Chỉ học và chỉ biết một ngôn ngữ thì không phát triển nhanh được đâu, vì các ngôn ngữ có mối liên hệ giải thích lẫn nhau. Trước khi vào học FUNiX mình tự học Python. Mình tự học Python bằng cách đọc các giáo trình tiếng Anh. Đọc sạch mà nắm hết các khái niệm và đặc điểm của ngôn ngữ Python thì đọc tới các sử dụng các thư viện, và tại thời điểm đó đã có thể triển khai viết được một số phần mềm tự động hóa các công việc soạn thảo vằn bản hằng ngày.
Sau đó, mình đọc thêm vài cuốn sách về Linux, Nginx, Apache, MySQL, Google Cloud Engine, Django, Flask thì mình đã có thể tự setup lên backend cho một website rồi. Thực tế là lúc học Chứng chỉ 1 ở FUNiX, trong một số phiên review mình có mở cái server backend ra cho các mentor coi. Các mentor rất bất ngờ và luôn hỏi không có nền tảng IT (background IT) thì làm sao học và làm được mấy cái đó. Thực ra, mình thấy chỉ cần tiếng Anh tốt và biết cách đọc sách là làm được, chả cần background.
Tuy nhiên, khi đọc vào các cuốn sách Python trình độ cao cấp, mình thấy sách luôn có một chương dạy về cách mở rộng Python bằng các ngôn ngữ khác để vượt qua các điểm hạn chế của Python. Mình lên cộng đồng của những Pythonists (các bậc thầy viết ra và phát triển ngôn ngữ Python) để đọc các PEP và các bài viết của họ, mình luôn thấy họ giải thích Python từ góc nhìn của các ngôn ngữ khác, cụ thể là C/C++. Sau một thời gian đọc, mình nghiệm ra là nếu không hiểu về C/C++, hay nói cách khác là không có background về khoa học máy tính, thì sẽ không bao giờ có thể hiểu và trao đổi với các Pythonists được. Sẽ không học được những điều tinh hoa nhất trong Python.
Sau khi hiểu điều đó thì mình đăng ký học FUNiX để tìm lấy cái background. Hiện tại mình học IOT vì mình muốn hiểu sâu về C và máy tính. Điều này sẽ giúp mình mạnh hơn một khi mình trở về “chơi” với Python. Vài dòng chia sẻ về trải nghiệm và khó khăn mà mình từng trải qua, một người tự học, tự học Python và không học theo một chương trình bài bản từ khi bắt đầu.
>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:
Bài viết “Khi nào cần học ngôn ngữ mới: Nên học khi thấy cần thiết” là nội dung bình luận của Lê Hải Thiện – học viên FUNiX dưới bài đăng của xTer Vũ Thế Anh “Khi nào nên học một ngôn ngữ mới” trong group xTer FUNiX vào ngày 18/7/2021.
Nhà sáng lập Tổ chức Giáo dục trực tuyến FUNiX Nguyễn Thành Nam trao 1.000 suất học bổng lập trình, tổng trị giá hơn 10 tỷ đồng cho học sinh phổ thông toàn quốc.
Chọn cho mình con đường học đại học sớm với chương trình Kỹ thuật Phần mềm (Software Engineering) tại FUNiX, Trần Bảo Ngân (Cần Thơ) đã có một hành trình học tập bền bỉ, không ngừng nỗ lực để chứng...
Tham gia chương trình FUNiX Wings, học sinh phổ thông có cơ hội chinh phục những khóa học IT trực tuyến tiêu chuẩn quốc tế, tự tin sử dụng công nghệ cũng như định hướng nghề nghiệp.
Đây là một trong những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả theo dõi chương trình xTalk 162 của FUNiX về "An toàn thông tin mạng - Nên bắt đầu từ đâu?", phát sóng vào tối...
Founder FUNiX khẳng định: Ngành Y và hầu hết các ngành nghề hiện nay đều có thể triển khai đào tạo trực tuyến hiệu quả nhờ những tiến bộ của Khoa học Kỹ thuật.
Bình luận (0
)