Đừng vội tìm việc IT nếu bạn đang có những đặc điểm này
Hãy cùng FUNiX khám phá thêm những đặc điểm của người học công nghệ thông tin mà cho thấy, họ đừng vội tìm việc IT nếu không sẽ chị nhận về những khó khăn mà thôi.
- FUNiX triển khai gần 90 khóa học miễn phí dành cho học viên sau một năm
- xTalk 161: Ngành hot IT - Từ lựa chọn tới phỏng vấn thành công
- FUNiX hướng nghiệp, đồng hành tìm việc mơ ước cho 800 học viên
- Gợi ý giúp bạn học thế nào để chuyển nghề IT hiệu quả?
- Lý do nên học kỹ năng IT tại FUNiX để bổ sung năng lực làm việc
Table of Contents
Đừng vội tìm việc IT nếu bạn đang có những đặc điểm như là: Tư duy logic chưa tốt; Thiếu kiến thức nền tảng căn bản; Chưa có sản phẩm, dự án nhất định…
Hãy cùng FUNiX khám phá thêm những đặc điểm của người học công nghệ thông tin mà cho thấy, họ đừng vội tìm việc IT nếu không sẽ chị nhận về những khó khăn mà thôi.
Mong mỏi tìm việc IT của người đang đi học
Dù tự học lập trình đã hơn nửa năm, nhưng Nguyễn Văn Linh (Hà Nội) chưa biết khi nào thì có thể bắt đầu tìm việc IT.
“Mình sợ bản thân chưa đủ kiến thức, kĩ năng. Nhưng tuổi tác và áp lực kinh tế khiến bản thân cũng rất sốt ruột. Mình sợ nếu chậm chân thì sẽ lỡ các cơ hội, nhưng nếu tìm việc quá sớm thì có thể bị nhà tuyển dụng từ chối, lãng phí thời gian”- Hoàng chia sẻ.
Với những người mới lần đầu tiên bước vào ngành này, khi nào nên tìm việc IT là một nỗi lo, một áp lực khá lớn. Cũng dễ hiểu vì nó gắn liền với áp lực cơm áo gạo tiền, với những vấn đề phát triển nghề nghiệp mà người trẻ phải đau đầu.
Đừng vội tìm việc IT nếu bạn đang có những đặc điểm này
Hãy tự nhìn nhận, đánh giá trình độ, bản thân một cách khách quan nhất để xem đã tới lúc nên tìm việc hay chưa. Đừng vội tìm việc IT nếu bạn đang có những đặc điểm này bạn nhé:
Thiếu kiến thức nền tảng căn bản
Để có thể bắt đầu tìm việc ngành IT, điều đầu tiên bạn phải có chính là kiến thức. Bạn không cần phải thành thạo các ngôn ngữ lập trình, bởi “học không bao giờ là đủ”. Tuy nhiên, bạn cần nắm được kiến thức nền tảng về các môn học tối quan trọng cũng như thực sự vững vàng với kiến thức đã học.
Kiến thức nền tảng được xây dựng từ những môn học cơ bản, quan trọng nhất. Chăm chỉ học lí thuyết, liên tục thực hành, liên tưởng đến các bài toán thực tế và rút kinh nghiệm từ những lỗi sai… là cách nhanh nhất để nắm bắt kiến thức nền tảng tốt.
Chưa có sản phẩm, dự án nhất định…
Bạn khó có thể thuyết phục nhà tuyển dụng IT chú ý đến bạn nếu bạn không có những sản phẩm hoặc dự án cá nhân để “khoe” về khả năng của mình. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều cần điều này để đánh giá năng lực, kiến thức thật của bạn. Các sản phẩm hoặc dự án đó có thể chính là những bài tập lớn, các sản phẩm bạn làm trong quá trình học tập, không nhất thiết phải là các công việc phức tạp tại một công ty nào đó.
Tư duy logic chưa tốt
Để có thể tự tin vào việc thực tế, bạn cần có khả năng tư duy logic tốt. Đây là yếu tố rất cần thiết cho dân IT trong bất cứ công việc nào. Với tư duy logic tốt, bạn sẽ biết mình cần giải quyết bài toán được giao ra sao, bắt đầu từ đâu, học hỏi và đề xuất sự giúp đỡ, phối hợp với đồng nghiệp sao cho hợp lý… Bên cạnh học tập, hãy mài giũa khả năng tư duy logic của bạn nữa nhé!
Tin liên quan:
- Bí quyết tối quan trọng giúp bạn không lo thất nghiệp khi học ngành phần mềm
- Làm thế nào để hiểu framework một cách nhanh nhất
- Cách sắp xếp thời gian học trực tuyến cho người đi làm chuyển nghề IT
- Nên học tiếng Anh trước hay học IT trước?
- FUNiX, Udemy hợp tác đào tạo nhân lực chuyển đổi số với Hội Tự động hóa Việt Nam
- Nam sinh lớp 10 trường Quốc tế tại Sài Gòn mê học lập trình trực tuyến
- Vì sao sinh viên CNN cần trang bị kỹ năng tìm việc IT
- Chuyển nghề lập trình viên ở tuổi 35
- Cậu bé 13 tuổi thiết kế trang web cho công ty của mẹ
- So sánh Công nghệ Flashblade với các giải pháp lưu trữ truyền thống
Bình luận (0
)