Lập trình firmware là gì? Cơ hội lập trình firmware năm 2023

Lập trình firmware là gì? Cơ hội lập trình firmware năm 2023

Chia sẻ kiến thức 01/08/2023

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và kết nối Internet đã mang tới cho con người những trải nghiệm và chất lượng cuộc sống tốt hơn. Firmware, Software, Hardware là những thuật ngữ công nghệ phổ biến, được nhiều người lựa chọn tìm hiểu và theo đuổi. Vậy lập trình firmware là gì? Cơ hội nào cho ngành lập trình firmware trong năm 2023? Cùng FUNiX tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Lập trình firmware
Lập trình firmware mang tới nhiều cơ hội mới cho các lập trình viên trẻ (Nguồn Ảnh: Internet)

1. Lập trình firmware là gì?

Lập trình firmware dùng để chỉ những chương trình máy tính cung cấp, kiểm soát điều khiển cấp thấp cho phần cứng của nhiều thiết bị điện tử khác nhau. Nói cách khác, firmware là một phần mềm giúp phần cứng hoạt động và thực hiện những mục đích của nhà sản xuất phần mềm đó. 

Firmware bao gồm các chương trình được viết bởi các software developer, sau đó bổ sung vào các thiết bị hardware. Các thiết bị điện tử sẽ không thể hoạt động neeys thiết firmware.

Các loại firmware thường gặp bao gồm:

  • Firmware trong bo mạch chủ máy tính (BIOS/UEFI)
  • Firmware trong ổ cứng, ổ đĩa: SSD, ổ CD/ DVD/ Blu-Ray
  • Firmware trong thẻ mạng, bộ định tuyến, điểm truy cập
  • Firmware trong chuột và bàn phím game,…

Bên cạnh đó, firmware còn tồn tại trong hầu hết các thiết bị cuộc sống như TV, máy giặt, máy ATM,ô tô…. 

>>> Xem thêm: Những lý do học sinh cũng có thể học software engineering

2. Sự khác nhau giữa lập trình firmware và software

Nhiều người vẫn có sự nhầm lẫn giữa lập trình firmware và lập trình software. Vậy điểm khác biệt giữa 2 lĩnh vực này là gì?

2.1 Chức năng

Lập trình firmware có khả năng kiểm soát các dữ liệu trên các thiết bị. Người sử dụng không thể chỉnh sửa trong Firmware mà chỉ những nhà phát triển mới có quyền chỉnh sửa. Phần mềm firmware nằm cố định và hoạt động bên trong các thiết bị. .

Lập trình Software là chỉ một phần mềm máy tính, các chương trình, các ứng dụng… được lập trình theo một ngôn ngữ mà máy tính hay các thiết bị có thể đọc được. Software được chia làm 2 phần là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Máy tính không thể hoạt động nếu không được lập trình software.

Điểm khác biệt rõ nhất giữa firmware và software là chức năng và vị trí tồn tại (Nguồn Ảnh: Internet)

2.2 Vị trí 

Lập trình Software bao gồm tất cả các chương trình chạy.trên phần cứng của thiết bị, có khả năng.kiểm soát chung cho phần cứng máy tính hay các chương trình. Software có thể ở trong bộ nhớ, lưu trên đĩa… 

Lập trình firmware được.đặt vĩnh viễn, cố định trong phần cứng. Chính vì vậy, firmware không thể bị mất đi khi tắt thiết bị như software.

2.3.Tính ổn định

Firmware được lưu trữ trong bộ.nhớ không ổn định như ROM, EPROM, hoặc bộ nhớ flash.

Software có thể làm việc từ bộ nhớ khả biến. Các ngôn ngữ lập trình sẽ được sử dụng để tạo ra các mã hóa, các khối lệnh và các tệp khả thi. Tất cả lập trình nên một phần mềm software hoàn chính

>>> Xem thêm: Lộ trình học software engineer – kỹ sư phần mềm tại FUNiX

2.4 Khả năng cập nhật

Lập trình firmware có tính cố định và không thể cập nhật nếu không có công cụ hỗ trợ..

Lập trình software có thể được cập nhật liên tục các phiên bản mới từ nhà cung cấp và người dùng., 

3. Cơ hội việc làm của lập trình viên firmware

Lập trình firmware ít được đề cập tới hơn so với lập trình software và hardware không có nghĩa đây là một ngành nghề ít tiềm năng. Sở dĩ chưa phổ biến nhiều như vậy vì firmware là bộ phận giao thoa giữa software và hardware nên các công ty công nghệ thường tích hợp tính năng firmware cho các lập trình viên phần mềm.

Firmware mang tới nhiều cơ hội việc làm rộng mở (Nguồn Ảnh: Internet)

Chính điều này mở ra nhiều cơ hội việc làm tiềm năng cho các lập trình viên. Bạn vừa có thể trang bị đầy đủ kiến thức của firmware và hoạt động như một lập trình viên software, hardware. Bên cạnh đó cũng có thể trở thành một lập trình  viên firmware chuyên nghiệp, thành thạo cả 2 mảng còn lại. Điều này sẽ được các doanh nghiệp đánh giá cao về năng lực trong quá trình phỏng vấn.

Các vị trí phổ biến hiện nay cho lập trình viên firmware bao gồm:

  • Mobile Developer
  • Embedded Developer
  • Software Engineer
  • Full-Stack Developer
  • Front-end Developer
  • Firmware Engineer

Theo thống kê của GlassDoor, mức thu nhập trung bình của lập trình viên firmware tại Mỹ vô cùng hấp dẫn lên tới $98.346/năm. Đây chính là cơ hội to lớn cho những ai mong muốn và đam mê theo đuổi lĩnh vực lập trình này.

>>> Xem thêm: Những điều nhất định phải làm để học lập trình phần mềm tại FUNiX

4. Trở thành lập trình firmware chuyên nghiệp tại FUNiX

Chính vì tiềm năng to lớn và tính ứng dụng rộng rãi của lập trình firmware, bạn không cần phải bó buộc phải học cố định kiến thức về lĩnh vực này mà có thể phát triển song song với các kiến thức khác. Từ đó, có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau trong lĩnh vực lập trình.

FUNiX với hơn 7 năm hình thành và phát triển, là một trong những cơ sở đào tạo lập trình hàng đầu hiện nay với nhiều khóa học công nghệ thông tin chất lượng. 

Bên cạnh đó, FUNiX còn tạo cho học viên một môi trường học tập lý tưởng với mô hình FUNiX Way hiện đại, kích thích khả năng chủ động học chủ động thành công của học viên.

Mô hình đào tạo độc bản chỉ có tại FUNiX

Với nhu cầu học lập trình firmware, bạn có thể tham khảo các khóa học sau tại FUNiX

4.1 Khóa Software Engineering

Chương trình Core Software Engineer của FUNiX tập trung đào tạo các kỹ năng cốt lõi của ngành phần mềm, bổ sung các kỹ năng chuyên sâu theo công nghệ mới để đáp ứng xu thế công nghệ chung của thời đại. 

Chương trình được thiết kế với 5 học phần liên kết chặt chẽ, phù hợp với mọi đối tượng muốn học lập trình, kể cả bắt đầu từ con số 0. 

  • Học phần 1: Lập trình cơ bản
  • Học phần 2: Lập trình đối tượng ngôn ngữ Java
  • Học phần 3: Lập trình di động
  • Học phần 4: Tự chọn
  • Học phần 5: Thực tập

Sau 3 học phần đầu, học viên có thể đi làm ngay tại các doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành toàn bộ khóa học, học viên đủ điều kiện trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp với mức lương tối thiểu 15 triệu/tháng.

FUNiX có đa dạng các khóa học lập trình cho người mới bắt đầu

4.2 Khóa lập trình viên cấp độ Fresher

Khóa lập trình viên cấp độ fresher của FUNiX sẽ phù hợp với những ai chưa có nền tảng CNTT, mong muốn tiết kiệm thời gian và chi phí, học nhanh đi làm sớm, gia nhập trực tiếp vào các Doanh nghiệp.Chương trình gồm các môn học như::

  • Lập trình Java
  • Lập trình Web Full-Stack
  • Kiểm thử phần mềm (tester)
  • Lập trình Mobile
  • Lập trình Game

Khóa học có thời lượng 6 tháng, sau khi hoàn thành chương trình học viên có đầy đủ năng lực làm việc và được giới thiệu việc làm vào hơn 100+ doanh nghiệp CNTT hàng đầu liên kết với FUNiX. 

>>> Xem thêm: Lập trình phần mềm – nghề hái ra tiền trong tương lai

5. Tổng kết

Như vậy, để trở thành một lập trình firmware không khó, quan trọng là bạn có đủ quyết tâm và lựa chọn cho mình một địa chỉ học uy tín, chất lượng.

>>> Thay vì tốn quá nhiều thời gian tự học, đăng ký ngay các khóa học lập trình của FUNiX tại đây để lộ trình chinh phục CNTT của bạn được dễ dàng và chuyên nghiệp hơn

>>> Bài viết liên quan:

Firmware khác gì với Software?

Tự học lập trình phần mềm hiệu quả cho người mới bắt đầu

Giới trẻ học lập trình phần mềm vì lương cao, việc hấp dẫn

Tìm hiểu cơ hội việc làm với nghề lập trình phần mềm

Trần Hương

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!