Tiến sỹ Đặng Minh Tuấn nói về xu hướng Blockchain tại Việt Nam
Chia sẻ kiến thức05/07/2021
Tiến sỹ (TS) Đặng Minh Tuấn - cha đẻ Vietkey đã có cuộc trò chuyện cùng FUNiX, chia sẻ góc nhìn của anh về xu hướng Blockchain tại Việt Nam đồng thời đưa ra lời khuyên cụ thể cho các bạn trẻ đang muốn đón đầu cơ hội trong lĩnh vực công nghệ này.
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Blockchain, Tiến sỹ (TS) Đặng Minh Tuấn – cha đẻ Vietkey đã có cuộc trò chuyện cùng FUNiX, chia sẻ góc nhìn của anh về xu hướng Blockchaintại Việt Nam đồng thời đưa ra lời khuyên cụ thể cho các bạn trẻ đang muốn đón đầu cơ hội trong lĩnh vực công nghệ này.
Nghiên cứu về lĩnh vực này từ những ngày đầu nó xuất hiện, xin anh cho một vài nhận xét, đánh giá về thực trạng phát triển của xu hướng Blockchain tại Việt Namx và triển vọng của nó? Blockchain hiện đã được triển khai trong những lĩnh vực nào thực tế ở Việt Nam, thưa anh?
TS Đặng Minh Tuấn: Blockchain trong năm vừa qua là một lĩnh vực rất sôi động, có hàng chục hội thảo lớn nhỏ, trong nước và quốc tế được tổ chức tại Việt Nam, đáng kể nhất là các Hội thảo do Chính phủ và Ban Kinh tế TW của Đảng phối hợp tổ chức. Ngày 27 tháng 09 năm 2018, Bộ Khoa học đã ra Quyết định số 2813/QĐ-BKHCN phê duyệt chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025: “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0”, trong đó Chuỗi khối (Blockchain), được xếp thứ 2 sau Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) trong loạt các sản phẩm của công nghệ chủ chốt của CMCN 4.0. Các chuyên gia của Việt Nam trong thời gian qua cũng đã tập trung nhiều vào lĩnh vực Blockchain và đã có những sản phẩm ban đầu: Nền tảng Blockchain, ứng dụng Blockchain trong y tế, hóa đơn điện tử, truy xuất nguồn gốc hàng hóa, nông sản và đã có những thử nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng và hải quan.
Nghe nhiều về Blockchain nhưng không phải ai cũng hiểu về công việc của một Lập trình viên (LTV) Blockchain, theo anh, công việc cụ thể của họ là gì?
TS Đặng Minh Tuấn: LTV Blockchain cũng sẽ sử dụng các ngôn ngữ phổ biến như trong các lĩnh vực khác như: Javascript, Python, C++, Golang… Tuy nhiên họ cần phải trang bị những kiến thức chuyên sâu để có thể hiểu sâu về lĩnh vực Blockchain: Toán trừu tượng (nhóm, vành, trường…), Lý thuyết mật mã (Hệ mật khóa công khai, chữ ký số, hàm băm…), Mạng ngang hàng, Cơ sở dữ liệu no-SQL…
Anh đánh giá như thế nào về triển vọng nghề nghiệp của các LTV đi theo hướng blockchain như thu nhập bình quân, cơ hội thăng tiến, khởi nghiệp…? Ngoài làm LTV thông thường họ có những cơ hội gì khi đi theo lĩnh vực công nghệ này khi nó còn vẫn mới ở Việt Nam?
TS Đặng Minh Tuấn: Trong năm vừa qua, nhu cầu tuyển dụng LVT Blockchain rất lớn, nhất là các doanh nghiệp lớn ở VN đều hình thành bộ phận nghiên cứu về Blockchain. Do có nhu cầu lớn nhưng nguồn cung hạn chế nên mức lương của LTV Blockchain thường rất cao (có nơi lên đến vài ngàn USD). Cũng vì mới và cầu lớn nên chưa có nhiều cạnh tranh và những người mới thường sẽ có cơ hội tiên phong. Blockchain đang là thời kỳ binh minh, mảnh đất này vẫn còn hoang sơ và chưa có những đại gia thống trị trong lĩnh vực này vì thế nó đang là một cơ hội, một chân trời mới cho những khởi nghiệp. Và tính mới tính tiên phong trong lĩnh vực này có thể dễ dàng lan tỏa không chỉ ở VN mà còn có thể thành công trên bình diện toàn cầu: có thể lấy KyberNetwok gọi vốn được 60 triệu USD trong vòng vài ngày, hay Tomochain cũng gọi vốn được 8.5 triệu từ các khu vực trên thế giới (2 nền tảng này đều do người Việt chủ trì).
Hiện tại anh có trực tiếp giảng dạy cho sinh viên về blockchain? Anh đánh giá hiểu biết và phản ứng của các bạn trước xu hướng công nghệ này như thế nào? Anh có trực tiếp giảng dạy về blockchain?
TS Đặng Minh Tuấn: Tôi đã hướng dẫn nhiều luận văn Cao học và Đại học làm về Blockchain, hầu hết các bạn sinh viên đều tiếp cận rất nhanh, trong vòng vài tháng đã làm chủ và phát triển được các sản phẩm có tính thực tế cao, trong đó tháng 9 năm 2018 có bạn đã bảo vệ thành công luận văn cao học về Blockchain với điểm số là 9, và là thủ khoa của Học viện Kỹ thuật Mật mã.
Trong giảng dạy trực tiếp cũng như khi làm mentor giảng dạy online tại FUNiX, thì phương pháp nào anh thường áp dụng để giúp sinh viên học và vận dụng tốt vào thực tế?
Anh có thể đưa ra một vài lời khuyên áp dụng được ngay cho những bạn đang muốn thử sức ở lĩnh vực blockchain ạ?
TS Đặng Minh Tuấn: Các bạn có thể thử sức với ngôn ngữ lập trình cho Smart Contract là Solidity với Ethereum.
Ngoài ra, hãy đọc cuốn “Mastering Bitcoin: Programming the Open Blockchain” của Antonopoulos, Andreas M., 2017
Tiến sỹ Đặng Minh Tuấn hiện đang giữ chức vụ Trưởng phòng Lab Blockchain – mentor FUNiX – giảng viên thuộc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Anh còn là Trưởng tiểu ban chuẩn Quốc gia SC35/JTC1, Trưởng nhóm Vietkey và nguyên là Đại tá, Phó Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về An toàn thông tin.
Là Tiến sĩ chuyên ngành Toán và Mật mã, với 3 năm nghiên cứu chuyên sâu, anh Tuấn sở hữu nhiều kinh nghiệm về Blockchain thuộc nhiều lĩnh vực như Cryptography, Smart Contract, Consensus algorithms…, Ngoài ra, anh còn nghiên cứu toàn bộ mã nguồn Bitcoin, Ethereum, Fabric. Đặng Minh Tuấn đã hướng dẫn 02 luận văn cao học về Blockchain tại Học viện Kỹ thuật Mật mã, và công bố 02 bài báo về Blockchain.
Trong tương lai gần, anh Đặng Minh Tuấn sẽ tiếp tục nghiên cứu một số nền tảng Blockchain, phát triển 2 Blockchain Platform mới, xây dựng đề tài cấp nhà nước về Blockchain, đồng thời tham gia một số dự án ứng dụng Hyperledger trong thực tiễn.
>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:
STEM là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong giáo dục, công nghệ và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này và sự quan trọng của nó trong thế...
Ngành sản xuất chip và linh kiện bán dẫn đã trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất trong thế kỷ 21. Những thành tựu đạt được trong lĩnh vực này đã thay đổi cách chúng ta...
Vật lý bán dẫn và công nghệ vật liệu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Sự kết hợp giữa vật lý bán dẫn và công nghệ vật...
Vật lý bán dẫn là một trong những ngành học quan trọng và có ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực công nghệ hiện đại, từ điện tử, viễn thông, cho đến các ứng dụng trong ngành công nghiệp....
Vật lý bán dẫn là một lĩnh vực quan trọng trong ngành điện tử, công nghệ vi mạch và viễn thông. Những hiểu biết sâu sắc về bán dẫn không chỉ có giá trị trong việc nghiên cứu lý thuyết...
Vật lý bán dẫn là một trong những lĩnh vực nền tảng trong ngành điện tử và viễn thông, đóng vai trò then chốt trong việc phát triển công nghệ hiện đại. Những hiểu biết về vật lý bán dẫn...
Ngành công nghiệp bán dẫn hiện nay đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao như điện tử tiêu dùng, ô tô, viễn thông...
Ngành công nghiệp bán dẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế số và là yếu tố then chốt thúc đẩy các ngành công nghiệp công nghệ cao. Với xu hướng toàn cầu hóa...
Đăng ký nhận bản tin
Nhận bản tin, báo cáo từ các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực Công nghệ thông tin mới nhất!
Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
info@funix.edu.vn
0782313602 (Zalo, Viber)
FUNiX V2 GenAI Chatbot×
yêu cầu gọi lại
Yêu cầu FUNiX gọi lại để hỗ trợ thông tin, chương trình học, chỉ tiêu - điều kiện tuyển sinh - học phí,... hoàn toàn FREE
Bình luận (0
)