Nam sinh gen Z học lập trình nhúng IoT đón đầu xu hướng việc làm công nghệ
Ngay từ đầu, do xác định thời gian đào tạo của FUNiX khá ngắn, tập trung vào các kiến thức thực tế doanh nghiệp cần, Phạm Hồng Quy đã không do dự đăng ký khoá học Lập trình nhúng IoT cùng Lumi, với mục tiêu duy nhất là nâng cao kỹ năng ngoài kiến thức trên giảng đường để có thể tìm được việc làm sớm nhất trong ngành này.
- FUNiX triển khai gần 90 khóa học miễn phí dành cho học viên sau một năm
- Học viên FUNiX đi xTour tại công ty LUMI
- Lập trình nhúng ở Việt Nam có những cơ hội nghề nghiệp gì?
- Học lập trình nhúng ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?
- Tổng hợp bài tập lập trình nhúng mới nhất dành cho người tự học
Phạm Hồng Quy (sinh viên năm 4 ngành CNTT, Nha Trang) lựa chọn khóa học Lập trình nhúng IoT cùng Lumi tại FUNiX, với mong muốn được bổ trợ kiến thức cho việc học và nâng cao kỹ năng lập trình, để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn trong ngành IoT – một ngành “hot” của xu thế công nghệ mới hiện nay.
Ngành Internet of Things (IoT- Công nghệ vạn vật kết nối) đang mở ra cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong thời đại cách mạng 4.0. Những lập trình viên kinh nghiệm tham gia nghiên cứu IoT vì không muốn mình bị lạc hậu so với công nghệ của thế giới. Còn những lập trình viên tương lai tìm học IoT để khởi nghiệp, hoặc để có một công việc tốt hơn trong tương lai.
Ngay từ đầu, do xác định thời gian đào tạo của FUNiX khá ngắn, tập trung vào các kiến thức thực tế doanh nghiệp cần, Phạm Hồng Quy đã không do dự đăng ký khoá học Lập trình nhúng IoT cùng Lumi, với mục tiêu duy nhất là nâng cao kỹ năng ngoài kiến thức trên giảng đường để có thể tìm được việc làm sớm nhất trong ngành này.
Sau một thời gian theo học tại “trường mây”, Quy nhận thấy khoá học Lập trình nhúng IoT đã đáp ứng nhiều hơn mong đợi của mình. “Từ kiến thức cho đến cộng đồng học tập, mọi người nhiệt tình và chăm chỉ khiến em cũng bị cuốn theo. Bên cạnh việc học, mình cũng kết nối và tạo dựng được những mối quan hệ tốt, hỗ trợ cùng nhau học tập tốt hơn để phát triển bản thân” – Quy chia sẻ.
Quy đánh giá cao sự hỗ trợ rất tận tình của đội ngũ hannah, mentor FUNiX thông qua các buổi tư vấn, các phiên hỏi đáp, với kinh nghiệm thực chiến và khả năng nắm bắt tâm lý học viên rất “trúng và đúng”, đã thực sự giúp cậu tháo gỡ được rất nhiều khó khăn trong quá trình học cũng như tìm kiếm cơ hội việc làm trong một ngành công nghệ còn khá mở mẻ tại Việt Nam như IoT.
Hiện, Quy đang học đến môn cuối cùng của khóa học và sắp chuyển sang giai đoạn thực tập. Lựa chọn theo ngành IoT, lúc đầu Quy cũng băn khoăn về vấn đề thực tập hay xin việc làm vì cho rằng đây là một ngành khá đặc thù, quy mô phát triển chưa nhiều, hơn nữa bản thân cậu cũng thiếu tự tin về việc phỏng vấn hay viết CV xin việc. Nhưng sau khi tham gia buổi trao đổi với mentor Nguyễn Phú Phượng – với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lập trình nhúng và 5 năm trong lĩnh vực lập trình IoT, mọi lo lắng đã được xoá nhoà.
Ngược lại, mentor cho rằng cơ hội thực tập trong ngành IoT còn nhiều hơn nếu học viên chịu khó tìm hiểu trên một số kênh tìm việc, website doanh nghiệp hoặc qua mối quan hệ, có rất nhiều công ty sẵn sàng nhận thực tập sinh. “Đi thực tập là thời gian để tìm hiểu, làm quen với môi trường làm việc của doanh nghiệp, xem thực tế khác với trường học như thế nào. Kiến thức mà FUNiX đã trang bị đủ để cho học viên có thể làm được trong kỳ thực tập này nên cứ tự tin làm thôi. Mục tiêu của khoá học này là ngay sau khi hoàn thành, học viên có thể đi làm tại các công ty liên quan đến mảng smarthome, smartcity và trực tiếp nhất là công ty Lumi Việt Nam” – Quy nhớ lại lời mentor chia sẻ, như một nguồn động viên, khích lệ rất lớn đối với cậu.
Khoá Lập trình nhúng IoT do FUNiX hợp tác đào tạo với Công ty Lumi Việt Nam đã mang lại cho chàng sinh viên năm 4 nhiều kiến thức bổ trợ cho việc học tập trên giảng đường, vừa giúp cậu có thể kết hợp viết phần mềm với lập trình nhúng để sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng, vì theo mentor Phú Phượng khi đi xin việc làm trong ngành IoT, sản phẩm thực tế chính là lợi thế lớn nhất để có thể ứng tuyển thành công tại doanh nghiệp.
Chia sẻ về điều tâm đắc nhất trong quá trình học, Quy cho biết: “Kiến thức về vi điều khiển làm em bất ngờ nhất về những khả năng mà nó có thể làm được với một hình dạng nhỏ bé như vậy. Em cũng biết thêm được nhiều điều thú vị về mạng không dây Zigbee. Các kiến thức này hỗ trợ em trong việc tìm hiểu thêm các vi điều khiển và các mạng không dây khác như Wifi hay Bluetooth. Nhờ đó, mà những tính năng em có thể tích hợp vào trong sản phẩm của mình cũng nhiều hơn”.
Học song song hai chương trình cùng một lúc nên chàng sinh viên gen Z luôn phải tận dụng tối đa khoảng thời gian buổi tối để học chương trình IoT tại FUNiX. “Em thường dành 3 tiếng mỗi ngày, thường là sau 9 giờ tối để học FUNiX, vì em thấy đây là thời gian hợp lý để em và mentor có thể tỉnh táo hơn khi đêm muộn, đặc điểm thường thấy ở các Coder” – Quy cho biết.
Theo cậu sinh viên Nha Trang, học khoá Lập trình nhúng IoT nên học tuần tự theo khung chương trình có sẵn, không học vượt rất dễ bị “hổng” kiến thức. “Ngoài ra, em thường sẽ đọc trước các bài assignment để biết mình cần những kiến thức nào để có thể làm tốt bài này, tiết kiệm thêm thời gian” – Quy cho biết thêm.
Với nhiều kinh nghiệm tích luỹ được từ các “đàn anh” đi trước và khả năng tự học của bản thân, Quy được giới thiệu làm tutor hỗ trợ các học viên khác trong cộng đồng học tập của FUNiX. Điều này khiến cậu rất vui và như được tiếp thêm năng lượng trong công việc cũng như cuộc sống, cậu mong muốn tiếp tục được tham gia vào các hoạt động học tập tại FUNiX ngay cả khi kết thúc khoá học.
Mục tiêu trước mắt của Quy là hoàn thành tốt khoá học, đây sẽ là “chìa khoá” giúp cậu tự tin tìm kiếm cơ hội việc làm rộng mở trong ngành IoT để phát triển bản thân và làm chủ sự nghiệp.
Vân Anh
Tin liên quan:
- Bí quyết tối quan trọng giúp bạn không lo thất nghiệp khi học ngành phần mềm
- Làm thế nào để hiểu framework một cách nhanh nhất
- Cách sắp xếp thời gian học trực tuyến cho người đi làm chuyển nghề IT
- Nên học tiếng Anh trước hay học IT trước?
- FUNiX, Udemy hợp tác đào tạo nhân lực chuyển đổi số với Hội Tự động hóa Việt Nam
- Nam sinh lớp 10 trường Quốc tế tại Sài Gòn mê học lập trình trực tuyến
- Vì sao sinh viên CNN cần trang bị kỹ năng tìm việc IT
- Chuyển nghề lập trình viên ở tuổi 35
- Cậu bé 13 tuổi thiết kế trang web cho công ty của mẹ
- So sánh Công nghệ Flashblade với các giải pháp lưu trữ truyền thống
Bình luận (0
)