giống với cách học trên trường lớp (vì bản chất FUNiX giống như là một trường đại học). Học lí thuyết, làm bài tập (lab), kiểm tra mỗi bài (Quiz), kiểm tra mỗi phần (Assignment), kiểm tra bài tập cuối môn (review Lab), thi kết thúc môn (vấn đáp trực tiếp).
Vì thế các bạn không phải lo lắng bắt đầu có dễ không, có thích nghi được không, có phù hợp với mình không,…
FUNiX học theo kiểu “tắc ở đâu thông ở đó, thông đến khi hết tắc thì thôi”. Nghe có chút hài hước nhưng thật sự là đúng như vậy. Học trên lớp không hiểu bài đứng lên hỏi thấy giáo, nhưng đôi khi không dám hỏi vì sợ các bạn cười nhạo. Vào đây thì bạn yên tâm, những điều “thầm kín” chỉ có bạn biết, người bạn hỏi (mentor) biết và hệ thống biết, giải thích đến khi hết tthì thôi. Kiểm tra cũng vậy, chưa đủ kiến thức thì học lại, học đến khi đủ thì học tiếp. Tại vì bạn học để đi làm, chứ không phải để lấy bằng, vì thế nên phải nắm được kiến thức đã học.
Kiến thức trong khóa học thì cô đọng, dễ hiểu và tương đối sát với thực tế (các anh chị đi làm chia sẻ) tuy có hơi hơi “nặng” một chút xíu.
Thêm nữa là những bạn dốt Tiếng Anh (như mình) thì yên tâm nha, tài liệu và video đều được dịch và Việt Sub chuẩn hết, nên các bạn không phải lo lắng đọc tài liệu toàn Tiếng Anh.
Theo mình nghĩ thì hòa nhập, học tập không có gì khó khăn cả (đương nhiên là theo cái nhìn của mình). Hiện tại mình đang học đến môn thứ 5 của khóa học và đang chờ đợi hoàn thành khóa học để tìm được công việc mơ ước.
Mình hi vọng sau này có dịp chia sẻ thêm về các khóa học khác cùng các bạn! Cảm ơn các bạn đã đọc!
>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:
- Tất cả những điều bạn cần biết về khóa học lập trình tại FUNiX FPT
- 5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX
- Từ A-Z chương trình học FUNiX – Mô hình đào tạo lập trình trực tuyến số 1 Việt Nam
- Lý do phổ biến khiến học viên nước ngoài chọn FUNiX
- Lưu ý để học blockchain trực tuyến hiệu quả cao tại FUNiX
- Lý do nữ giới nên chọn FUNiX để học chuyển nghề IT
- FUNiX trở thành đối tác của Liên minh Blockchain Việt Nam
- 3 lý do bạn trẻ nên học blockchain trực tuyến ở FUNiX
- Review khóa học Lập trình viên cơ bản do doanh nghiệp tài trợ học phí
Hoàng Duy Duy
Bình luận (0
)