Khám phá CV “chuẩn tech” của ứng viên IT
Một CV “chuẩn tech” chỉ nên trình bày từ 1 – 5 trang và viết ra những điểm đúng và hay nhất về mình, nên nhất quán, trung thực khi thể hiện CV và tranh thủ “khoe khéo” kinh nghiệm làm việc và “giấu khéo” những nhược điểm của mình.
Table of Contents
Một ứng viên IT có thể ghi điểm với nhà tuyển dụng ngay từ vòng CV nhờ một CV “chuẩn tech”. Nếu bạn chịu khó đầu tư cho CV, bạn hoàn toàn có thể chinh phục ngay nhà tuyển dụng.
Hãy cùng khám phá xem một CV “Chuẩn tech” là như thế nào, và làm sao để tạo dựng một CV “chuẩn tech” qua bài viết dưới đây nhé!
1. CV có đầy đủ thông tin cá nhân
Bạn nên chuẩn bị một bản CV có đầy đủ thông tin cá nhân như Họ và tên đầy đủ, điện thoại, ngày sinh, email… Ngoài thông tin cá nhân chính xác, tránh lỗi, bạn có thể cân nhắc nếu để kèm ảnh profile nên chọn những bức ảnh sáng sủa, rõ ràng nghiêm túc của mình.
Bức ảnh cá nhân đẹp, gọn gàng, (lưu ý không photoshop quá đà) có thể trở thành một lợi thế cho bạn khi tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng từ cái nhìn đầu tiên qua CV.
Bạn cũng cần đảm bảo thông tin ở phần này đủ và chính xác để nhà tuyển dụng có thể ghi chú lại, hoặc là liên hệ với bạn thật dễ dàng.
2. Chia sẻ súc tích về mục tiêu nghề nghiệp
Nhà tuyển dụng có sự quan tâm nhất định cho phần chia sẻ về mục tiêu nghề nghiệp của mỗi ứng viên, vì thế đừng bỏ qua nội dung này trong CV, vì thoạt nghe có vẻ hơi… sáo rỗng nhé! Thay vào đó, hãy nói một cách ngắn gọn, súc tích, chân thành về mục tiêu của bạn trong nghề nghiệp như: Điều bạn muốn đạt được qua công việc, những gì bạn hướng tới, có thể nêu mục tiêu sau 3 năm, 5 năm, …
Mục tiêu nghề nghiệp nên gắn với công việc bạn ứng tuyển và cho thấy cái nhìn rộng mở, nghiêm túc của bạn về tương lai. Đây là điều nhà tuyển dụng nhìn nhận bạn về độ nghiêm túc trong công việc cũng như tinh thần làm việc bền vững, có động lực, là một cách để bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.
3. Kinh nghiệm làm việc thể hiện được kỹ năng nổi trội
Có bao giờ bạn thắc mắc, nhà tuyển dụng nhìn gì ở trong bản CV của bạn, nhất là trong phần kinh nghiệm làm việc? Hầu hết nhà tuyển dụng đều quan tâm phần này, nhưng không phải để làm một phép cộng nhẩm xem bạn đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm qua những công việc gì. Thay vào đó họ muốn hiểu xem bạn đã có những kinh nghiệm, kỹ năng cụ thể nào, được trui rèn qua thực tế ra sao?
Để ghi điểm với nhà tuyển dụng qua phần kinh nghiệm thì bạn nên trình bày kinh nghiệm theo thời gian ngược, từ công việc gần nhất đến công việc xa nhất. Ở mỗi công việc, ngoài thời gian làm việc bạn nên lượng hóa được các kinh nghiệm, công việc mình đã làm giúp nhà tuyển dụng hiểu được kinh nghiệm, khả năng của mình.
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì sao? Bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng các kinh nghiệm thực tập hoặc là trải nghiệm của mình trong nhà trường và từ đó thể hiện ra những kỹ năng của mình.
4. Kỹ năng và bằng cấp trong CV “chuẩn tech”
Trong CV, hãy tranh thủ liệt kê những từ khóa miêu tả kỹ năng chuyên môn, tập trung vào các kỹ năng phục vụ công việc đang ứng tuyển. Còn về bằng cấp và học vấn cũng là điều nhà tuyển dụng quan tâm và bạn nên trình bày theo thứ tự ngược thời gian từ Đại học/ sau đại học… trở lại; nên đảm bảo đầy đủ thông tin về trường đào tạo, thời gian học và thành tích nếu có.
Một CV “chuẩn tech” chỉ nên trình bày từ 1 – 5 trang và viết ra những điểm đúng và hay nhất về mình, nên nhất quán, trung thực khi thể hiện CV và tranh thủ “khoe khéo” kinh nghiệm làm việc và “giấu khéo” những nhược điểm của mình.
>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:
>>> Xem thêm bài viết:
Đại học trực tuyến? Tại sao nên chọn học đại học trực tuyến thay vì đại học offline?
5 điều có thể bạn chưa biết về học lập trình trực tuyến FUNiX
Review khóa học trực tuyến FUNiX FPT đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn
FUNiX đào tạo lập trình trực tuyến cung cấp nhân sự tập đoàn FPT
5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)