Lý do sinh viên CNTT thiếu tự tin trước khi ra trường?
Bài viết sau đây sẽ chia sẻ những lý do sinh viên CNTT thiếu tự tin trước khi ra trường cũng như gợi ý để các bạn khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả.
- FUNiX triển khai gần 90 khóa học miễn phí dành cho học viên sau một năm
- xTalk 161: Ngành hot IT - Từ lựa chọn tới phỏng vấn thành công
- Gợi ý giúp bạn học thế nào để chuyển nghề IT hiệu quả?
- Lý do nên học kỹ năng IT tại FUNiX để bổ sung năng lực làm việc
- Bí quyết hoàn thiện năng lực làm việc trong kỷ nguyên số
Table of Contents
Có nhiều lý do khiến các bạn sinh viên CNTT thiếu tự tin trước khi ra trường. Hiểu được căn nguyên của việc thiếu tự tin, tìm cách khắc phục kịp thời sẽ giúp bạn có một sự nghiệp và tương lai tươi sáng hơn.
Bài viết sau đây sẽ chia sẻ những lý do sinh viên CNTT thiếu tự tin trước khi ra trường cũng như gợi ý để các bạn khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả.
Sinh viên CNTT thiếu tự tin trước khi ra trường
Nhiều sinh viên CNTT thừa nhận họ thật sự hoang mang, thiếu tự tin trước khi ra trường. “Mình cảm thấy lo lắng về tương lai, thấy bản thân gần như không có một thế mạnh nào và cực kì lo sợ thất nghiệp” – Khắc Vinh, một sinh viên năm cuối ngành CNTT tại Hà Nội chia sẻ.
Áp lực đó đè nặng lên Vinh ngay từ khi đi thực tập và xuyên suốt kì học làm đồ án tốt nghiệp. Với Vinh, thời điểm ra trường cũng là thời điểm “căng như dây đàn” bởi cậu chưa từng có công việc làm thêm đúng nghĩa, lại hoàn toàn mù tịt về cơ hội của bản thân.
Những sinh viên như Vinh khá nhiều, cho dù họ có điểm số tốt, cho dù họ đã nỗ lực nhiều ở đại học, nhưng sự non nớt vẫn khiến họ thiếu tự tin và gần như không định hướng được điều cần làm sau khi tốt nghiệp đại học.
Vậy điều gì khiến sinh viên CNTT thiếu tự tin trước khi ra trường? Dưới đây là một vài lý do phổ biến:
Không được trang bị đủ kiến thức, kỹ năng
Lý do đầu tiên khiến các bạn sinh viên nói chung và sinh viên CNTT nói riêng thiếu tự tin trước khi ra trường chính là vì các bạn không được trang bị đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết. Tình trạng thiếu kiến thức có thể xuất phát từ hình thức học tập truyền thống, không đi sâu về bất cứ lĩnh vực nào khiến các bạn ra trường với tấm bằng cử nhân nhưng lại hoàn toàn thiếu vắng những kiến thức chuyên sâu, được doanh nghiệp tìm kiếm. Thêm vào đó, cách học trong nhà trường và sự thụ động có thể khiến các bạn bị xa rời thực tế, không biết mình có thể làm gì hậu tốt nghiệp.
Về mặt kĩ năng, sinh viên có thể bị thiếu vắng những kĩ năng cần cho quá trình tìm kiếm việc làm, hoặc cần trong môi trường làm việc thực. Chẳng hạn như kĩ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng viết CV, kỹ năng trả lời phỏng vấn tuyển dụng…
Khi biết mình thiếu kiến thức, kĩ năng thì tâm lý chung là các bạn sẽ thiếu tự tin. Vì vậy để khắc phục, không gì khác các bạn cần chủ động hơn trong học tập, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng mềm. Nếu học trên trường không đủ, hãy tìm kiếm thêm các khóa học bổ trợ để giúp mình chuẩn bị tốt hơn về mọi mặt.
Thiếu va chạm thực tế
Thiếu va chạm thực tế hay chính là trải nghiệm như đi làm, nhận các dự án thật… có thể cản trở sinh viên CNTT rất nhiều, gây cho họ cảm giác thiếu tự tin. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, hầu hết doanh nghiệp đều đề cao các ứng viên có kinh nghiệm. Bởi vậy, khi không có va chạm thực tế, không kinh qua những dự án thật, sinh viên CNTT dễ hoang mang, lo sợ mình bị “bỏ lại” hoặc đứng ngoài các công việc được giao.
Để khắc phục, bạn hãy chăm chỉ tìm kiếm việc làm thêm hoặc cơ hội thực tập sinh từ sớm. Ngoài bài học ở lớp, hãy chủ động học thêm để gia tăng kiến thức và thực hành bất kì lúc nào có thể.
Hi vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về lý do khiến mình thiếu tự tin khi tốt nghiệp đại học. Hãy tìm cách bổ sung kiến thức, học tập chủ động để tự tin hơn khi gia nhập ngành IT bạn nhé!
Vân Anh
Tin liên quan:
- Nên học tiếng Anh trước hay học IT trước?
- Nam sinh lớp 10 trường Quốc tế tại Sài Gòn mê học lập trình trực tuyến
- Làm thế nào với một CV IT hay nhảy việc?
- Gặp gỡ hannah Phạm Nguyễn Tường Vi – nữ hannah xinh đẹp, tâm huyết
- Rộng mở cơ hội việc làm freelance IT cho học viên FUNiX
- Vì sao sinh viên CNN cần trang bị kỹ năng tìm việc IT
- Chàng trai Bình Định vừa làm rẫy vừa học IT
- Chuyển nghề lập trình viên ở tuổi 35
- Cậu bé 13 tuổi thiết kế trang web cho công ty của mẹ
- So sánh Công nghệ Flashblade với các giải pháp lưu trữ truyền thống
- Tận dụng Predictive Analytics (Phân tích Dự đoán) để cải thiện kết quả học tập
- Thực hư cơ hội lấy bằng đại học ở tuổi 20 nhờ học trực tuyến
Bình luận (0
)