Sự khác nhau giữa hai ứng dụng Cloud-Native vs. Cloud-Based
Bạn đã bao giờ nghe về hai thuật ngữ công nghệ Cloud-Native và Cloud-Based? Chúng có gì khác nhau? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Table of Contents
Điện toán đám mây (cloud computing) được xem là một công nghệ có tính cách mạng trong kỷ nguyên chia sẻ và trao đổi thông tin. Việc loại bỏ các giới hạn của thiết bị vật lý cho phép người dùng sử dụng các tài nguyên kỹ thuật số được lưu trữ trong không gian ảo, cung cấp các dịch vụ thực hiện bởi máy tính, liên quan đến máy tính bao gồm lưu trữ, máy chủ, cơ sở dữ liệu, phần mềm, phân tích, mạng. Hai thuật ngữ công nghệ hiện đại thường bị hiểu nhầm là ứng dụng Cloud-Native và Cloud-Based. Vậy giữa chúng có sự khác nhau gì? Cùng FUNiX giải đáp những khái niệm xoay quanh hai thuật ngữ này.
1. Ứng dụng đám mây (Cloud Applications): Tìm hiểu khái niệm cơ bản
Trước khi phân tích sự khác biệt chính cũng như ưu và nhược điểm của các ứng dụng Cloud-Native và Cloud-Based, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những khái niệm cơ bản.
Thuật ngữ “đám mây” đề cập đến một vị trí ảo tồn tại trên internet nhằm mục đích lưu trữ tệp, ứng dụng, cơ sở dữ liệu, máy chủ hoặc phần mềm. Ứng dụng đám mây là một phần mềm được thiết kế cho người dùng cuối, có thể được truy cập thông qua đám mây cho các mục đích khác nhau và lưu trữ hoặc xử lý dữ liệu trực tuyến.
Mặc dù giao diện người dùng (front end) của ứng dụng xuất hiện trong trình duyệt web hoặc dưới dạng ứng dụng, nhưng bộ lưu trữ dữ liệu và các yếu tố chính khác đều được xử lý trực tuyến. Chính vì không phụ thuộc vào vị trí hay máy tính, các ứng dụng đám mây được rất nhiều công ty tư nhân lựa chọn sử dụng.
Tùy thuộc vào cách tiếp cận để phát triển mà các ứng dụng đám mây được phân thành nhiều loại. Trong bài viết này, chúng ta cùng thảo luận về hai trong số các loại chính: Cloud-Native và Cloud-Based.
2. Ứng dụng Cloud-Native là gì?
Cloud-native là một cách tiếp cận tập trung vào xây dựng, thiết kế, quản lý và cung cấp các ứng dụng dựa trên việc khai thác các ưu điểm của điện toán đám mây và sử dụng kiến trúc microservice (xây dựng một ứng dụng mà ứng dụng này là tổng hợp của nhiều services nhỏ và độc lập có thể chạy riêng biệt, phát triển và triển khai độc lập). Loại kiến trúc này có khả năng phân bổ hiệu quả tài nguyên cho mọi dịch vụ được sử dụng, giúp ứng dụng có tính linh hoạt cao và dễ dàng thích ứng với kiến trúc đám mây.
Do đó, các ứng dụng Cloud-Native được thiết kế đặc biệt dành cho đám mây, sử dụng các công nghệ cloud-based để chạy trong một đám mây công cộng như Amazon Web Service (AWS), Microsoft Azure (Azure) hoặc Google Cloud Platform (GCP).
Hơn nữa, các ứng dụng Cloud-Native và Cloud-Based chạy và lưu trữ trên đám mây được phát triển để sử dụng trên một thiết bị hoặc nền tảng cụ thể, tận dụng đầy đủ các đặc tính vốn có của điện toán đám mây. Đồng thời, sự phát triển của các ứng dụng Cloud-Native có thể thích ứng với môi trường năng động của đám mây.
>>> ĐỌC THÊM: Xu hướng học lập trình Cloud trong năm 2023
3. Ứng dụng Cloud-Based là gì?
Mặc dù tương tự như ứng dụng Cloud-Native nhưng Cloud-Based được thiết kế với mục đích khác. Chúng được xây dựng để sử dụng đám mây và các nền tảng đám mây, nhưng không tận dụng hết sức mạnh của đám mây mặc dù chúng sử dụng cơ sở hạ tầng đám mây động.
Cơ sở hạ tầng của Cloud-Based là lựa chọn tốt cho người dùng đã có một ứng dụng mà họ không muốn thiết kế lại hoàn toàn cho các dịch vụ đám mây, nhưng vẫn muốn có được một số lợi thế của công nghệ đám mây, bao gồm khả năng mở rộng và tính khả dụng cao hơn. Trong trường hợp này, việc chuyển một ứng dụng sang một máy chủ đám mây công cộng sẽ biến nó thành một ứng dụng cloud-based.
Như vậy, ứng dụng Cloud-Based chỉ một ứng dụng hiện có được chuyển đến một nhà cung cấp đám mây để các thành phần cục bộ và các thành phần Cloud-Based hoạt động cùng nhau. Điều này có nghĩa là nó vận hành tương tự như một ứng dụng dựa trên web hoặc ứng dụng desktop.
Tương tác của người dùng sẽ được thực hiện từ trình duyệt hoặc ứng dụng di động, nhưng quá trình xử lý và lưu trữ dữ liệu sẽ diễn ra trên đám mây.
4. Sự khác biệt giữa Cloud-Native và Cloud-based
Sự khác biệt chủ yếu giữa các ứng dụng Cloud-Native và Cloud-Based là các tiện ích có được từ các đặc tính của đám mây (truy xuất mạng diện rộng – broad network access, tổng hợp nguồn – resource pooling, dịch vụ theo yêu cầu – on-demand self–service, dịch vụ đo kiểm – measured service và khả biến nhanh – rapid elasticity). Mặc dù công nghệ Cloud-Native được thiết kế để tận dụng tối đa các tiện ích đó nhưng Cloud-Based thì không.
Ngoài ra Cloud-Native và Cloud-Based còn có một số điểm khác biệt:
- Thiết kế: Các ứng dụng Cloud-Based được thiết kế có tính khả dụng, trong khi các ứng dụng Cloud-Native được thiết kế để xử lý các thành phần khác nhau nhờ kiến trúc microservice.
- Giá cả: Các ứng dụng Cloud-Based thường đắt hơn vì cần phải tất cả các thành phần cấu thành và mua thêm phần cứng trước khi ứng dụng được triển khai. Ngược lại, các ứng dụng Cloud-Native rẻ hơn vì chỉ phải chi trả tiền cho giấy phép và chi phí lưu trữ cho nhà cung cấp dịch vụ đám mây.
- Triển khai và bảo trì: Việc triển khai ứng dụng Cloud-Based bị chậm lại do thiết lập phần mềm hoặc mua lại phần cứng. Đôi khi có thể xảy ra các gián đoạn tiềm ẩn do cấu hình phần mềm chuyên dụng hoặc di chuyển phần cứng (hardware migration). Các ứng dụng Cloud-Native thường được triển khai nhanh hơn vì không cần phần cứng hay phần mềm bổ sung và không có khả năng xảy ra gián đoạn nhờ vào kiến trúc microservice.
Vì vậy, trong khi các ứng dụng Cloud-Native sử dụng kiến trúc microservice và thiên về tính linh hoạt và khả năng thích ứng, thì các ứng dụng Cloud-Based được xây dựng trên các máy chủ truyền thống và đều hướng đến khả năng mở rộng và tính khả dụng.
5. Ưu và nhược điểm của Cloud-Native và Cloud-Based
5.1 Ứng dụng Cloud-Native
Sự phát triển được tối ưu hóa cho các đặc tính của đám mây và có thể thích ứng với môi trường năng động của nó. Ứng dụng này tiết kiệm chi phí (chỉ cần thanh toán cho những gì cần thiết và được sử dụng trong khi chạy ứng dụng), có khả năng mở rộng một cách độc lập, đáng tin cậy và dễ quản lý. Chúng cũng có tính di động và khả năng hiển thị cao.
Nhược điểm chính của loại ứng dụng này là hoàn toàn dựa trên internet. Do đó, việc ngừng cung cấp dịch vụ có thể xảy ra bất cứ lúc nào vì bất kỳ lý do gì. Ngoài ra, các cuộc tấn công, vi phạm bảo mật cùng với sự kiểm soát hạn chế của người dùng đối với việc thực thi dịch vụ do các nhà cung cấp dịch vụ sở hữu và giám sát cũng là những hạn chế của ứng dụng cloud-native..
5.2 Ứng dụng Cloud-Based
Ưu điểm chính của ứng dụng Cloud-Based là có thể truy cập mọi lúc mọi nơi và có khả năng mở rộng. Ngoài ra, cách tiếp cận Cloud-Based cũng giảm nhu cầu bảo trì cơ sở hạ tầng và sao lưu, đồng thời không cần thiết kế lại hoàn toàn ứng dụng để tận dụng những lợi thế mà đám mây mang lại.
Tuy nhiên, nhược điểm của ứng dụng là chi phí cao hơn, có khả năng bị gián đoạn và tiềm ẩn thời gian chết do các bản nâng cấp cần thiết cho toàn bộ ngăn xếp (stack). Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì các ứng dụng được tích hợp chặt chẽ với nhau.
5.3 Nên chọn ứng dụng nào?
Dù bạn chọn Cloud-Native hay Cloud-Based, việc chuyển sang ứng dụng đám mây nói chung sẽ nhanh chóng giúp giảm chi phí, tăng khả năng mở rộng, tính khả dụng và hiệu suất cao hơn. Việc lựa chọn ứng dụng nào phụ thuộc vào tình hình và mục tiêu của mỗi tổ chức và cá nhân.
>>> Tìm hiểu ngay các khóa học lập trình của FUNiX tại:
Từ A-Z khóa học lập trình Cloud tại FUNiX
Có nên sử dụng phần mềm đóng gói SaaS không?
Từ A-Z về công nghệ điện toán đám mây Cloud
Điện toán đám mây là gì? Công nghệ Cloud được hoạt động như thế nào?
Top 5 Công dụng điện toán đám mây Cloud trong Giáo dục
Webinar ‘Cloud Computing – cơ hội và thách thức’ – FUNiX
Khánh Huyền (theo Makeuseof)
https://www.makeuseof.com/cloud-native-vs-cloud-based-applications-whats-the-difference/
Bình luận (0
)