5 tác động của đại dịch: Covid đẩy con người tiến hóa trước 50 năm

5 tác động của đại dịch: Covid đẩy con người tiến hóa trước 50 năm

Chia sẻ kiến thức 19/07/2021

Tại xTalk diễn ra tôi 17/7, anh Đặng Việt Hùng -  Founder & CEO Five Fishes Holding, Founder nhóm Pandend cộng đồng y khoa phòng chống Covid, đồng thời là mentor FUNiX đã có những chia sẻ đắt giá về góc nhìn của mình đến những tác động của đại dịch Covid lên mọi mặt của thế giới hiện đại.

Theo mentor Hùng Đặng, Covid sẽ ko biến mất. Các bệnh đã tiêm phòng cả trăm năm nay như bại liệt, uốn ván.. thì bại liệt gần đây mới mất, mà dù mất đi vẫn có thể bùng phát trở lại.  Dù vậy, Covid sẽ không phổ biến như cúm mùa vì Covid gây chết người.  Là động vật xã hội, con người phần nào bị Covid biến thành động vật “hang động”, phải trốn vào một góc, cách ly nhau và hạn chế đi lại. Dưới đây là những tác động của đại dịch Covid lên mọi mặt đời sống loài người trên thế giới.

Tác động về sức khỏe: 

Tác động của đại dịch Covid khiến con người phát triển tâm lý sợ vi khuẩn, vi sinh. Điều này không hề tốt bởi khi tiếp xúc với nhiều vi sinh thì hệ miễn dịch của chúng ta sẽ phát triển hơn và ngược lại thì sẽ kém hơn. gc lại thì sẽ kém hơn.Cách sống “hang động” không tốt, làm con người ít vận động, đi lại, khiến hệ miễn dịch suy giảm…

Anh Hùng Đặng cho rằng, trẻ em sinh ra trong thời kỳ đại dịch sẽ bị ảnh hưởng về mặt sức khỏe. Trong lịch sử, những đứa trẻ sinh ra trong thời ký dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát trong chiến tranh thế giới thứ Nhất có khả năng mắc bệnh tim cao hơn 25% so với những trẻ khác – do ảnh hưởng vấn đề nội tiết từ người mẹ khi mang thai.

Cùng với đó, tâm lý thời ký dịch bệnh khác với tâm lý thời kỳ bình thường, sẽ tác động lên nội tiết bố mẹ. Tác động của đại dịch này có thể cũng ảnh hưởng như vậy lên con người về mặt sức khỏe.

Tác động về tâm lý 

Theo Tâm lý học hành vi, khi hai con người muốn kết nối với nhau, thân mật với nhau thì một người phải chấp nhận người kia vào không gian cá nhân (phạm vi 1 mét) của họ. Đại dịch xảy ra thì con người khi tiếp xúc, tất cả cần cách nhau tối thiểu 2m. Covid làm con người xa cách nhau hơn. 

Ví dụ, khi gặp nhau thông thường như trong chung cư, mọi người bắt tay chào hỏi, thì nay đứng xa nhau, thậm chí quay mặt vào tường để đỡ văn giọt bắn, nhìn nhau qua khẩu trang… Điều này khiến tính cảm con người rõ ràng bị ảnh hưởng. Tác động của đại dịch Covid khiến con người ta sẽ cô đơn hơn.

Giờ đây, “cứu cánh” của con người là Internet: Con người tìm kiếm giải trí, giao lưu – những cái đã bị mất đi vì đại dịch qua Internet. Họ sống online nhiều hơn, không “trốn trong nhà” theo khía cạnh vật lý, mà còn có xu hướng “trốn” vào thế giới ảo.  

tác động của đại dịch
Covid tác động lên mọi mặt của đời sống, bao gồm chính trị

Những thói quen này đã được con người thực hành trong một năm rưỡi qua. Trong khi thông thường, một thói quen thực hành liên tục trong vài tháng sẽ thành vĩnh viễn.

Tác động về kinh tế 

Khi con người dành thời gian online nhiều hơn thì họ cũng tiêu tiền online nhiều hơn. Như vậy, nền kinh tế chuyển online cùng với hành vi con người. Có 3 nhóm kinh doanh offline là:

(1) Nhóm cần đầu tư chi phí cố định nhiều như hàng xa xỉ, hàng không, khách sạn… đều thiệt hại rất nhiều trong đại dịch.

(2) Nhóm có chi phí cố định không nhiều, có thể chuyển dịch như giáo dục, ăn uống.. sau này dù hết dịch thì tỉ trọng kinh doanh cũng vẫn cao hơn. 

(3) Nhóm hoạt động kinh doanh online hoàn toàn như e-commerce, giải trí online như Netflix, tăng trưởng chóng mặt. 

Bên cạnh đó, các biện pháp nới lỏng tiền tệ, giảm lãi suất cho vay, in tiền… được các nước áp dụng trong bối cảnh kinh tế suy thoái… sẽ khiến con người chuyển dịch niềm tin vào kiểu tiền tệ không dễ bị thao túng như Bitcoin. Tài sản ở đâu thì kinh doanh ở đó. Rất có thể trong 10 năm tới, hoạt động kinh doanh trên nền tảng crypto sẽ rất nhộn nhịp.

Ngoài ra, thế giới xuất hiện nhóm người nghèo mới: Do mất việc, phá sản, ảnh hưởng vì đại dịch. Tệ nạn, nhu cầu y tế gia tăng, hệ lụy vì Covid có thể kéo dài 3-5 năm sau đại dịch. 

Tác động về chính trị 

Tác động của đại dịch Covid về mặt chính trị, mô hình tập quyền trước đây bị phản bác giờ lại được ca tụng trong dịch bệnh. Nhiều người cho rằng thể chế một đảng lãnh đạo thì chống dịch mới tốt. Trong dịch, người ta thấy mô hình nào chống dịch tốt thì người ta nghĩ đó là mô hình đúng. 

Thực tế là mỗi giai đoạn thì sẽ thích hợp với một mô hình chính trị khác nhau. Trong những giai đoạn căng thẳng, dịch bệnh, chiến tranh… thì mô hình tập quyền tốt hơn vì một nhóm đông người cần được lãnh đạo để đi về một hướng. Nhưng thời bình thì lãnh đạo dân chủ phát triển hơn. 

Trong đại dịch, công nghệ giám sát phát triển mạnh: Qua định vị điện thoại, chính quyền sẽ biết ai đó có khai báo Y tế gian dối hay ko. Những hoạt động giám sát trước đây thực hiện ngầm thì giờ công khai hơn. Khi tập quyền và theo dõi kết hợp với nhau thì sẽ thành độc tài kỹ thuật số. Đó cũng là hậu quả lâu dài của đại dịch. 

Kết luận chung

Bức tranh về tác động của đại dịch có vẻ u ám. Nhưng không phải vậy, đại dịch đã đạp một cú vào mông đau điếng đẩy con người tiến về phía trước khoảng 50 năm. Tức là con người bị bắt buộc tiến hóa. 

Nếu không có dịch bệnh thì ko thể có sự số hóa vượt bậc như bây giờ. Trẻ con không thể thích nghi học online nhanh như vậy. Điều này rất tốt. Cách học hiện đại khiến con người không phải trả một khoản tiền lớn đến trường để ng khác dạy, mà là bất cứ khi nào cũng có thể chỉ cần mở máy tìm kiếm kiến thức cần thiết và có thể học. 

Nhìn chung, sự toàn cầu hóa về kỹ thuật số giúp con người tương tác với nhau trên không gian số dễ dàng hơn.

Quỳnh Anh

Tác động của đại dịch Covid đến nền Kinh tế Blockchain trong 10 năm tới

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!