Ổ cứng mạng NAS là gì và cách cài đặt cho máy của bạn | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Ổ cứng mạng NAS là gì và cách cài đặt cho máy của bạn

Chia sẻ kiến thức 04/12/2021

Ngày nay, nhu cầu về lưu trữ dữ liệu càng tăng cao, thay vì sử dụng các phương pháp lưu trữ trước đây như thẻ nhớ, USB,.. người dùng ưu tiên lựa chọn thiết bị tân tiến hơn như ổ cứng mạng NAS. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của FUNiX để biết về những ưu điểm tuyệt vời của giải pháp này.

NAS, hay được viết một cách đầy đủ là Network Attached Storage (Bộ lưu trữ gắn vào thiết bị mạng), cho phép bạn truy cập tệp của mình từ bất kỳ máy tính hoặc thiết bị di động nào, miễn là nó được kết nối với cùng một mạng. Về cơ bản, NAS có chức năng kết nối nhiều thiết bị lưu trữ (chẳng hạn như ổ cứng) với cùng một mạng.

1. NAS là gì?

NAS
Nguồn: Internet.

Hãy tưởng tượng NAS giống như một giải pháp lưu trữ đám mây như Google Drive hoặc Dropbox, nhưng thay vào đó nó được tách rời và có cấu tạo như một chiếc máy tính có bộ xử lý CPU . Hệ thống lưu trữ này hoàn toàn tách biệt với các thiết bị của bạn và có thể được truy cập đồng thời bởi nhiều thiết bị và người dùng khác nhau. Hơn nữa, ngay cả khi máy tính của bạn gặp sự cố, các tệp của bạn sẽ vẫn có thể truy cập được đối với các thiết bị khác trên mạng.

Với cấu hình mạng phù hợp, bạn thậm chí có thể tự tạo NAS có khả năng truy cập thông qua internet để xây dựng máy chủ lưu trữ đám mây của riêng bạn

2. Vì sao cần có ổ cứng mạng NAS?

NAS
Nguồn: Internet.

FUNiX sẽ đưa ra một số lý do tại sao bạn nên sở hữu và vận hành NAS cho thiết bị của mình. Chẳng hạn, bạn cần thường xuyên sao lưu ảnh từ điện thoại thông minh và máy ảnh.

Quy trình truyền thống để sao lưu hình ảnh là kết nối từng thiết bị với máy tính và sao chép các tệp. Khi ai đó trong gia đình của bạn muốn sở hữu một bản sao tấm ảnh đó, bạn sẽ phải kết nối thiết bị lưu trữ của họ với cùng một máy tính hoặc sử dụng công cụ trực tuyến như email.

Mặc dù những điều trên là bình thường khi bạn không thường xuyên phải chuyển tiếp các files nhưng NAS có thể cải thiện đáng kể quy trình này. Đầu tiên, nó giúp loại bỏ sự phụ thuộc vào máy tính gia đình của bạn. Thứ hai, nó cũng cung cấp các tùy chọn sao lưu tự động và truyền tệp tin không dây để đơn giản hóa toàn bộ quy trình.

Các tác vụ có tính cộng tác như chỉnh sửa tài liệu và video cũng được hưởng lợi từ NAS. Nếu mỗi người dùng có bản sao tệp của riêng họ, thì bất kỳ thay đổi nào được thực hiện đối với tệp đó sẽ không được đồng bộ hóa với tất cả những người khác. Tuy nhiên, thao tác trực tiếp trên bộ lưu trữ NAS của bạn sẽ có thể xảy ra hiện tượng nội dung bị thay đổi vì tất cả người dùng đang truy cập vào cùng một bản sao.

Việc lựa chọn NAS hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào từng trường hợp sử dụng và ngân sách của bạn. Ví dụ: nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp nhỏ, bạn có thể muốn sở hữu NAS có tích hợp sẵn tính năng bảo mật dự phòng. Các tổ chức lớn hơn thậm chí có thể muốn xây dựng máy chủ lưu trữ của riêng họ từ đầu, được điều chỉnh cụ thể theo nhu cầu của họ về sau này.

Hay nếu bạn chỉ mua để sử dụng trong phạm vi gia đình thì rất có thể một giải pháp có sẵn sẽ phù hợp với nhu cầu của bạn. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại NAS khác nhau để bạn tha hồ lựa chọn theo mong muốn của mình.

3. NAS bao gồm đĩa và không có đĩa (Disk-Included vs. Diskless NAS): Bạn nên chọn cái nào?

NAS
Nguồn: Internet.

Seagate và Western Digital, hai trong số các nhà sản xuất ổ lưu trữ lớn nhất thế giới, bán NAS với các đĩa được cài đặt sẵn. Vì chúng đã bao gồm gần như đầy đủ mọi thứ, nên bạn chỉ cần thiết lập một số thao tác tối thiểu để đi vào sử dụng. Mua ổ cứng mạng NAS bao gồm đĩa, sau đó khởi động nguồn điện và kết nối mạng rồi làm theo các hướng dẫn trên màn hình. Những thiết bị này cũng thường đi kèm với một ứng dụng dành cho thiết bị di động.

Tuy nhiên, nhược điểm của các thiết bị NAS ‘bao gồm đĩa’ này là bạn có thể gặp tình trạng hệ sinh thái phần cứng và phần mềm của nhà sản xuất tương ứng sẽ bị khóa. Ví dụ: một số thiết bị Western Digital My Cloud yêu cầu bạn phải có kết nối internet hoạt động để thiết lập NAS lần đầu tiên. Đây có thể là một yếu tố phá vỡ thỏa thuận nếu bạn đang tìm kiếm một thiết bị hoàn toàn ngoại tuyến.

Hơn nữa, các thiết lập NAS được phổ biến trước đó có xu hướng đắt hơn về mặt chi phí bảo trì. Tính chất khép kín của chúng đồng nghĩa rằng bạn thường không thể thay thế các ổ đĩa bên trong và làm cho phần vỏ bên ngoài trở nên vô dụng trong trường hợp đĩa bị hỏng.

Nếu bạn không thích ổ cứng mạng như trên và muốn mua riêng các đĩa của mình, hãy xem xét phiên bản NAS không bao gồm đĩa. Mặc dù cách tiếp cận này yêu cầu một số thiết lập ban đầu, nhưng nó có thể cung cấp sự linh hoạt gần như không giới hạn về cả phần cứng và phần mềm. Các giải pháp NAS không ổ đĩa cũng thường được bán với nhiều cấu hình khoang khác nhau, cho phép bạn thêm số lượng ổ đĩa tùy thích theo nhu cầu sử dụng.

Synology là nhà sản xuất thiết bị NAS không đĩa nổi tiếng nhất cho đến hiện tại. Các thương hiệu có tiếng khác cung cấp phiên bản NAS không ổ đĩa bao gồm QNAP, Netgear và Asus. Mặc dù các tùy chọn NAS không có đĩa thường có giá cao hơn so với NAS được nhập sẵn, nhưng về cơ bản số tiền bạn trả thêm hoàn toàn xứng đáng với sự đa năng và linh hoạt mà nó đem lại. Nói cách khác, chúng thường rẻ hơn khi hoạt động trong thời gian dài, đặc biệt là vì chúng có thể tồn tại qua nhiều lần hoán đổi đĩa trong tương lai.

Nhiều ổ cứng NAS không đĩa cũng chứa một hệ điều hành hoàn chỉnh. Ví dụ với các thiết bị của Synology, bạn có thể cài đặt các ứng dụng được hỗ trợ khác nhau trên chức năng truyền tệp tin truyền thống. Nó bao gồm một máy chủ cấu hình theo tên miền riêng (mail server), hệ thống giám sát (surveillance system) và thậm chí cả một máy chủ phát trực tuyến video (video streaming server).

Các thiết bị không ổ đĩa thường yêu cầu bạn quản lý chúng thông qua trình duyệt web. Tuy nhiên, ngày nay người dùng khá dễ dàng để định dạng cấu hình của chúng. Ví dụ: thiết bị NAS mang nhãn hiệu Synology được cung cấp cùng với hệ điều hành DiskStation Manager của công ty. Thương hiệu thậm chí còn cung cấp trải nghiệm mô phỏng của hệ điều hành trên trang web của mình để bạn dùng thử.

4. Phiên bản NAS đơn giản nhất: Sử dụng cổng USB của bộ định tuyến 

Nếu bạn đã có sẵn một số ổ cứng gắn ngoài, bạn hoàn toàn có thể tạo ổ cứng mạng NAS của riêng mình.Nhiều bộ định tuyến cao cấp (và thậm chí cả bộ định tuyến trung cấp ngày nay) có cổng USB ở mặt sau. Điều này có nghĩa rằng việc thiết lập và chạy NAS có thể đơn giản như kết nối ổ cứng với mặt sau bộ định tuyến của bạn. Sau đó hãy mở trang quản trị bộ định tuyến của bạn và kích hoạt chức năng máy chủ tệp của nó.

Ví dụ, trên bộ định tuyến Netgear, chức năng này được gọi là ReadySHARE. Các thương hiệu phổ biến khác, bao gồm TP-link và D-link, cũng cung cấp tính năng tương tự như nhãn hiệu riêng của họ. Vì các bộ định tuyến thường chỉ có một cổng USB, bạn sẽ chỉ có thể kết nối một ổ cứng. 

Bài gốc: https://www.makeuseof.com/what-is-nas-drive/

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm các chủ đề hữu ích:

 

Khánh Huyền (theo Makeuseof.com)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!