Kinh nghiệm thi lab và 5 lời khuyên giúp xTer thi tốt
Một đồng môn có nhắn tin hỏi mình kinh nghiệm thi Lab, nhân rảnh rỗi, mình xin có vài dòng để chia sẻ cùng các anh em FUNiX.
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Review tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX năm 2024 cho các bạn chưa biết
- Review cách học của công ty cổ phần đào tạo trực tuyến unica
Table of Contents
Thi lab có khó hay không? Bài viết dưới đây là chia sẻ của bạn Lê Hải Thiện – một luật sư đang theo học tại FUNiX về kinh nghiệm thi cử của mình. Quá trình thi lab, thiện đã đúc rút ra nhiều bài học mà các xTer có thể học hỏi để làm tốt hơn.
1. Quá trình chuẩn bị thi lab
Mình hoàn thành Assignment (ASM) 1 môn Lab101x trước ngày đăng ký review hơn một tháng. Tại thời điểm đăng ký review ASM1, mình đã hoàn thành hết cả 4 bài ASM trên HackerRank.
Như các anh em đã biết, khi code trên HackerRank thì trình soạn thảo sẽ có chức năng tự động đoán code và nhắc code. Anh em có thời gian để đọc và nghiền ngẫm cái đề bài, Google để đọc hướng dẫn, kinh nghiệm, . Cuộc sống thật là màu hồng.
Trước khi thi, mình có cẩn trọng tham khảo ý kiến vài tiền bối. Một số tiền bối thì nói thi cũng bình thường thôi, hiểu code mình làm, không copy code của người khác là được. Cũng có vài tiền bối nói rằng lúc thi thì rất căng.
2. Kinh nghiệm thi thực tế
Lúc thi, mentor giao mình 6 bài trên HackerRank. Tổng thời gian thi khoảng 30 phút. Luật chơi đơn giản như sau: (1) Code đã làm trước đó và lưu trên máy phải đóng lại hết. Khi thi không được mở ra lại để tham khảo. (2) Có tất cả 6 bài (được chọn trong các bài trên HackerRank) trong khoảng thời gian 30 phút, vị chi trung bình là 5 phút mỗi bài. Nếu code pass được các test cases trên HackerRank là có điểm cho bài đó. Code hết thời gian mà không pass được các test cases thì 0 điểm. (3) Lúc code thì cũng làm trên HackerRank, nhưng trên một cái trình soạn thảo không có đoán code hay nhắc code gì hết.
Thể hiện của mình, “nhọ” lắm nhé. Vừa được mentor gửi link bài, mình hì hục ngồi đọc đề bài. Mấy cái đề bài HackerRank bằng tiếng Anh đọc kỹ chắc cũng tốn vài phút. Mình cố gắng đọc thật nhanh, tốn hết 1-2 phút đầu cho mỗi bài. Lúc code, do trình soạn thảo không tự sổ ra nhắc các method, mìnhhầu như không nhớ nổi các built-in objects trong Java có các methods nào. Do đã hoàn thành bài tập rất lâu về trước, nên các kiến thức về Date Time Object, Regex, String methods không còn rõ ràng như lúc mới làm nữa .
Kết quả là chỉ code được 2 bài dễ nhất, còn bài thứ 3 được mentor gợi ý môt số điểm và ăn hên. Tổng kết là không tự code nổi 3/6 bài cho hoàn thiện nữa. Theo luật chơi, đạt 3 bài nghĩa là 5 điểm. Mình có một bài được nhắc “ăn hên”, không biết có được tính không. Thấy tâm trạng rất là “Halloween”.
Sáng nay bật Skype, thấy thông báo kết quả là 5/10 điểm. Thật là may, sống sót trong đường tơ kẽ tóc, trong làn tên mũi đạn.
3. Kết luận
Vậy là phần trên đã chia sẻ đủ thông tin cho anh em về trải nghiệm review/thi Lab nhé. Có thể đúc kết cho anh em một vài kinh nghiệm như sau:
Một là, khi hỏi kinh nghiệm các tiền bối, ai nói review Lab là dễ thì ĐỪNG TIN.
Hai là, khi luyện code đừng phụ thuộc vào IDE. Tốt nhất là lất text editor ra mà luyện.
Ba là, vào thi không có thời gian mà đọc đề HackerRank và nghiền ngẫm đâu, đừng nói tới chuyện suy nghĩ về giải thuật cho bài toán. Nếu được thì học học tủ một số câu của HackRank đi. Học về syntax của ngôn ngữ và thuộc giải thuật cho bài đó.
Bốn là, làm xong ASM nào thì thi luôn ASM đó đi. Đừng để lâu nguội lạnh, trong đầu quên cả rồi thì thi với cử cái nỗi gì!
Năm là, đừng đăng ký thi vào những ngày như Halloween, thứ 6 ngày 13, ngày cô hồn …
Chúc anh em đều thi tốt, không sấp mặt như mình!
Lê Hải Thiện (SN 1988) hiện là Luật sư tại Tp.HCM. Anh theo học FUNiX từ tháng 6/2020, nhanh chóng hoàn thành Chứng chỉ 1 – Công dân số và giành được Học bổng Học nhanh. Anh tiếp tục chinh phục chứng chỉ 2, và hiện tại đang theo học khóa Lập trình IoT tại FUNiX.
Anh Thiện là một học viên năng nổ với nhiều đóng góp, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong cộng đồng sinh viên FUNiX.
>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:
- Tất cả những điều bạn cần biết về khóa học lập trình tại FUNiX FPT
- 5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX
- Từ A-Z chương trình học FUNiX – Mô hình đào tạo lập trình trực tuyến số 1 Việt Nam
- Lý do phổ biến khiến học viên nước ngoài chọn FUNiX
- Lưu ý để học blockchain trực tuyến hiệu quả cao tại FUNiX
- Lý do nữ giới nên chọn FUNiX để học chuyển nghề IT
- FUNiX trở thành đối tác của Liên minh Blockchain Việt Nam
- 3 lý do bạn trẻ nên học blockchain trực tuyến ở FUNiX
Lê Hải Thiện
Bình luận (0
)