Từng 'thấm đòn' vì lười biếng, giỏi nhờ vả và đây là sự thay đổi của tôi khi vào FUNiX | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Từng ‘thấm đòn’ vì lười biếng, giỏi nhờ vả và đây là sự thay đổi của tôi khi vào FUNiX

Tin tức 30/03/2017

Vì đây là lần đầu tiên mình học công nghệ, ở lớp mình khá lười nên hay nhờ vả mọi người làm hộ mình những cái liên quan đến kĩ thuật nên đến canh lề cho word mình còn chả biết làm nữa, được cái kĩ năng nhờ vả của mình tốt nên 3 năm đại học trôi quá khá bình yên. Nhưng bây giờ thì phải tự học thực sự rồi. Vậy phải làm sao? 

Thông tin tác giả:

Họ và tên: Lê Huy Tiến 

Sinh năm 1995, hiện là sinh viên năm 4 Đại học Ngoại thương cơ sở II tp. Hồ Chí Minh 

Đã học xong chứng chỉ 1 – Công dân số giữa tháng 12/2016 và vừa hoàn thành chứng chỉ 2 – Lập trình ứng dụng Mobile của FUNiX trong vòng 113 ngày, nhận học bổng 5{0997bcf0551c8628211e1e8ed321fafc626f155ce66b2440606aeab5797e0145} học phí chứng chỉ tiếp theo. Dự định đồng thời hoàn thành Chứng chỉ 3 -Kỹ sư phần mềm căn bản và Tốt nghiệp Đại học trước tháng 9/2017 sau đó đến thực tập tại FPT Software theo lộ trình của FUNiX.

Đạt giải nhì cuộc thi Giải quyết tình huống kinh doanh HSBC 2016.

Chào mọi người, mình xin tự giới thiệu mình là sinh viên năm cuối chuyên ngành kinh tế. Thật ra bản thân mình từ bé đến giờ khá là lười biếng nên lúc thi đại học mình cũng không quan tâm nhiều lắm đến chuyên ngành sẽ học sau này.Mình chọn chuyên ngành kinh tế một là vì học kinh tế nhàn hơn các ngành kĩ thuật hai là có cơ hội tiếp xúc với nhiều bạn gái xinh hơn vì học kĩ thuật toàn nam không.

 Trong quá trình học vì khá nhiều thời gian rảnh rỗi nên mình cũng hay đọc tin tức các kiểu cũng như đi làm cho một số công ty. Thì trong khoảng thời gian có thể gọi là rời khỏi vòng an toàn ấy mình dần dần nhận ra, có lẽ ở thế kỉ 21 này, xu hướng của thế giới là công nghệ thông tin, người có kiến thức về công nghệ thông tin sẽ có lợi thế nhất định, tỉ phú đô la lập nghiệp từ hai bàn tay trắng hay như top 10 trong bảng xếp hạng của Forbes thì đa số đều đến từ lĩnh vực công nghệ thông tin. Quào, nghe hấp dẫn phết! Nhưng giờ mà bảo mình thi lại đại học á? hồi đó mình thi đậu đại học mình mừng muốn chớt, sách vở bán ve chai hết rồi giờ lấy đâu ra mà ôn thi đây. Nghĩ đến đây máu lười lại nổi lên, thôi vậy!

Lê Huy Tiến (áo đen)
Lê Huy Tiến (áo đen)

        Nhưng một hôm, vì rảnh quá không có gì làm nên mình lên mạng lướt web chơi game như mọi khi. Vô tình mình thấy thông tin về FUNIX. Tò mò mình click vào xem thử… A cơ hội đến rồi! Đại học online không cần đến trường, chương trình thiên về thực hành nên thời gian học khá nhanh, lại còn được vào Fsoft  thực tập để nâng cao kĩ năng cũng như có các mối quan hệ với mentor đến từ các công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam nữa chứ. Thế là mình đăng kí học thử.

          Chứng chỉ công dân số có vẻ không khó khăn lắm vì mình lướt facebook cũng như coi MV âm nhạc hàng ngày ý mà. Nhưng đến các môn sau mình mới thấm đòn vì sự lười biếng của mình. Vì đây là lần đầu tiên mình học công nghệ, ở lớp mình khá lười nên hay nhờ vả mọi người làm hộ mình những cái liên quan đến kĩ thuật nên đến canh lề cho world mình còn chả biết làm nữa, được cái kĩ năng nhờ vả của mình tốt nên 3 năm đại học trôi quá khá bình yên. Nhưng bây giờ thì phải tự học thực sự rồi. Vậy phải làm sao?

Cái khó ló cái khôn, mình bắt đầu phát triển được kĩ năng sắp xếp, cái nào mình search google sẽ nhanh hơn là kết nối Hannah hỏi mentor, cái nào nên hỏi mentor để nhanh hơn và hiểu sâu hơn. Nên hỏi mấy anh mentor cho chắc ăn (Tất nhiên cũng có trường hợp hiếm là tất cả mentor đều không trả lời được, thôi thì khó quá cho qua vì quan điểm của mình là nhiều mentor mà không biết suy ra cái này thuộc dạng kiến thức hàn lâm không dùng nhiều trong công việc). Nhưng kĩ năng quan trọng nhất là: Đặt câu hỏi làm sao để mentor có thể trả lời nhanh nhất, đúng trọng tâm cái mình cần nhất và đặc biệt là không vi phạm luật của FUNIX vì sinh viên không được nhờ mentor chỉ rõ đáp án của quiz và asm, nhưng mà tự mò thì với trình độ của mình chắc đến tết công gô cũng chưa xong quá. Nên mình đã nghĩ ra cách hỏi để làm sao mentor chỉ mình 80-90{0997bcf0551c8628211e1e8ed321fafc626f155ce66b2440606aeab5797e0145} asm mà vẫn không phạm luật. Thật ra mình nghĩ, ở đâu cũng thế, mà đặc biệt những ngành cần phải đầu tư thời gian học như khối ngành kĩ thuật, công nghệ thông tin thì khi bạn là lính mới hoặc mới trong lĩnh vực đó (công nghệ thay đổi liên tục nên nếu bạn theo ngành này bạn phải chuẩn bị tâm lí học hỏi cái mới liên tục). Thì bạn cần phải biết sắp xếp thời gian tự học và hỏi những người có kinh nghiệm sao cho bạn học được kiến thức đó nhanh nhất và hiệu quả nhất để có thể thực hiện công việc một cách tốt nhất.

Ngoài ra, bạn còn cần phải nắm được xu hướng công nghệ là gì, cái gì phù hợp với bản thân để từ đó trong quá trình học bạn cân nhắc môn nào bạn cần hiểu sâu, môn nào bạn chỉ cần biết căn bản. Mà cái đó thì ngoài tự tìm hiểu, việc hỏi những người đi trước đóng vai trò rất quan trọng để bạn xác định chiến lược của mình.

Cám ơn các bạn rất nhiều vì đã đọc đến đoạn này. Thiệt ra bài mình khúc trên cũng có nhiều chỗ mình thêm mắm thêm muối vào để dễ viết hơn nhưng có 2 điều này mình muốn chia sẻ thật lòng với các bạn:

          Điều thứ 1: Xu hướng hiện đại hóa là xu hướng tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Mà đã là tất yếu thì nó không phải do chúng ta quyết định. Cũng giống như dòng sông chảy về một hướng thì bạn không thể bắt nó chảy về hướng ngược lại. Do đó, thay vì ngồi nhìn sông chảy bạn hãy hành động, việc bạn trang bị kiến thức về công nghệ thông tin sẽ giúp bạn có thể chèo thuyền xuôi dòng, sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc chèo ngược dòng.

          Điều thứ 2: Việt Nam có thể thua thế giới nhiều thứ nhưng đầu óc logic của con người Việt Nam không thua. Thứ hạng về Toán, Tin của người VN không hề thấp trên thế giới. Nhưng phải nói là không phải ai cũng có điều kiện tốt nhất để học hết 4 năm đại học (một số anh chị đã đi làm, một số bạn học trái ngành, một số em không thích bỏ 4 năm để tiếp thu hết các kiến thức hàn lâm có thể không dùng hết,…) Mình nghĩ đó là lí do tại sao nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu và mình cũng nghĩ đó là 1 trong các lí do mà anh Nam hiệu trưởng quyết định thành lập trường này để đào tạo thêm nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, để tận dụng lợi thế về đầu óc logic của người Việt Nam nhằm góp phần phát triển đất nước trong cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 ở thế kỉ 21 này

 Mình xin hết. Cám ơn các bạn đã dành thời gian đọc hết bài của mình. Thiệt ra nếu bạn lỡ học hay làm trái ngành thì cũng không nên nghĩ nếu bây giờ theo công nghệ thông tin thì kiến thức và kinh nghiệm bao nhiêu năm qua là công cốc. Vì xét cho cùng sản phẩm công nghệ thông tin muốn kiếm tiền được thì nó cũng phải phục vụ một nhu cầu nào đấy của cộng đồng. VD như phần mềm kế toán, phần mềm y tế, app hẹn hò(marketing quảng cáo),… Nên biết đâu đấy sự kết hợp giữa kiến thức và kinh nghiệm của bạn từ đó đến giờ với kiến thức công nghệ thông tin lại rất hữu ích cho con đường sự nghiệp của bạn thì sao?

Thấy mình nói đúng thì cho một like nhé!

Lê Huy Tiến – Sinh viên K1611C2

Đại học trực tuyến FUNiX – funix.edu.vn

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!