Lỗi sai khi phản biện nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn

Lỗi sai khi phản biện nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn

Chia sẻ kiến thức 05/09/2023

Hãy cùng FUNiX nhận diện và tìm cách khắc phục một số lỗi sai khi phản biện nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn qua bài viết sau đây bạn nhé!

Lỗi sai khi phản biện nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn có thể khiến cho bạn đang từ ưu thế trở nên mất điểm, thậm chí đánh mất luôn cơ hội trúng tuyển.

Hãy cùng FUNiX nhận diện và tìm cách khắc phục một số lỗi sai khi phản biện nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn qua bài viết sau đây bạn nhé!

Có nên phản biện nhà tuyển dụng?

phản biện nhà tuyển dụng
Lỗi sai khi phản biện nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn có thể khiến cho bạn đang từ ưu thế trở nên mất điểm, thậm chí đánh mất luôn cơ hội trúng tuyển. Ảnh minh họa: Pexcels

Có nên phản biện nhà tuyển dụng, tìm cách đặt ra các câu hỏi, phản biện lại các ý kiến, câu hỏi… trong những cuộc phỏng vấn của nhà tuyển dụng? Trong rất nhiều trường hợp, phản biện góp phần tạo ấn tượng tốt về ứng viên, khi cho thấy đó là ứng viên có chính kiến, có tư duy phản biện hoặc tự tin trong giao tiếp, trao đổi chuyên môn. Tuy nhiên, với cách phản biện không phù hợp, ứng viên cũng dễ gây mất thiện cảm khi “chiếm sóng” của nhà tuyển dụng, người đang trực tiếp phỏng vấn mình.

Lỗi sai khi phản biện nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn

Dưới đây là một số lỗi sai khi phản biện nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn mà bạn nên tránh:

Chưa có nhiều thông tin về công ty hay vấn đề mà nhà tuyển dụng nêu

Muốn đặt câu hỏi phản biện với nhà tuyển dụng, bạn cần có đủ nhiều thông tin để có thể đặt câu hỏi ngược. Các câu hỏi nên liên quan trực tiếp đến công việc mà bạn đang ứng tuyển hoặc quan tâm. Do đó, điều bạn cần làm là tìm hiểu kĩ về công ty: Các định hướng phát triển, các hoạt động công ty đang tập trung triển khai, các vấn đề mà công ty gặp khó khăn.

Bạn có thể tìm hiểu thông qua internet, website, mạng xã hội của công ty, xem review/ đánh giá về công ty trên một số nền tảng tuyển dụng hoặc qua báo chí, truyền thông nếu đó là một doanh nghiệp lớn, nổi tiếng. Bạn cũng có thể nghiên cứu kĩ các tin tức tuyển dụng của công ty – không chỉ bó hẹp ở vị trí mà bạn đang ứng tuyển – để biết được công ty đang có nhu cầu tuyển dụng ra sao, từ đó biết được định hướng phát triển mà công ty hướng đến. Các yêu cầu chung mà công ty đưa ra cho tất cả các vị trí tuyển dụng sẽ phần nào thể hiện văn hóa công ty, hay tầm nhìn hoặc vấn đề mà công ty mong muốn giải quyết/ phát triển. Đó chính là tập thông tin quan trọng để bạn có thể bật ra các câu hỏi phù hợp trong khuôn khổ buổi phỏng vấn tuyển dụng.

Vấn đề phản  biện không thật sự được bạn quan tâm

Câu hỏi ngược của bạn nên là câu hỏi liên quan đến vấn đề bạn thật sự thắc mắc chứ không phải là câu hỏi phản biện nặng hình thức, mang tính chất thể hiện hoặc mang tính thách đố hoặc “bẫy” với nhà tuyển dụng. Bạn cần hiểu rõ vị trí của mình là người ứng tuyển, và nhà tuyển dụng có thể là đối tác để bạn đồng hành, gắn bó trong tương lai. Do đó, cách phản biện, đặt câu hỏi cần cho thấy sự quan tâm cũng như mong muốn giải quyết các vấn đề có sẵn sẽ khiến bạn ghi điểm.

Tất nhiên, vấn đề bạn thắc mắc có thể là vấn đề đột ngột xuất hiện trong buổi phỏng vấn, cũng có thể là vấn đề mà bạn đã chuẩn bị từ trước qua quá trình tìm hiểu về nhà tuyển dụng. Hãy đảm bảo đặt vấn đề phản biện một cách mạch lạc và nhà tuyển dụng có thể hiểu đúng điều bạn muốn tìm hiểu.

Chọn sai thời điểm phản biện

Để phản biện hiệu quả với nhà tuyển dụng trong trong buổi phỏng vấn, bạn nên đặt câu hỏi đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với phong cách nhà tuyển dụng.

Chẳng hạn, với nhà tuyển dụng cởi mở, đón nhận tinh thần phản biện, sáng tạo, thì họ rất hoan nghênh các câu hỏi ngược, các cách đặt vấn đề phản biện mới mẻ của ứng viên. Tuy nhiên với một số nhà tuyển dụng đề cao tính nguyên tắc, tuân thủ các vị trí/ vai trò truyền thống trong khi làm việc, thì rất có thể một ứng viên với những câu hỏi phản biện lại sẽ không được đánh giá cao. Ngoài ra, cũng cần xem xét hoàn cảnh trao đổi, đặt câu hỏi có phù hợp hay không, trong không khí buổi phỏng vấn. Cần nhớ, bạn không cần nhất thiết phải phản biện nhà tuyển dụng để có thể đạt được kết quả cuối cùng trong buổi phỏng vấn của mình, đó chỉ là một trong những nhân tố bổ sung để nhà tuyển dụng lưu ý hơn đến bạn mà thôi.

Vân Anh

Tin liên quan:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại