IOT tại Việt Nam: Thị trường tiềm năng trị giá 8.200 tỷ và cơ hội cho người trẻ | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

IOT tại Việt Nam: Thị trường tiềm năng trị giá 8.200 tỷ và cơ hội cho người trẻ

Tin tức 12/10/2020

Dự báo IOT sẽ là lĩnh vực đầy triển vọng, với giá trị thị trường lên tới 8.200 tỷ đồng vào năm 2023, anh Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch LUMI Vietnam đưa ra nhiều bài học thực tế, cơ hội tuyển dụng và lời khuyên nghề nghiệp về ngành này cho các bạn trẻ trong khuôn khổ chương trình ZoomTalk do FUNiX tổ chức.

Với chủ đề “Vạn vật kết nối” và những điều cần biết”, cuộc thảo luận online do anh Tuấn Anh – Chủ tịch đơn vị tiên phong trong phát triển Nhà thông minh tại Việt Nam dẫn dắt đa thu hút được sự quan tâm của hàng chục bạn trẻ đang theo đuổi ngành CNTT, bao gồm: Sinh viên, người đã đi làm, người đang mong muốn chuyển hướng sự nghiệp sang IOT.

Trong vòng hơn 1,5 giờ trò chuyện, Chủ tịch LUMI đã đưa ra một bức tranh tương đối toàn diện và chi tiết về ngành IOT ở nước ta hiện nay. Là một công nghệ mới, IOT đã và đang được ứng dụng vô cùng phong phú trong đời sống từ kết nối trong gia đình, xã hội (smart home, smart city) đến nông nghiệp, công nghiệp… IOT cũng là thị trường đầy tiềm năng, chỉ riêng mảng IOT trên smartphone có thể giá trị tới 2.500 tỷ VNĐ, tăng trưởng đến 8.200 tỷ VNĐ vào năm 2023.

Bản chất sản phẩm IOT bao gồm: Nguồn cấp sử dụng điện/ pin/ pin mặt trời, với thiết bị đầu vào là hệ thống cảm biến và đầu ra là thiết bị chấp hành được xử lý thông tin để hoạt động có ý nghĩa và được kết nối với nhiều thiết bị khác, không bao giờ hoạt động đơn lẻ. Lấy dẫn chứng bằng chính các sản phẩm Smarthome (nhà thông minh) mà LUMI đang phát triển, anh Tuấn Anh giúp người nghe hiểu được cách các sản phẩm IOT hoạt động và ý nghĩa của chúng. Ví dụ như cảm biến chuyển động gắn trần: khi phát hiện chuyển động của con người trong hoàn cảnh ánh sáng dưới một mức nhất định thì tự động bật. Khi không có người thì trong bao lâu sẽ giúp tắt đèn. Sản phẩm dù rất nhỏ nhưng để làm ra được thì phải mất rất nhiều thời gian nghiên cứu, phát triển.

Buổi chia sẻ trực tuyến về chủ đề “Vạn vật kết nối” và những điều cần biết” thu hút hàng chục khán giả là sinh viên FUNiX, người quan tâm đến lĩnh vực IOT.

Số lượng thiết bị IOT được kết nối toàn cầu là cực lớn. Trong tương lai các thiết bị này sẽ bao phủ cuộc sống của con người.  Đây là mảng thị trường có thể hoàn toàn thay đổi kinh tế, kỹ thuật của một đất nước và điểm hấp dẫn là theo ngành này không quá khó. Cơ hội nhiều, nhưng thách thức lớn” – anh Tuấn Anh khẳng định.

Bản thân LUMI Việt Nam – một start-up gần 10 năm trong mảng IOT vẫn phải đối mặt với những thách thức ấy hàng ngày. Khó khăn đầu tiên đó chính là bởi Việt Nam có một nền công nghiệp phụ trợ không phát triển, có thể làm nhiều người nản lòng. Đơn cử, để làm được một chiếc công tác điện đạt tiêu chuẩn, phù hợp yêu cầu khách hàng thôi cũng tốn đến gần hai năm. Những sản phẩm vật lý khác sẽ lại càng đòi hỏi khó khăn và thử thách lớn hơn.

Sơ đồ khái quát bản chất sản phẩm IOT .

Khó khăn thứ hai chính là về nhân lực. Doanh nghiệp về IOT như LUMI Việt Nam, hay các “ông lớn” như Vinsmart, Viettel đều gặp khó khi tìm kiếm số lượng lớn các kỹ sư phần mềm, phần cứng… phù hợp. Đặc biệt, nhiều đơn vị đào tạo các ngành Cơ điện tử thì phần kết nối vẫn đào tạo theo chuẩn có dây, trong khi IOT cần dùng chuẩn kết nối dây như Zigbee thì các trường ít đào tạo. 

Anh Nguyễn Tuấn Anh nhấn mạnh: Bạn trẻ muốn “làm” được IOT cần hiểu được các vấn đề mà khách hàng/ người dân đang gặp phải trong các lĩnh vực của cuộc sống. Cùng với đó là kiến thức cơ bản nhất về ngôn ngữ lập trình C, lập trình vi điều khiển, vi xử lý MCU, kiến thức về chuẩn kết nối không dây như zigbee… Bên cạnh đó, kỹ năng như đam mê, tinh thần sẵn sàng học hỏi, kiên trì và bền bỉ theo ngành là vô cùng quan trọng.

Xuất phát từ thực tế “khát” nhân sự và muốn đóng góp tìm lời giải cho bài toán nhân sự IoT nói riêng, tuyển dụng CNTT nói chung của Việt Nam trong kỷ nguyên 4.0, LUMI Việt Nam phối hợp FUNiX cho ra đời khóa đào tạo trực tuyến “IOT Programming with LUMI”. Công ty cũng đã trao 10 học bổng toàn phần, tổng trị giá hơn 200 triệu đồng cho 10 ứng viên tài năng trên khắp đất nước.

Trải qua gần 3 tháng phát động, chương trình học bổng của LUMI và FUNiX đã thu hút sự quan tâm, đăng ký của hơn 400 ứng viên. Ứng viên trẻ nhất giành học bổng sinh năm 2006.

LUMI Việt Nam kinh doanh lĩnh vực nhà thông minh, sản phẩm tiêu biểu ứng dụng Internet kết nối vạn vật (IOT), trí tuệ nhân tạo AI, điện toán đám mây… Công ty đã nghiên cứu, phát triển và phân phối giải pháp nhà thông minh tại Việt Nam và xuất khẩu tại Ấn Độ, Singapore, Australia, Thái Lan. Công ty hiện có nhiều cơ hội tuyển dụng với mức đãi ngộ từ 8-11 triệu đồng mỗi tháng cho Fresher, từ 12-30 triệu đồng tùy vị trí Junior và Senior và không giới hạn cho ứng viên có năng lực.

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm các chủ đề hữu ích:

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại