Điều cần chuẩn bị cho sỹ tử chọn nghề cuối cấp
Điều cần chuẩn bị cho sỹ tử chọn nghề cuối cấp là gì để các bạn đạt được điểm tốt, thành tích cao cho học tập, thi cử? Hãy cũng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
- FUNiX triển khai gần 90 khóa học miễn phí dành cho học viên sau một năm
- xTalk 161: Ngành hot IT - Từ lựa chọn tới phỏng vấn thành công
- Gợi ý giúp bạn học thế nào để chuyển nghề IT hiệu quả?
- Lý do nên học kỹ năng IT tại FUNiX để bổ sung năng lực làm việc
- Bí quyết hoàn thiện năng lực làm việc trong kỷ nguyên số
Table of Contents
Điều cần chuẩn bị cho sỹ tử chọn nghề cuối cấp là gì để các bạn đạt được điểm tốt, thành tích cao cho học tập, thi cử và sự vững vàng trong tương lai? Hãy cũng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Điều cần chuẩn bị cho sỹ tử chọn nghề cuối cấp
Giai đoạn cuối cấp, các sĩ tử gặp phải nhiều thử thách, trong đó, chọn nghề cuối cấp là một trong những cửa ải tưởng dễ mà khó, khiến không ít bạn trẻ đau đầu. Ở lứa tuổi này, những trải nghiệm thực về nghề nghiệp gần như bằng không, mà chủ yếu là tìm hiểu qua sách báo, mạng Internet và lời khuyên cửa người xung quanh. Vì thế chọn nghề của các em có thể dựa vào cảm tính rất nhiều.
Sỹ từ chọn nghề cuối cấp dựa vào học lực của bản thân
Lưu ý đầu tiên cho các sỹ tử chọn nghề cuối cấp là phải dựa vào học lực của mình. Học lực có thể phản ảnh được khả năng của bạn như có thiên hướng về Tự nhiên hay Xã hội; Mạnh ở mặt nào và yếu ở mặt nào. Tất nhiên, điểm số học lực không phải là tất cả mà bạn còn cần lắng nghe sở thích cũng như một số yếu tố nằm ngoài điểm số. Nếu việc học trong nhà trường không thật sự đánh giá sát năng lực của bạn, thì bạn cần sử dụng những bài kiểm tra, đánh giá năng lực khách quan hơn. Cần phải trung thực tuyệt đối với bản thân mình.
Bạn không nên chọn nghề vượt quá xa so với học lực, nếu không, ở giai đoạn tiếp theo như học đại học, cao đẳng, bạn dễ bị “hụt hơi”. Vì khi lên đại học, bạn vẫn cần đối mặt với nhiều môn học, có độ khó về mặt kiến thức nhất định…
Sỹ tử chọn nghề cuối cấp: Không chạy theo trào lưu hay dựa hoàn toàn vào ý kiến người thân
Vẫn biết các sỹ tử còn rất trẻ, chỉ 17-18 tuổi, là độ tuổi mà các bạn dễ bị hấp dẫn bởi đám đông, hay dễ dàng nghe theo định hướng, sắp xếp của cha mẹ. Nhưng ngày nay, bạn cần mạnh dạn vượt ra khỏi những trào lưu, xu hướng mà mình “nghe nói”, cũng như không nên hoàn toàn dựa vào định hướng của cha mẹ, đặc biệt là sự định hướng chủ quan.
Hãy luôn tự hỏi: Mình thích gì, mình có thể học chăm chỉ ngành nghề này cả 3-4 năm đại học/ cao đẳng nữa mà không chán? Mình có sẵn sàng làm việc suốt đời, gắn bó với ngành nghề mà mình đang chọn?
Nếu các câu trả lời là có, thì bạn hãy đưa ra chọn lựa của mình, còn nếu không, hãy cân nhắc lại nhé!
Tìm hiểu thực tế về ngành
Như đã nói, các sỹ tử có thể chưa được tìm hiểu thực tế, chưa có trải nghiệm thật về ngành, nghề mình chọn. Do đó để khắc phục thì việc tìm hiểu có những trải nghiệm cụ thể là cần thiết.
Bạn hãy nhờ tới sự giúp đỡ của thầy cô, gia đình để có thể đi xem, tìm hiểu về môi trường ngành nghề mình chọn; trò chuyện và hỏi han về nghề nghiệp với người trong ngành, hoặc xem các bộ phim (tài liệu hoặc phim nghệ thuật đều được) có liên quan đến ngành nghề mình thích để cảm nhận được sự chân thật nhất về ngành nghề mình quan tâm… để có thêm hiểu biết cần thiết.
Kết luận
Đừng coi nhẹ việc chọn nghề. Hãy cố gắng tìm hiểu kĩ lưỡng nhất về mọi ngành nghề bạn muốn theo đuổi. Dựa vào sự hứng thú và khả năng phù hợp mà bạn đánh giá, các sỹ tử sẽ nhận ra mình có nên theo nghề đó hay không.
Quỳnh Anh
Tin liên quan:
- Sai lầm khiến bạn dễ nản khi học lập trình và cách vượt qua
- FUNiX mở rộng hợp tác tại Nhật, thêm cơ hội việc làm cho học viên
- Xây dựng văn hóa học tập: Biến suy thoái thành cơ hội
- Chuyện nữ sinh học trực tuyến để tốt nghiệp đại học sớm
- 5 cách tìm việc IT khôn ngoan cho người ít kinh nghiệm
- Nhân sự nghỉ việc từ công ty lớn khó khăn thích nghi với startup
- Những lưu ý quan trọng dành cho bạn khi chuyển ngành học
- Tại sao CNTT là lĩnh vực nghề nghiệp hấp dẫn hiện nay
- Các yếu tố quan trọng quyết định thành công trong sự nghiệp IT
Bình luận (0
)