Trận tranh biện ngang tài ngang sức tại xDebate level up số 5: Nên bỏ phong tục lì xì vào dịp Tết

Trận tranh biện ngang tài ngang sức tại xDebate level up số 5: Nên bỏ phong tục lì xì vào dịp Tết

Tin tức 13/02/2022

Cả hai đội chơi đã cống hiến cho khán giả màn tranh biện hết sức hấp dẫn tại xDebate level up số 5. Đội nào sẽ giành chiến thắng?

Ngày 10/2 vừa qua, xDebate level up số 5 đã có màn quay trở lại cực kì ấn tượng với chủ đề: Nên bỏ phong tục lì xì vào dịp Tết. Tham gia trận tranh biện là những gương mặt xTer đã có nhiều kinh nghiệm “chinh chiến” trong các cuộc debate trước đó do FUNiX tổ chức. 

Đội ủng hộ bao gồm 3 thành viên: xTer Nguyễn Quốc Bảo, xTer Vũ Hoài Thương và xTer Nguyễn Mạnh Cường.

Đội phản đối quy tụ 3 đại điện tiêu biểu: xTer Mai Thanh Thảo, xTer Lê Quang Nhật, xTer Trần Minh Đăng. 

Đứng trước chủ đề “Nên bỏ phong tục lì xì vào dịp Tết”, 2 đội chơi đã đưa những lập luận sắc bén, phản biện quyết liệt để bảo vệ quan điểm của đội mình. 

xdebate
Chủ đề hấp dẫn trong trận xDebate level up số 5

 

Đội ủng hộ cho rằng:  

  1. Lì xì ngày nay đang ngày càng mang nặng tính so sánh vật chất giữa người cho và người nhận. Thời buổi kinh tế thị trường, đồng tiền lên ngôi và gần như là thước đo giá trị. Lì xì vô tình trở thành một gánh nặng kinh tế, đặc biệt đối với người lao động có thu nhập thấp. Trong khi trẻ con còn quá nhỏ để nhận thức được giá trị tinh thần, truyền thống của lì xì thì với người lớn, việc nhận lì xì giống như mang nợ và sẽ phải tìm cách để trả nợ. Bên cạnh đó, rất nhiều người lớn hiện nay cũng tồn tại tâm lý “thu hoạch”, đi cùng trẻ con để nhận được nhiều lì xì.
  2. Việc đổi tiền để lì xì là rất tốn kém khi phải mất 1 khoản phí cho ngân hàng. Giao dịch này cũng tăng tỉ lệ rủi ro trong trao đổi tiền tệ, tiềm ẩn nguy cơ lạm phát. 
  3. Lì xì ngày nay bị “thương mại hoá” và biến tướng. Căn cứ theo điều 58 về hành vi bạo lực về kinh tế của nghị định 144/2021/NĐ-CP, cha mẹ có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi “chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình” trong đó có việc giữ tiền lì xì. Đội ủng hộ cho rằng mỗi mùa Tết câu chuyện “cha mẹ giữ tiền lì xì của con cái” lại là câu chuyện nóng, và chắc chắn rằng phải có vấn đề tiềm ẩn, không ngoại trừ nguy cơ lì xì đã bị thương mại hoá dưới bàn tay cha mẹ. Ngày nay, nhiều người mượn cớ lì xì để hối lộ công khai, mua quan bán tước. 

Như vậy, có thể thấy lì xì đang trở thành một nỗi sợ hãi với nhiều người vào dịp Tết, lì xì hiện nay mang đến nhiều giá trị tiêu cực hơn là tích cực. Do đó, hãy lan toả những giá trị chân thành của ngày Tết như sự quan tâm, đoàm viên, yêu thương nhau bằng tấm lòng chân thực chứ không phải là mong đợi vào phong bao lì xì. 

xDebate
Những gương mặt xTer tham gia tranh biện trong buổi xDebate level up số 5

Trước những ý kiến đến từ đội ủng hộ, đội phản đối đã đưa ra những phản biện sắc bén: 

  1. Về giới hạn – phạm vi, đội phản đối cho rằng đội ủng hộ đang bị bó hẹp đối tượng nhận lì xì là trẻ em và bị đóng khung cảm xúc cho và nhận lì xì. Trong khi thực tế cuộc sống ngày nay, người lớn mừng tuổi người lớn, người lớn lì xì trẻ em và ngược lại. Lì xì đã trở nên rất đa dạng trong nhiều mối quan hệ khác nhau. 
  2. Về mặt đổi tiền lì xì sẽ dẫn đến nguy cơ lạm phát. Vấn đề lạm phát không xuất phát từ việc đổi tiền, và gốc rễ sâu xa của lạm phát lại càng không phải bắt nguồn từ vấn đề này. Nếu đổi tiền để lì xì gây ra lạm phát thì Nhà nước đã không để phong tục này tồn tại đến ngày nay. 
  3. Lì xì biến tướng, trở thành hối lộ công khai, chỉ khi giữa người cho người nhận có một thoả thuận hoặc mục đích nào đó. 

Đội phản đối cho rằng: 

  1. Lì xì là một nét đẹp văn hoá, truyền thống lâu đời của dân tộc. Việc cần làm không phải huỷ bỏ phong tục này mà phải là giáo dục thay đổi nhận thức giữa người cho và người nhận. Cha mẹ giáo dục cho con cái, người lớn giáo dục cho trẻ en và tuyên truyền để thay đổi, để lì xì giữ nguyên giá trị tốt đẹp vốn có ban đầu. Người Việt có câu: “của cho không bằng cách cho”. Nếu một chiếc lì xì không nhiều giá trị vật chất, nhưng lại chứa nhiều tâm tình và yêu thương gửi vào trong đó thì chắc chắn niềm vui khi nhận chiếc lì xì sẽ lớn hơn nhiều so với việc nhận được một số tiền. 
  2. Lì xì còn là chất keo xúc tác gắn kết các mối quan hệ. Đối tượng nhận lì xì hiện nay rất đa dạng. Nhờ chiếc lì xì mà con cái có thể thể hiện tình cảm với cha mẹ một cách kín đáo, bạn bè có thể bày tỏ tình cảm quý mến nhau. Việc thay đổi hình thức và giá trị của lì xì như tạo ra các màn bốc thăm, thay “tiền” bằng các hiện vật khác,… cũng sẽ tạo ra không khí vui nhộn và đáng nhớ khi nhận lì xì. 
  3. Lì xì sẽ không bị thương mại hoá khi chúng ta thay đổi nhận thức. Việc lì xì tạo ra những giá trị tốt đẹp cho xã hội, niềm vui, háo hức, hân hoan và giúp chúng ta xích lại gần nhau hơn trong những ngày Tết. 

Cả hai đội đều đưa ra những lập luận hết sức chặt chẽ và thuyết phục, trận so tài diễn ra trong hơn 1 tiếng đồng hồ với chiến thắng chung cuộc dành cho đội Ủng hộ. 

Minh Tiến

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!