Các bước để theo ngành CNTT dù chưa biết về lập trình

Các bước để theo ngành CNTT dù chưa biết về lập trình

Chia sẻ kiến thức 12/05/2023

Chưa có kiến thức , chưa biết về lập trình vẫn có thể theo ngành CNTT. Nhưng nó đòi hỏi trước tiên bạn phải hiểu về ngành đã. Trước khi quyết định theo đuổi ngành công nghệ thông tin, bạn cần tìm hiểu kỹ về ngành này.

Cách để theo ngành CNTT dù chưa biết về lập trình không quá khó như dân ngoại đào nhầm tưởng. Hãy cùng tìm hiểu các bước đi ấy thông qua bài viết sau đây.

Cơ hội trong ngành CNTT

Ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành hot nhất hiện nay và đang có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cũng như nhu cầu nhân lực cực lớn. Với ngành này, bạn có thể tìm được mức lương, thưởng, đãi ngộ tốt, cùng môi trường làm việc cởi mở, năng động.

chưa biết về lập trình
Cách để theo ngành CNTT dù chưa biết về lập trình không quá khó như dân ngoại đào nhầm tưởng.

Các bước theo ngành CNTT dù chưa biết về lập trình

Nếu bạn muốn theo đuổi ngành này mà chưa biết về lập trình, đừng lo lắng! Dưới đây là những bước quan trọng để bạn bắt đầu hành trình tìm hiểu và theo đuổi ngành công nghệ thông tin.

Bước 1: Tìm hiểu, trang bị kiến thức cơ bản về tổng quan ngành

Chưa có kiến thức , chưa biết về lập trình vẫn có thể theo ngành CNTT. Nhưng nó đòi hỏi trước tiên bạn phải hiểu về ngành đã. Trước khi quyết định theo đuổi ngành công nghệ thông tin, bạn cần tìm hiểu kỹ về ngành này. Bạn có thể đọc các bài viết, sách hay các trang web liên quan đến ngành công nghệ thông tin để hiểu rõ hơn về các lĩnh vực và cơ hội việc làm trong ngành này.

Từ đây, bạn sẽ thấy rằng có rất nhiều nghề trong ngành CNTT không yêu cầu bạn phải lập trình. Và tùy thuộc độ yêu thích, bạn hãy xác định mình có muốn theo đuổi các ngành/ nghề đó hay không.

Bước 2: Tìm hiểu kiến thức qua các nền tảng miễn phí hoặc trực tuyến

Có hiểu, có lợi thế vì biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Hãy tìm hiểu kiến thức nền tảng về CNTT qua mạng, qua các khóa học trực tuyến chẳng hạn, để chủ động, tự tin hơn khi quyết định có theo ngành hay không. 

Tham gia vào các hoạt động liên quan đến công nghệ thông tin là một cách tốt để tìm hiểu thêm về ngành này và kết nối với cộng đồng người đam mê công nghệ thông tin. Bạn có thể tham gia vào các hội thảo, sự kiện, các cuộc thi lập trình, để kết nối với những người có cùng sở thích và tìm hiểu thêm về ngành công nghệ thông tin.

Từ đây, bạn có thể biết học ở đâu tốt, làm ngành nghề, hướng công nghệ nào thì phù hợp. Bạn có thể tìm được nhiều người có kinh nghiệm để tham khảo ý kiến từ họ.

Bước 3: Chọn hướng đi và chuẩn bị những kỹ năng cần thiết

Ngành công nghệ thông tin bao gồm nhiều lĩnh vực như phát triển phần mềm, bảo mật thông tin,  quản lý dữ liệu, và nhiều hơn nữa… Bạn cần chọn cho mình một chuyên ngành cụ thể và tập trung học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực đó. Dựa vào hướng đi này, bạn sẽ chọn trường, chọn nơi học, chuẩn bị các kỹ năng bổ trợ cần thiết như kỹ năng mềm, tiếng Anh hay là kĩ năng teamwork, kĩ năng giao tiếp…

Hãy nhớ, để theo ngành này, bạn còn cần biết quản lý thời gian, và tư duy logic là rất quan trọng trong ngành công nghệ thông tin. 

Nếu muốn “tập dượt” hãy đăng ký khóa học tại FUNiX. Không chỉ được tích lũy kiến thức về CNTT cơ bản, bạn còn có cơ hội tích lũy tín chỉ để học chuyển tiếp Đại học ngành CNTT nếu muốn.

Mô hình học qua hỏi đáp, có mentor và Hannah đồng hành cùng học liệu MOOCs uy tín ở FUNiX giúp bạn chinh phục mọi lộ trình học tập. Nhờ đội ngũ mentor chất lượng, giàu kinh nghiệm và đến từ các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu FUNiX giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với những kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong ngành công nghệ thông tin. FUNiX cũng liên tục cập nhật chương trình đào tạo theo xu hướng công nghệ mới nhất, đảm bảo sinh viên có được kiến thức và kỹ năng mới nhất để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong thời đại số.

Quỳnh Anh

Tin liên quan:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!