Đột phá Công nghệ Cloud 4.0 tại Việt Nam và thành tựu

Đột phá Công nghệ Cloud 4.0 tại Việt Nam và thành tựu

Chia sẻ kiến thức 25/08/2022

Công nghệ Cloud 4.0 được ứng dụng rộng rãi trong quản lý dữ liệu ở tất các ngành lĩnh vực như: y tế, ngân hàng, kinh doanh, bán lẻ, giáo dục,… tại Việt Nam. Dự đoán công nghệ Cloud 4.0 sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong những năm tới.

1. Công nghệ Cloud 4.0 tại Việt Nam

Theo thông tin từ Tập đoàn FPT, doanh thu và lợi nhuận trước thuế trong 4 tháng đầu năm đạt 12.991 tỷ đồng và 2.418 tỷ đồng, tăng 24,5% và 25,9% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ và EPS lần lượt đạt 1.682 tỷ đồng và 1.854 đồng, tăng 35,1% và 34,5%.

Công nghệ Cloud 4.0
Công nghệ Cloud 4.0 ở Việt Nam

Mảng xuất khẩu phần mềm tăng trưởng 29%, đạt mức doanh thu 5,540 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 29%, đóng góp bởi sức tăng đến từ thị trường Mỹ (tăng 67%) và APAC (tăng 40%). Hệ sinh thái Made-by-FPT với hơn 100 nền tảng, giải pháp, dịch vụ và sản phẩm dựa trên các công nghệ lõi như AI, Blockchain, Cloud,… ghi nhận tăng trưởng doanh thu 85,5% lên 336 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm 2022, tiếp tục là một trong những động lực tăng trưởng của FPT trong dài hạn.

Khối lượng đơn hàng ký mới tại thị trường nước ngoài tăng mạnh lên mức 9.018 tỷ tương đương mức tăng trưởng 40,3%. Doanh thu và lợi nhuận trước thuế mảng Công nghệ lần lượt đạt 7.376 tỷ đồng và 1.045 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 27,5% và 26,5%.

Tăng trưởng doanh thu dịch vụ Chuyển đổi số đạt 90,2%, trong đó doanh thu đến từ dịch vụ đám mây (Cloud) tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ (+305%), chiếm 58% doanh thu dịch vụ Chuyển đổi số.

Theo báo cáo của AWS về ứng dụng đám mây trong chuyển đổi số ngành sản xuất, có hơn 96% doanh nghiệp sản xuất trên khắp Đông Nam Á tin rằng cách mạng công nghệ 4.0 với ứng dụng Đám mây điện toán đang thay đổi bộ mặt của ngành. Ngoài ra, mức dự kiến năng suất gia tăng khi ứng dụng công nghệ này lên đến 50%, một con số đủ để các doanh nghiệp đặt kỳ vọng.Thế nhưng, điều đó vẫn là chưa đủ khi doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam khi lựa chọn ứng dụng đám mây vào ứng dụng trong quy trình gặp nhiều “bất cập” từ chi phí cho đến chất lượng doanh thu đều không nhất quán.

Đối với ngành  y tế, công nghệ cloud 4.0 cũng đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc cung cấp dữ liệu đám mây được chứng minh rõ rệt trong thời gian dịch bệnh kéo dài. Bên cạnh đó, công nghệ cloud giúp người bệnh có thể theo dõi thời gian khám, bệnh lý, thông tin bác sĩ trên app, ứng dụng theo dõi sức khỏe tại các bệnh viện.

2. Các mô hình dịch vụ đám mây chính

Các loại Cloud cụ thể được ứng dụng
Các loại Cloud cụ thể được ứng dụng

Các dịch vụ điện toán đám mây bao gồm từ lưu trữ dữ liệu đến các chương trình chức năng, bao gồm phần mềm kế toán, công cụ dịch vụ khách hàng và lưu trữ máy tính để bàn từ xa. Các dịch vụ này có thể được phân loại thành ba mô hình: cơ sở hạ tầng, nền tảng và phần mềm như một dịch vụ.

  • IaaS: Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS) cho phép bạn thuê cơ sở hạ tầng CNTT, bao gồm máy chủ, máy ảo, bộ nhớ và mạng, từ một nhà cung cấp đám mây, thường trên cơ sở trả tiền theo nhu cầu. Các dịch vụ IaaS giúp các doanh nghiệp nhỏ tận dụng các thiết lập xử lý các nhu cầu về khối lượng công việc khác nhau. Hai công ty chủ chốt trong lĩnh vực này là Amazon Web Services và Microsoft Azure.
  • PaaS: Nền tảng như một dịch vụ (PaaS) cung cấp cho các nhà phát triển phần mềm quyền truy cập vào các công cụ dựa trên đám mây như API, phần mềm cổng và cổng web. Các dịch vụ như Lightning của Salesforce, Google App Engine và AWS Elastic Beanstalk là những giải pháp phổ biến.

SaaS: Các dịch vụ SaaS cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào phần mềm qua internet. Các ứng dụng SaaS có thể truy cập được thông qua trình duyệt web, ứng dụng khách trên máy tính để bàn hoặc API tích hợp với hệ điều hành máy tính để bàn hoặc thiết bị di động của người dùng. Các ứng dụng SaaS giúp người lao động cộng tác trong các dự án, tải xuống các tệp quan trọng và làm việc trực tiếp trên các chương trình máy tính chuyên dụng. Trong hầu hết các trường hợp, người dùng SaaS phải trả phí thuê bao hàng tháng hoặc hàng năm. Các dịch vụ như Microsoft Office 365 và Google Workspace là những ví dụ về ứng dụng SaaS.

Xem thêm bài viết liên quan:

Nguyễn Cúc

Nguồn Tổng hợp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!