Bí quyết giúp bạn học Kỹ thuật phần mềm không lo thất nghiệp
Bài viết sau đây bật mí một vài bí quyết giúp bạn học Kỹ thuật phần mềm không lo thất nghiệp, hãy cùng khám phá và áp dụng những điều phù hợp với bản thân
- FUNiX triển khai gần 90 khóa học miễn phí dành cho học viên sau một năm
- Phát triển khả năng tự học qua khóa học IT trực tuyến ở FUNiX
- Lợi thế học nghề IT tại FUNiX dành cho bạn trẻ đang tìm việc
- Đầu tư học IT cho con như thế nào cho đúng cách
- Hướng đi để vừa học ngoại ngữ, vừa học IT chuyển ngành, chuyển nghề
Table of Contents
Học Kỹ thuật phần mềm không lo thất nghiệp là có thật nếu bạn tuân thủ một số quy tắc trong học tập và không ngừng nỗ lực trau dồi kiến thức, kỹ năng trong ngành.
Bài viết sau đây bật mí một vài bí quyết giúp bạn học Kỹ thuật phần mềm không lo thất nghiệp, hãy cùng khám phá và áp dụng những điều phù hợp với bản thân
Triển vọng ngành Kỹ thuật phần mềm trong kỷ nguyên số hóa
Ngành phần mềm – hay Kỹ thuật phần mềm (hoặc công nghệ phần mềm) có tên tiếng Anh là Software Engineering. Đây là một nhánh thuộc ngành công nghệ thông tin, chuyên về việc sử dụng, phát triển, thiết kế và đảm bảo các hệ thống, sản phẩm phần mềm hoạt động hiệu quả, an toàn, đáp ứng được các nhu cầu của con người. Người làm phần mềm sẽ sử dụng các ngôn ngữ lập trình để tạo lập ra sản phẩm theo yêu cầu.
Đây là một trong những ngành phát triển nhất hiện nay bởi phần mềm có mặt ở khắp mọi nơi, khi mà Công nghệ thông tin càng phát triển, thì kéo theo các nhu cầu sử dụng sản phẩm, hệ thống phần mềm cũng ngày một gia tăng, không chỉ về số lượng mà cả chất lượng, các kĩ thuật đằng sau đó.
Đặc điểm nổi bật của ngành phần mềm hiện nay là ngành này rất khát nhân lực. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đây chính là xương sống của mọi ngành và phần mềm cần phát triển tương ứng để có thể đáp ứng được nhu cầu của ngành. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng như trên thế giới luôn có nhu cầu tuyển dụng nhân lực chất lượng, giải quyết các bài toán từ khách hàng. Dải lương trong ngành phần mềm nói riêng, IT nói chung được cho là nổi trội hơn nhiều so với ngành nghề khác. Sau khi tốt nghiệp, các bạn trẻ có thể đi làm vị trí fresher từ 8-12 triệu đồng trở lên khá phổ biến. Với các bạn học việc, đôi khi còn tìm được công việc Intership có trả lương, cũng lên tới 5-6 triệu đồng/tháng. Dải lương cho các bạn từ Junior, Senior có kinh nghiệm 1-3 năm, 3-5 năm trở lên là rất rộng mở, thường mức lương cũng dao động từ 1000 đến vài nghìn đô la/ tháng.
Bí quyết giúp bạn học Kỹ thuật phần mềm không lo thất nghiệp
Hấp dẫn là thế, nhiều cơ hội là thế, nhưng nhiều người cũng lo ngại ngành phần mềm bão hòa khi lượng người học quá nhiều, trong khi các công ty công nghệ đang đồng loạt cắt giảm nhân sự. Lo thất nghiệp khi học phần mềm là một thực tế có thật. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn tránh được mối lo này nếu thật sự yêu thích, dám gắn bó, dám đánh đổi công sức để học tập và chinh phục ngành phần mềm.
Thực tế là bất kì ngành nghề nào trong xã hội cũng có cơ hội trở thành trào lưu hoặc thoái trào ở một thời điểm nào đó. Nếu ở đúng “đỉnh cao”, thì quả thực, chỉ cần học và có kiến thức cơ bản của ngành, bạn cũng dễ dàng tìm được công việc cho mình; còn ở giai đoạn ngành nghề đó đi xuống, thì việc tìm cơ hội việc làm là khó khăn. Với ngành phần mềm cũng vậy. Tuy nhiên, nếu chỉ học tập và sở hữu kiến thức ở mức trung bình, bạn khó lòng có được chỗ đứng trong ngành phần mềm ngay cả giữa lúc ngành này ở đỉnh cao, và cũng khó lòng thất nghiệp dù ngành này suy thoái, nếu bạn thực sự có năng lực, kĩ năng và đam mê thực thụ.
Để không lo thất nghiệp khi học ngành phần mềm, bạn cần học tập một cách bài bản, chọn cho mình một lộ trình phù hợp và đồng thời liên tục trau dồi kiến thức chuyên môn để theo kịp ngành, không lo bị đào thải trong bất kì hoàn cảnh nào. Như vậy, dù cho ngành công nghệ thông tin thoái trào, thì bạn cũng vẫn có cho mình cơ hội nghề nghiệp ổn định, vẫn là nhân sự được doanh nghiệp khao khát, trân trọng. Còn khi lĩnh vực này thăng hoa, thì những người giàu chuyên môn, đam mê, cầu tiến như bạn chắc chắn sẽ càng được doanh nghiệp săn đón, trọng dụng.
Chương trình Kỹ thuật phần mềm tại FUNiX
Chương trình Kỹ thuật phần mềm tại FUNiX sẽ hỗ trợ giúp bạn có thể dễ dàng tìm việc, không lo thất nghiệp sau khi học xong.
Tại FUNiX, FUNiX bạn có mentor đồng hành 1-1 nên việc học càng trở nên dễ dàng; có hannah động viên, khích lệ nên việc học sẽ không quá áp lực; bạn còn có cộng đồng học tập rộng khắp và nhiều hoạt động thú vị khi tham gia cộng đồng FUNiX. Hãy tận dụng tối đa nguồn lực này để có người tư vấn, định hướng nghề nghiệp và hỗ trợ cho bạn thật nhiều trong học tập. Bạn cũng có thể xin tư vấn hướng nghiệp nếu giai đoạn này đang có khó khăn, thắc mắc về ngành nghề.
Theo anh Hoàng Việt Thắng – Giám đốc Trung tâm cung ứng nguồn lực số đại diện FUNiX, FUNiX đang trang bị cho học viên nhiều công nghệ học tập mới của thế giới cũng như cộng đồng hỗ trợ tối ưu nhất cho người học như: Cung cấp tài khoản ChatGPT cao cấp nhất; trang bị ứng dụng lọc âm thanh AI; học liệu bao gồm nguồn MOOC do các trường đại học, chuyên gia uy tín trên thế giới giảng dạy kết hợp các dự án (project) thực hành chuyên sâu; hệ thống hỏi đáp Discord; quá trình học, học viên được hỗ trợ chuyên môn 1:1 bởi đội ngũ chuyên gia làm việc trong ngành Công nghiệp phần mềm (mentor) và cán bộ hỗ trợ học tập cá nhân (hannah),…
Vân Anh
Tin liên quan:
- Bí quyết tìm nơi thực tập ngành IOT dành cho sinh viên
- Nam sinh Gen Z học Lập trình nhúng IoT để mở rộng cơ hội việc làm
- 2 thách thức khi học code của dân trái ngành và cách hóa giải
- Bí quyết giúp dân trái ngành cải thiện cách tự học IT
- FUNiX – 1Office ký thoả thuận hợp tác chiến lược phát triển Udemy Business tại Việt Nam
- Lãnh đạo FUNiX – Udemy gặp gỡ các doanh nghiệp đối tác
- Băn khoăn thường gặp của người trẻ học lập trình mobile
- Làm thế nào để hiểu framework một cách nhanh nhất
- Cách sắp xếp thời gian học trực tuyến cho người đi làm chuyển nghề IT
- Nên học tiếng Anh trước hay học IT trước?
- Nam sinh lớp 10 trường Quốc tế tại Sài Gòn mê học lập trình trực tuyến
- Vì sao sinh viên CNN cần trang bị kỹ năng tìm việc IT
Bình luận (0
)