10 tính năng Developer Options trên Android bạn nên thử ngay
Theo mặc định, phần tùy chọn nhà phát triển (Developer options) của các thiết bị di động đang được ẩn và nếu là một người dùng thông thái bạn hoàn toàn có thể dễ dàng khám phá nó. Trong bài viết này, hãy cùng FUNiX tìm hiểu sâu hơn về các tính năng tuyệt vời của Developer options trên Android.
Table of Contents
Các thiết bị chạy hệ điều hành Android có rất nhiều Tweaks (công cụ giúp người dùng chỉnh sửa các tính năng theo ý muốn cá nhân) có sẵn trong mục Settings (cài đặt), cũng như trong option panel (bảng tùy chọn) của nhiều ứng dụng. Nhưng có nhiều người dùng hoàn toàn không biết rằng Developer options (menu Tùy chọn nhà phát triển) ẩn chứa nhiều công cụ bổ sung rất hữu ích.
Theo mặc định, các tùy chọn nhà phát triển thường được ẩn đi vì nó không thực sự cần thiết với người dùng thông thường. Điều này giúp người dùng không có nhiều kinh nghiệm tránh việc thay đổi cài đặt gốc của máy, dẫn đến trải nghiệm không tốt.
FUNiX sẽ hướng dẫn bạn mở khóa tùy chọn nhà phát triển, tuy nhiên bạn đọc cần lưu ý về những điều bạn cần thực hiện trong menu này. Việc điều chỉnh một số tùy chọn ngẫu nhiên có thể dẫn đến một số trục trặc khi máy hoạt động.
1. Cách mở khóa tính năng Developer Options trên Android
Để mở khóa Developer options, hãy khởi chạy Settings và kéo xuống phần About phone ở gần cuối. Nhấn vào đó, sau đó ở gần cuối trang kết quả, bạn sẽ thấy mục Build Number. Nhấp nhiều lần cho đến khi bạn thấy thông báo: You are now a developer!
Sau khi bạn thực hiện việc này, hãy quay lại trang Settings và nhấn vào System category. Mở rộng phần Advanced section (nếu cần) và bạn sẽ tìm thấy mục menu Developer options.
Trong bài viết này, chúng tôi đang sử dụng Pixel 4 chạy Android 12. Lưu ý rằng quá trình này (cũng như các tùy chọn trong menu và tên của chúng) có thể khác nhau nếu bạn dùng điện thoại của hãng khác hoặc chạy phiên bản Android khác. Google đôi khi cũng thay đổi cài đặt trong menu Tùy chọn nhà phát triển, vì vậy những tùy chọn hiện tại có thể bị thay đổi và biến mất trong tương lai.
Giờ đây bạn đã hoàn toàn mở menu này. Hãy cùng xem xét những lựa chọn hữu ích nhất dưới đây.
2. Stay Awake
Khi bật tùy chọn này, màn hình điện thoại của bạn sẽ sáng khi được cắm vào bộ sạc. Đối với các lập trình viên, điều này rất thuận tiện để theo dõi hoạt động của các ứng dụng trong thời gian dài, nhưng người dùng thông thường cũng có thể tận dụng nó.
Nếu bạn muốn Twitter hoặc một ứng dụng tương tự mở để cập nhật trực tiếp mà không phải thường xuyên nhấn vào màn hình để giữ cho màn hình hoạt động, cài đặt Stay Awake này có thể giúp bạn. Chỉ cần lưu ý rằng với màn hình AMOLED, bạn nên cẩn thận khi để màn hình sáng quá lâu để tránh hiện tượng nóng máy và cháy điện thoại. Đây là tính năng khá quen thuộc của Devloper Options mà người dùng sẽ hay gặp.
3. OEM Unlocking
Hầu hết các thiết bị chạy hệ điều hành Android đều cung cấp quyền tự do cài đặt Custom ROM (ROM tùy chỉnh), ROM này sẽ thay thế hệ điều hành mặc định bằng một phiên bản mới. Để làm được điều này, trước tiên bạn phải mở khóa bootloader (bộ nạp khởi động). Nếu không làm như vậy quá trình flashing ghi đè lên hệ điều hành hiện tại sẽ không hoạt động.
Lưu ý rằng việc kích hoạt cài đặt này không mở khóa bootloader (bộ nạp khởi động) một cách hoàn toàn; điện thoại của bạn chỉ thực hiện được điều đó khi sử dụng các lệnh fastboot. Do đó, không nên kích hoạt tính năng này trừ khi bạn định cài đặt custom ROM trên thiết bị của mình. Đôi khi việc kích hoạt nó sẽ khiến điện thoại bị giảm tuổi thọ và dễ hư hỏng.
>>> Đọc thêm: Khóa học lập trình android online từ cơ bản dành cho người mới
4. Ứng dụng chạy ngầm (Running Services)
Trong Windows, bạn có thể sử dụng tính năng Windows Task Manager để xem các ứng dụng đang chạy. Hệ điều hành Android không có tính năng tương tự, nhưng bạn có thể sử dụng Developer options, vào mục Running Services để kiểm tra. Mục này cho phép bạn xem các ứng dụng đang chạy sử dụng bao nhiêu RAM. Bạn có thể nhấn vào để xem chi tiết hơn từng quy trình và ứng dụng. Android tự xử lý RAM rất tốt, vì vậy bạn không cần phải can thiệp quá nhiều mà chỉ nên sử dụng dữ liệu này cho mục đích rà soát thông tin. Nếu các ứng dụng chạy nền làm tiêu tốn RAM của điện thoại, bạn nên kiểm tra thường xuyên bộ nhớ điện thoại để xem cách quản lý dữ liệu có hợp lý hay không.
5. USB Debugging
Khi nhắc đến các tính năng tuyệt vời của Developer Options, không thể bỏ qua sự tồn tại của USB Debugging (tính năng soát lỗi USB). Chế độ USB Debugging trên Android rất cần thiết cho cả lập trình viên và người dùng thông thường.
USB Debugging cho phép thiết bị Android liên kết với giao diện máy tính bằng cách sử dụng một số lệnh nhất định. Khi ghép nối với Android SDK trên máy tính, bạn có thể gõ lệnh cho điện thoại của mình để cài đặt ứng dụng, thu thập thông tin ghi nhật ký hoặc thậm chí root thiết bị. Xem giải thích đầy đủ của FUNiX về USB Debugging qua link dưới đây để biết thêm thông tin.
Đây là một chức năng có nhiều công dụng đặc biệt. Nhưng để giữ an toàn, bạn chỉ nên bật tùy chọn này khi cần, sau đó tắt đi khi không cần thiết. Android yêu cầu bạn phê duyệt thủ công tất cả các kết nối USB Debugging với máy tính mới để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, trong trường hợp xấu nhất khi điện thoại của bạn bị mất cắp trong tình trạng USB Debugging đang bật, bạn có thể thu hồi quyền USB Debugging đối với tất cả các thiết bị trước đây để đảm bảo an toàn.
6. Tính năng mock location (giả lập vị trí điện thoại)
Việc các thiết bị thông minh có thể theo dõi vị trí người dùng đặt ra vấn đề về quyền riêng tư và bảo mật cá nhân. Nhưng bạn có biết rằng Android có thể thiết lập và báo cáo các vị trí giả định thay vì vị trí thực sự của bạn? Để làm được điều này, bạn cần cài đặt một ứng dụng riêng biệt có thể tạo các vị trí giả, chẳng hạn như Location Changer.
Sau khi bạn đã cài đặt và chọn ứng dụng từ Developer Options (tùy chọn Nhà phát triển), bạn có thể sử dụng nó để thông cáo điện thoại rằng bạn đang ở bất kỳ đâu bạn muốn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng điều này chỉ giả mạo tọa độ GPS — các ứng dụng và trang web có thể phát hiện vị trí thực sự của bạn thông qua các điểm dữ liệu khác, chẳng hạn như địa chỉ IP. Bạn có thể sử dụng VPN trên Android để có thêm các lớp bảo mật chắc chắn hơn.
>>> Đọc thêm: Nguồn học lập trình Android miễn phí cấp tốc
7. Mục feature flags trên Android
Bạn có thể nhận ra thuật ngữ “Flags” (cờ) từ các ứng dụng khác, chẳng hạn như Google Chrome. Chúng đại diện cho các tính năng thử nghiệm mà Google có thể thêm vào các bản phát hành ổn định (stable releases) trong tương lai hoặc loại bỏ hoàn toàn. Menu Feature Flags là nơi bạn có thể tìm các tính năng này cho Android.
8. Thông số Refresh Rate 90Hz
Refresh Rate cũng là một chức năng rất thú vị trong Developer Options. Refresh Rate là tốc độ làm mới cao hơn đề cập đến tần suất hiển thị hình ảnh trên màn hình. Thời gian giữa các bản cập nhật này được đo bằng mili giây (ms), trong khi tốc độ làm mới của màn hình được đo bằng hertz (Hz).
Tốc độ làm mới của màn hình đề cập đến số lần mỗi giây màn hình có thể vẽ một hình ảnh mới. Điều này được đo bằng Hertz (Hz). Ví dụ: nếu màn hình của bạn có tốc độ làm mới là 144Hz, thì nó đang làm mới hình ảnh 144 lần mỗi giây. Khi kết hợp với tốc độ khung hình cao được tạo ra bởi GPU và CPU hoạt động cùng nhau, điều này có thể mang lại trải nghiệm mượt mà hơn và FPS có khả năng cao hơn.
Để tận dụng tốc độ làm mới cao hơn, ba trong số các thành phần quan trọng nhất cần xem xét là:
- Màn hình có khả năng làm mới nhanh chóng.
- Một CPU đủ nhanh để cung cấp các hướng dẫn trò chơi quan trọng, bao gồm AI, vật lý, logic trò chơi và dữ liệu kết xuất.
- GPU đủ nhanh để thực thi các hướng dẫn này một cách nhanh chóng và tạo ra đồ họa bạn thấy trên màn hình.
Màn hình chỉ có thể hiển thị hình ảnh ở tốc độ mà hệ thống tạo ra, vì vậy, điều quan trọng là CPU và GPU phải có khả năng hoàn thành quá trình này một cách nhanh chóng. Nếu CPU và GPU không có khả năng cung cấp cho màn hình số lượng khung hình đủ cao thì màn hình sẽ không thể tạo ra hình ảnh có tốc độ làm mới cao bất kể thông số kỹ thuật của nó tốt đến mức nào.
Một số thiết bị Android mới, ví dụ Pixel 5, có màn hình có khả năng xuất ra ở tốc độ làm mới cao. Trước đây, hầu hết các điện thoại đều sử dụng 60Hz làm tiêu chuẩn, nhưng thông số này càng được cải thiện khi các thiết bị trở nên đa tính năng hơn.
Nếu điện thoại của bạn tự động thay đổi refresh rate dựa trên các tiêu chí nhất định, như Pixel 4, bạn có thể cài đặt chế độ luôn sử dụng refresh rate cao với tùy chọn này. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa rằng mức tiêu thụ pin tăng cao và có thể giảm tuổi thọ điện thoại.Và nếu bạn tò mò muốn biết điện thoại của mình hiện đang sử dụng thông số refresh rate ở mức nào, hãy bật hiển thị tốc độ làm mới (show refresh rate) để biết thông tin chi tiết.
9. Mobile Data Always Active (Dữ liệu di động luôn hiện hoạt)
Khi bật tùy chọn này trong Developer Options, ngay cả khi điện thoại của bạn được kết nối với mạng Wifi, kết nối dữ liệu di động vẫn hoạt động. Điều này giúp việc chuyển đổi mạng nhanh hơn, rất thuận tiện nếu bạn thường xuyên chuyển đổi giữa hai mạng.
Việc có nên sử dụng tính năng này hay không tùy thuộc vào cách bạn sử dụng điện thoại. Việc bật dữ liệu di động sẽ tiêu tốn nhiều pin hơn, đặc biệt nếu bạn đang ở khu vực bắt sóng kém. Trong những trường hợp như vậy, bạn có thể muốn tắt tùy chọn Nhà phát triển (Developer options) này. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng tính năng Wifi Calling (Gọi qua Wifi), bạn nên kích hoạt Mobile Data Always Active. Nếu không có nó, các cuộc gọi sẽ bị gián đoạn nếu bạn chuyển đổi giữa hai loại mạng.
Ngoài ra, nếu bạn thường sử dụng MMS để gửi tin nhắn hình ảnh, bạn không nên tắt tính năng này, vì MMS không hoạt động trên Wifi đối với một số nhà mạng.
>>> Đọc thêm: Cách chụp ảnh màn hình trên Android khi ứng dụng không cho phép
10. Default USB Configuration
Android có một số chế độ bạn có thể sử dụng khi kết nối với máy tính qua USB. Theo mặc định, nó chỉ đảm nhận chức năng sạc thiết bị và bạn phải chuyển qua chế độ truyền dữ liệu nếu muốn trao đổi các files giữa điện thoại và máy tính, điều này có thể gây phiền phức khi diễn ra thường xuyên. Sử dụng tùy chọn này để chọn chế độ mặc định, bao gồm PTP, chia sẻ kết nối USB và các chế độ khác. Tuy nhiên, để bảo mật tối đa, bạn nên cho tính năng đó hoạt động độc lập.
11. Disable Absolute Volume
Theo mặc định, âm lượng tuyệt đối được bật trên Android, có nghĩa là các nút âm lượng trên điện thoại và thiết bị Bluetooth của bạn đều điều khiển cùng một mức volume. Nói chung, điều này rất tiện lợi, nhưng nó có thể gây ra sự cố với một số thiết bị Bluetooth.
Việc kích hoạt tính năng này trong Developer Options có nghĩa là điện thoại và thiết bị Bluetooth sẽ sử dụng hai mức âm lượng riêng biệt. Hãy thử làm như vậy nếu âm lượng của thiết bị Bluetooth không hoạt động tốt với điện thoại của bạn hoặc quá to hoặc quá bé. Bạn có thể đặt âm lượng của thiết bị Bluetooth ở mức có thể chấp nhận được, sau đó sử dụng các nút âm lượng của điện thoại để tinh chỉnh theo ý muốn.
Bạn có thể sẽ cần phải ngắt kết nối tạm thời, sau đó kết nối lại với bất kỳ thiết bị Bluetooth nào, hoặc thậm chí khởi động lại điện thoại của mình để những thao tác thay đổi vừa rồi trở nên có hiệu lực.
>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:
>>> Xem thêm bài viết:
Top 5+ Ứng dụng game điện thoại và PC hay nhất mọi thời đại
Xu hướng phát triển nghề lập trình Game blockchain
5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX
Từ A-Z chương trình học FUNiX – Mô hình đào tạo lập trình trực tuyến số 1 Việt Nam
Lý do phổ biến khiến học viên nước ngoài chọn FUNiX
Khánh Huyền (Theo Makeuseof)
Link bài gốc: https://www.makeuseof.com/tag/every-android-user-tweak-developer-options/
Bình luận (0
)