Lời khuyên đắt giá của chuyên gia cho sinh viên năm cuối theo ngành IOT
Dưới đây là lời khuyên đắt giá của chuyên gia, mentor FUNiX dành cho sinh viên năm cuối theo ngành IOT qua buổi tư vấn 1-1 cùng học viên.
- Học viên FUNiX đi xTour tại công ty LUMI
- Những điều cần lưu ý để tự tin tìm việc sau khóa học IOT trực tuyến
- Học IOT có làm việc được trong lĩnh vực ô tô hay không?
- Chuyển ngành sang IOT, xTer nhận tư vấn nghề nghiệp "chất" từ mentor
- Khó khăn của dân nonIT học IOT và cách khắc phục
Table of Contents
Tham gia khóa học IOT tại FUNiX có rất nhiều học viên ở lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau, trong đó có cả các bạn sinh viên muốn tìm cơ hội sự nghiệp, việc làm vững chắc. Dưới đây là lời khuyên đắt giá của chuyên gia, mentor FUNiX dành cho sinh viên năm cuối theo ngành IOT qua buổi tư vấn 1-1 cùng học viên.
Bạn Phạm Hồng Quy (sinh viên năm 4 ngành CNTT, Nha Trang) lựa chọn khóa học Lập trình nhúng IOT cùng Lumi tại FUNiX. Mong muốn của Quy là được bổ trợ kiến thức cho việc học và nâng cao kỹ năng lập trình, đồng thời tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn trong ngành IoT – một ngành “hot” của xu thế công nghệ mới hiện nay.
Khi lắng nghe mentor FUNiX tư vấn 1-1 về việc học tập, định hướng nghề nghiệp, Quy cho biết bạn đã nhận được lời khuyên đắt giá, lời khuyên này cũng rất ý nghĩa cho các bạn là sinh viên năm cuối theo ngành IOT.
Sinh viên năm cuối theo ngành IOT tìm cơ hội thực tập như thế nào?
Quy chia sẻ thoạt đầu khi mà bản thân mình mới được giới thiệu về ngành IOT và tình hình thực tế của ngành IOT tại Việt Nam, mình đã cho rằng ngành này có vẻ khó xin việc, vì quy mô chưa phát triển cũng như là công ty lập trình nhúng top đầu Việt Nam là Lumi thì cũng chỉ có 01 trụ sở ở Hà Nội là cơ hội để thực tập khi hoàn thành khóa học. Thế nhưng khi có tham gia buổi trao đổi với mentor Phượng của FUNiX thì anh có chia sẻ rằng cơ hội thực tập của mình còn nhiều hơn thế, chỉ là do mình chưa thực sự tìm hiểu kĩ lưỡng. Có rất nhiều công ty sẵn sàng nhận thực tập, thế nên sinh viên năm cuối theo ngành IOT như mình không cần phải quá lo lắng về cơ hội việc làm, thực tập sau này.
Đi thực tập – chỉ “được”, không “mất”
Là một sinh viên năm cuối theo ngành IT, có lẽ điểm chung của nhiều bạn là khá lo sợ khi hình dung về việc phỏng vấn hay viết CV bởi chưa có nhiều kinh nghiệm. Bạn Phạm Hồng Quy cũng gặp vấn đề này nhưng sau buổi trao đổi mentor Nguyễn Phú Phượng của FUNiX, bạn đã “vỡ vạc” ra nhiều điều.
“Mentor có nói với mình rằng khi thực tập thì người được lợi là các công ty, do đó em không cần phải cảm thấy tự ti hay lo sợ gì hết, đi thực tập chỉ có được chứ không có mất đâu em, sợ gì mà không chơi! Giờ ngẫm lại thì mentor nói đúng, cứ “triển” thôi sợ làm gì!” – Quy kể.
Theo đó, ấn tượng của chàng sinh viên năm cuối về mentor thì thật sự khó quên. “Chưa cần nói về buổi tư vấn đâu, mentor Phượng đã chứng tỏ khả năng và sự hiểu biết cũng như là sự nhiệt tình thông qua các phiên hỏi đáp bằng tin nhắn trên Ask Mentor rồi. Nhưng qua buổi tư vấn thì càng thấy rõ sự giàu có kinh nghiệm và khả năng nắm bắt tâm lý học viên của anh. Thật sự rất trân trọng và cảm ơn anh!”.
Tóm lại, các bạn sinh viên năm cuối theo ngành IOT hoàn toàn có thể an tâm học tập và tự tin tạo CV, ứng tuyển các vị trí thực tập. Sự chủ động tìm kiếm kinh nghiệm, chủ động đến với doanh nghiệp sẽ giúp các bạn có thêm nhiều trải nghiệm quý giá và bạn sẽ ngày càng tự tin hơn với năng lực của mình.
Nếu bạn muốn có thêm nguồn lực để hỗ trợ, muốn được nâng cao, mài giũa kiến thức, hãy tham gia các khóa học Upskill tại FUNiX trong đó có khóa học IOT giúp các bạn chinh phục lĩnh vực này một cách thuận lợi hơn.
Vân Anh
Tin liên quan:
- Nam sinh Gen Z học Lập trình nhúng IoT để mở rộng cơ hội việc làm
- FUNiX, Udemy hợp tác đào tạo nhân lực chuyển đổi số với Hội Tự động hóa Việt Nam
- Khóa học Udemy Business – Giải pháp đào tạo nhân sự trực tuyến cho Doanh nghiệp
- FUNiX – 1Office ký thoả thuận hợp tác chiến lược phát triển Udemy Business tại Việt Nam
- Lãnh đạo FUNiX – Udemy gặp gỡ các doanh nghiệp đối tác
- Băn khoăn thường gặp của người trẻ học lập trình mobile
- Làm thế nào để hiểu framework một cách nhanh nhất
- Cách sắp xếp thời gian học trực tuyến cho người đi làm chuyển nghề IT
- Nên học tiếng Anh trước hay học IT trước?
- Nam sinh lớp 10 trường Quốc tế tại Sài Gòn mê học lập trình trực tuyến
- Vì sao sinh viên CNN cần trang bị kỹ năng tìm việc IT
Bình luận (0
)