Nhận diện 3 sai lầm khiến bạn chuyển ngành IT thất bại
Vậy làm sao để có thể tránh chuyển ngành IT thất bại? Mời bạn cùng tham khảo những sai lầm phổ biến khi chuyển ngành dưới đây, từ đó có thể giúp bản thân tránh những sai lầm, tập trung tốt hơn cho mục tiêu chuyển nghề IT của mình.
- FUNiX triển khai gần 90 khóa học miễn phí dành cho học viên sau một năm
- xTalk 161: Ngành hot IT - Từ lựa chọn tới phỏng vấn thành công
- Gợi ý giúp bạn học thế nào để chuyển nghề IT hiệu quả?
- Lý do nên học kỹ năng IT tại FUNiX để bổ sung năng lực làm việc
- Bí quyết hoàn thiện năng lực làm việc trong kỷ nguyên số
Table of Contents
Chuyển ngành IT thất bại có thể là nỗi lo sợ thậm chí ám ảnh của rất nhiều người – những ai đang có ý định từ một ngành sang đổi sang ngành nghề này.
Vậy làm sao để có thể tránh chuyển ngành IT thất bại? Mời bạn cùng tham khảo những sai lầm phổ biến khi chuyển ngành dưới đây, từ đó có thể giúp bản thân tránh những sai lầm, tập trung tốt hơn cho mục tiêu chuyển nghề IT của mình.
Không thực sự chắc chắn về mục tiêu của mình
Con người ta sẽ vững bước hơn nếu có một mục tiêu cụ thể, rõ ràng và hành trình chuyển ngành IT cũng vậy. Tuy nhiên, ngược lại, khi bạn không chắc chắn về mục tiêu của mình, bạn có thể sẽ thất bại khi thực hiện nó, đơn giản vì bạn đi không đúng hướng, không đủ nghị lực để theo đuổi (vì chẳng biết nó sẽ về đâu!).
Việc chuyển một ngành nghề không đơn giản, nhất là nếu bạn đã làm việc/ học tập lâu năm trong một ngành nào đó. Chuyển ngành bao gồm học cả kiến thức mới lẫn thực hành, áp dụng kiến thức học được vào công việc, lĩnh vực hoàn toàn mới đó. Do vậy, muốn chuyển đổi ngành IT thành công, bạn phải có đủ nghị lực để chăm chỉ học tập, học hỏi, rèn luyện các kiến thức, kĩ năng mới (và có thể là khó hoặc rất khó); thay đổi thói quen nghề nghiệp, thói quen làm việc, tư duy; hi sinh những việc yêu thích như đi chơi, thú vui cá nhân để dành cho việc học, thậm chí có thể phải “hi sinh” trong một thời gian đủ dài, tính bằng tuần, bằng tháng, thậm chí bằng năm. Khi mục tiêu đủ rõ ràng, đủ chắc chắn, bạn mới có thể thành công. Nếu chưa, hãy quay lại bước xã định mục tiêu để tránh chuyển ngành IT thất bại.
Không sẵn sàng dành thời gian
Một trong những lý do khiến nhiều người chuyển ngành IT thất bại là không dành đủ thời gian cho việc học, hay nói đúng hơn không sẵn sàng dành thời gian cho nó.
Để học một ngành, bạn không thể thực hiện nó trong một sớm một chiều. Bạn phải chăm chỉ, cần cù, học hỏi từng chút một. Khi bạn dành thời gian bạn mới có thể lĩnh hội kiến thức, cảm thấy tha thiết, máu lửa với nó và khi đã đánh đổi thời gian, bạn mới biết quý trọng nó, đam mê và gắn bó đến mức có thể làm mọi thứ để thực hiện bằng được mục tiêu chuyển ngành sang IT.
Thông thường, với người chưa có nền tảng IT, khi chuyển ngành họ sẽ được khuyến khích học khoảng 3-4 giờ mỗi ngày. Việc dành thời gian cần đều đặn, thật sự tập trung trong suốt quá trình học tập. Bạn thậm chí còn có thể mất nhiều thời gian hơn thế gấp nhiều lần nếu nền tảng bằng không hoặc năng lực học tập cá nhân có hạn chế nhất định. Nhưng nếu bạn thật sự cố gắng, thì bạn sẽ được tưởng thưởng xứng đáng khi chuyển ngành như ý nguyện của mình.
Rút ngắn lộ trình chuyển ngành IT một cách thái quá
Một sai lầm khiến bạn có thể chuyển ngành IT thất bại chính là cố gắng rút ngắn lộ trình vì sự nóng vội của bản thân. Sự nóng vội sẽ chỉ khiến cho bạn không đủ điềm tĩnh, kiên trì để học hỏi, tiếp thu kiến thức. Việc học vội học vàng có thể làm bạn bỏ sót những điều quan trọng. Bạn cũng dễ đưa ra những quyết định sai như học những khóa học không phù hợp, làm những nhiệm vụ không đúng trọng tâm… khiến việc học quẩn quanh, vô ích.
Vân Anh
Tin liên quan:
- Nam sinh lớp 10 trường Quốc tế tại Sài Gòn mê học lập trình trực tuyến
- Làm thế nào với một CV IT hay nhảy việc?
- Gặp gỡ hannah Phạm Nguyễn Tường Vi – nữ hannah xinh đẹp, tâm huyết
- Rộng mở cơ hội việc làm freelance IT cho học viên FUNiX
- Vì sao sinh viên CNN cần trang bị kỹ năng tìm việc IT
- Chàng trai Bình Định vừa làm rẫy vừa học IT
- Chuyển nghề lập trình viên ở tuổi 35
- Cậu bé 13 tuổi thiết kế trang web cho công ty của mẹ
- So sánh Công nghệ Flashblade với các giải pháp lưu trữ truyền thống
- Tận dụng Predictive Analytics (Phân tích Dự đoán) để cải thiện kết quả học tập
- Thực hư cơ hội lấy bằng đại học ở tuổi 20 nhờ học trực tuyến
Bình luận (0
)