Low code là gì? Hướng dẫn toàn diện về low code

Low code là gì? Hướng dẫn toàn diện về low code

Chia sẻ kiến thức 20/01/2022

Low code chắc chắn đang biến đổi nền công nghiệp phần mềm Vậy low code là gì? Các cách sử dụng, lợi ích, nhược điểm của nó? Chuỗi bài viết này sẽ đưa ra thông tin toàn diện để bạn hiểu về nó.

Vào tháng 4/2021, một nhà cung cấp phần mềm tự động hóa low code, đã IPO ở mức 31 tỷ đô la. Gartner dự đoán rằng vào năm 2024, hơn 65% hoạt động phát triển ứng dụng sẽ đến từ các nền tảng phát triển ứng dụng low code. Mặt khác, theo một báo cáo của Evans Data, 1/5 lập trình viên tuyên bố sẽ không bao giờ sử dụng low code. 

Mặc dù low code có thể không thay thế quá trình phát triển phần mềm, nhưng nó chắc chắn đang biến đổi nền công nghiệp này. Chuỗi bài viết này sẽ đưa ra thông tin toàn diện để bạn hiểu về nó.

Dưới đây là phần 1: Low code là gì?

low code là gì

1. Low code là gì? 

Low code là hướng phát triển phần mềm thông qua giao diện kéo và thả (drag-and-drop) trực quan. Nó cung cấp khả năng tùy chỉnh phần lớn các chức năng có mã hóa, nhưng hầu hết công việc có thể được thực hiện mà không cần tốn thời gian vào việc viết code. Những nền tảng low code cơ bản sẽ có các thành phần (components) đã được tạo sẵn, như là những mảnh ghép, người dùng chỉ cần chọn mảnh ghép mà mình muốn, sau đó dùng tính năng kéo-và-thả, rồi thiết lập lại các thông số và nối các thành phần này lại với nhau để hoàn thành một giải pháp cụ thể.

>>> Đọc ngay: Học lập trình online có ưu điểm vượt trội gì?

2. Ba thành phần của low code

Bạn đã biết low code là gì. Một nền tảng phát triển low code bao gồm ba thành phần chính.

2.1 Môi trường phát triển tích hợp trực quan (IDE):

Đây là cốt lõi của nền tảng phát triển low code. Nó thường là giao diện kéo và thả mà các lập trình viên sử dụng để lập mô hình quy trình công việc và khai báo logic. Họ cũng có thể sử dụng nó để thêm mã viết tay. Thông thường, các lập trình viên sử dụng IDE để tạo hầu hết các ứng dụng, sau đó tùy chỉnh quãng đường cuối cùng bằng mã tùy chỉnh.

2.2 Các trình kết nối:

Tùy thuộc vào nền tảng low code, các loại trình kết nối khác nhau sẽ cắm nền tảng vào nhiều loại dịch vụ, cơ sở dữ liệu và API back-end. Điều này cung cấp khả năng mở rộng và tăng cường chức năng. Các lập trình viên có xu hướng ưu tiên các trình kết nối vì tính hữu ích của một nền tảng low code được gắn trực tiếp với những gì nó tích hợp. 

2.3 Ứng dụng quản lý vòng đời:

Nếu nền tảng low code tạo ra những kết quả chất lượng tương đương với những sản phẩm được tự lập trình toàn bộ, nền tảng low code cũng cần có các ứng dụng quản lý chất lượng như các công cụ để gỡ lỗi, triển khai và bảo trì code trong quá trình thử nghiệm, xây dựng và sản xuất.

>>> Xem thêm tại: Bí quyết để bạn vượt trội trong nghề lập trình viên

3. Low code làm gì?

Mục tiêu chính của low code là giảm số lượng code được viết thủ công, tăng số lượng code được tái sử dụng và tăng các ứng dụng được phát triển. low code có khả năng tổng hợp cao, có nghĩa là khi bạn sử dụng IDE trực quan để tạo một thành phần, sau đó, bạn có thể dễ dàng sử dụng lại thành phần đó trong các tình huống khác nhau.

Low code được phân chia theo tỉ lệ khoảng 80:20, giữa code đã được mã hóa trước (visual coding) và các code tự viết (hand-coding). Bạn xây dựng khoảng 80% ứng dụng của mình bằng giao diện người dùng low code (low code UI), sau đó viết các phần code còn lại — thường là thông số kỹ thuật cuối cùng, nếu cần thiết.

Ví dụ: trong video bên dưới, một lập trình viên tạo một ứng dụng công cụ nội bộ để quản lý khoảng không gian quảng cáo bán hàng, và ứng dụng được lưu trữ trong MongoDB. Phần lớn thao tác sử dụng giao diện trực quan của Retool, sau đó là các tùy chỉnh cuối cùng bằng JavaScript.

4. Low code và no-code: sự giống và khác nhau 

4.1 No-code là gì?

Nếu low code là sự giảm thiểu của việc code thủ công, thì no-code loại bỏ hoàn toàn việc code tay.

No-code cũng sử dụng trình tạo quy trình làm việc trực quan và IDE, nhưng nó hoàn toàn không yêu cầu lập trình viên viết code.

Thoạt nhìn, sự khác biệt đó có vẻ không đáng kể, và có vẻ có lợi hơn low code. Tại sao lại phải viết một chút code khi bạn có thể bỏ qua việc đó hoàn toàn? Nhưng thực tế là mỗi loại có những đặc điểm khác nhau.

4.2 Low code và no-code: sự khác biệt nhỏ

Người dùng mục tiêu: low code dành cho user là các doanh nghiệp bán kỹ thuật và lập trình viên, trong khi no-code chỉ dành cho user doanh nghiệp. Nhiều công cụ low code vẫn yêu cầu các lập trình viên phần mềm xử lý việc phát triển hoặc thực hiện nó trong chặng đường cuối cùng.

Thiết kế: Các nền tảng low code vẫn phụ thuộc vào hard code cho kiến ​​trúc phần mềm, trong khi no-code có xu hướng có quy trình làm việc theo mô hình và logic khai báo.

Giao diện người dùng: low code cung cấp tính linh hoạt cao hơn, cho phép các lập trình viên thêm mã viết tay vào các thành phần, trong khi no-code là một hệ thống khép kín có xu hướng khóa chặt người dùng vào các khả năng sẵn có của nền tảng. 

4.3 Low code và no-code: sự khác biệt lớn

No-code trừu tượng hóa các câu lệnh phổ biến, ngược lại low code vẫn giữ được khả năng viết lệnh. Mặc dù sự khác biệt đó có vẻ nhỏ trên bề mặt, nhưng sự phân chia thực tế rất sâu sắc.

Low code là một phần mở rộng của các web framework, thư viện component, vốn khai thác các câu lệnh hay khung phát triển có sẵn và thêm vào các sắc thái riêng cho tình huống của bạn. Low code tiếp nối truyền thống này, giúp các lập trình viên thao tác nhanh hơn, ra quyết định và thực hiện các hành động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tốc độ đó không khiến lập trình viên phải hy sinh bất cứ điều gì — low code tôn trọng thực tế là các lập trình viên vẫn cần phải tùy chỉnh sản phẩm của mình.

No-code, ngược lại, chuyển tất cả các câu lệnh thành giao diện người dùng, logic và các bước đơn giản, sao cho người dùng doanh nghiệp không chuyên về kỹ thuật đều có thể tự “viết lệnh”. 

Về bản chất, no-code không linh hoạt, không thay đổi được. Điều này tạo ra sự khác biệt lớn giữa no-code và low code, thể hiện rõ ràng qua sản phẩm phần mềm cuối cùng được tạo ra. 

Qua bài viết, bạn đã đọc được kiến thức cơ bản như low code là gì, các thành phần, mục đích low code ra đời cũng như sự khác biệt của low code và no-code. 

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về khóa học lập trình đi làm ngay. Hãy liên hệ với FUNiX ngay tại đây:

>>> Xem thêm chuỗi bài viết liên quan:

7+ bước giúp bạn học lập trình viết code tốt hơn
Học lập trình tại FUNiX không chỉ giúp bạn giỏi codeNhững website luyện thuật toán lập trình giúp bạn học code hiệu quả

Lập trình viên nên sử dụng low code trong trường hợp nào?

Nguyên Chương

Nguồn dịch: retool.com

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại