Cách các đội thi ChatGPT Hackathon tìm cảm hứng ý tưởng công nghệ

Cách các đội thi ChatGPT Hackathon tìm cảm hứng ý tưởng công nghệ

Tin tức 12/05/2023

Cách các đội thi ChatGPT Hackathon tìm cảm hứng ý tưởng công nghệ khá là khác nhau, nhưng điểm chung là họ đều có niềm đam mê và mong muốn giải quyết những bài toán trong thực tế.

Cách các đội thi ChatGPT Hackathon tìm cảm hứng ý tưởng công nghệ khá là khác nhau, nhưng điểm chung là họ đều có niềm đam mê và mong muốn giải quyết những bài toán trong thực tế.

Những ý tưởng công nghệ đoạt giải tại ChatGPT Hackathon

Cuộc thi ChatGPT Hackathon do Tổ chức Giáo dục trực tuyến FUNiX phát động từ 4/4 /2023 và kéo dài đến ngày 7/5/2023, thu hút sự quan tâm của hơn 180 thí sinh đến từ hơn 20 trường đại học trong nước và quốc tế, tương ứng 56 dự án tiềm năng. Cuộc thi đã tìm ra được 4 giải thương gồm:

ý tưởng công nghệ
Anh Nguyễn Thành Lâm – Founder và CEO Namitech – nhà tài trợ Kim cương của cuộc thi ChatGPT Hackathon đánh giá cao ý nghĩa cuộc thi cũng như tinh thần “dẫn đầu” việc khuyến khích học viên tìm hiểu về ChatGPT, ứng dụng ChatGPT trong cuộc sống của FUNiX.

Cụ thể, giải Nhất thuộc về đội BHĐL với đề án: “FinAInce Assistant” do 3 sinh viên Nguyễn Đình Anh, Phạm Vũ Thái Minh (sinh viên FUNiX học chuyển tiếp trường ĐH FPT), Nguyễn Phương Linh (trường ĐH Kinh tế Quốc dân) thực hiện. Đây là một trợ lý ảo ngân hàng được tích hợp trên nền tảng Chat App.

Giải Nhì thuộc về nhóm B.L.A.S.T với dự án “Công cụ chấm điểm và đánh giá cho giáo viên IELTS”. Thành viên dự án là 3 sinh viên đến từ trường ĐH Sư phạm TP.HCM và trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, gồm Nguyễn Minh Dương, Lê Chu Báu và Lê Việt Long.

Giải Ba cuộc thi thuộc về đội AIELTS với sản phẩm “Trang web học IELTS tích hợp ChatGPT hoàn toàn mới”. 5 sinh viên Trần Vũ Kim Anh, Hồ Trọng Nhân, Nguyễn Gia Khánh (trường ĐH FPT); Lê Đình Anh Huy (International University) và Trần Nguyễn Quy (trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH QG TP.HCM).

Giải tiềm năng, với sản phẩm DOS.T – nền tảng chia sẻ tài liệu uy tín dành cho đội MUBK gồm 5 sinh viên Trần Thành Luân, Trịnh Xuân Minh, Trịnh Văn Chiến, Nguyễn Thanh Phong, Phạm Thành Dũng đến từ Đại học Bách khoa Hà Nội.

Cách các đội thi ChatGPT tìm cảm hứng ý tưởng công nghệ

Ý tưởng công nghệ của các đội khá đa dạng, điểm chung là xuất phát từ các vấn đề thực tế.

Đội BHĐL với đề án: “FinAInce Assistant” – Giải Nhất

Ý tưởng xuất phát từ thực tế trong ngành công nghệ thông tin hiện nay, Fintech là một trong những chủ đề đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Nhóm của các bạn cũng muốn tạo ra một sản phẩm Fintech giúp tối ưu các thao tác cho người dùng.

“Hiện nay, nếu người dùng muốn thực hiện các công việc  liên quan đến tài chính hoặc tìm hiểu thông tin tài chính, họ phải thực hiện rất nhiều thao tác khác nhau và truy cập đến nhiều nơi khác nhau. Với sản phẩm của chúng em, người dùng chỉ cần sử dụng tin nhắn hoặc giọng nói, ứng dụng sẽ hiểu ý định của người dùng và thực hiện các thao tác tương ứng. Từ đó giúp tối ưu trải nghiệm người dùng tốt hơn” –  Đình Anh, trưởng nhóm chia sẻ về ý tưởng của đội.

 B.L.A.S.T với dự án “Công cụ chấm điểm và đánh giá cho giáo viên IELTS” – Giải Nhì

Là một người đam mê công nghệ, học tiếng Anh từ sớm, làm chủ được ý tưởng, giải pháp công nghệ trong bài thi, Lê Chu Báu – sinh viên năm thứ 3 ngành Tin – Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM chia sẻ về ý tưởng dự án: Công cụ được làm ra với mục đích tiết kiệm 80% thời gian chấm bài và nhận xét kỹ năng Ielts Writing. Với công cụ này, việc kiểm tra bài luận của giáo viên chỉ mất 10 phút so với 120 phút thông thường. Giáo viên có thêm thời gian chữa bài, hướng dẫn thêm kỹ năng cho học viên để cải thiện chất lượng các bài viết tiếp theo.

AIELTS với sản phẩm “Trang web học IELTS tích hợp ChatGPT” – Giải Ba

Lê Đình Anh Huy, thành viên nhóm chia sẻ: “Dự án của chúng em được lấy ý tưởng từ chính việc học của thành viên trong nhóm. Trong quá trình học Ielts tụi em có sử dụng ChatGpt và thấy được sức mạnh của ChatGPT nhưng hiện tại công cụ này vẫn có nhiều thiếu sót trong việc trở thành công cụ đắt lực trong việc học Ielts. Đó chính là lý do tụi em tạo ra AIETLS – một platform based trên ChatGpt đã được team tuning để phù hợp nhất với việc học IELTS”.

DOS.T – nền tảng chia sẻ tài liệu uy tín – đội MUBK – Giải Tiềm năng

Trần Thành Luân – Trưởng dự án cho biết ý mặc dù hiện nay có nhiều nền tảng chia sẻ dữ liệu nhưng các tài liệu tham khảo thường không được sắp xếp bài bản, chưa sự kiểm duyệt nghiêm ngặt và không có nhiều công nghệ để hỗ trợ người dùng. Khắc phục các nhược điểm trên là ý tưởng nghiên cứu của nhóm.

Hi vọng rằng các bạn trẻ đam mê CNTT xuất phát từ các bài toán thực tế, cùng với khả năng sáng tạo, trong tương lai sẽ cho ra đời nhiều sản phẩm ý nghĩa, hữu ích và được ứng dụng rộng rãi hơn nữa trong cuộc sống.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Có gì đặc biệt ở 8 đề án lọt vào vòng chung kết cuộc thi FUNiX ChatGPT Hackathon?

Tìm hiểu về “Ứng dụng ChatGPT trong giáo dục” cùng ChatGPT Hackathon FUNiX

Nhóm sinh viên FPT Polytechnic vào chung kết ChatGPT Hackathon

Các nam sinh ĐH Bách Khoa Hà Nội sẵn sàng “chiến hết mình” tại chung kết ChatGPT Hackathon

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!