Điện toán đám mây đã tồn tại khoảng hai thập kỷ đã phần nào chứng minh hiệu quả trong kinh doanh, lợi ích về mặt chi phí và lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp sử dụng ứng dụng On-premise. Xu hướng công nghệ cloud trong những năm tới sẽ còn phát triển mạnh mẽ. Theo một nghiên cứu của International Data Group, 69% doanh nghiệp đã và đang sử dụng công nghệ đám mây và 18% cho rằng họ có đã kế hoạch triển khai các giải pháp điện toán đám mây trong thời gian tới. Đồng thời, Theo nguồn báo cáo của Dell: các công ty đầu tư vào dữ liệu lớn, đám mây, di động và bảo mật có mức tăng trưởng doanh thu nhanh hơn tới 53% so với các đối thủ cạnh tranh của họ.
Điện toán đám mây hoạt động theo nguyên tắc tương tự như các ứng dụng email dựa trên dữ liệu web có kết nối mạng cho phép người dùng truy cập tất cả các tính năng. Trên thực tế, hầu hết mọi người đều đang sử dụng dịch vụ điện toán đám mây như: Gmail, Google Drive, TurboTax, Facebook, Instagram. Dưới đây là 9 lợi ích của điện toán đám mây trong các lĩnh vực.
1. Tiết kiệm chi phí
Nếu bạn lo lắng về chi phí khi sử dụng các ứng dụng đám mây thì bạn có thể an tâm về điều đó. Cụ thể, khi bạn sử dụng công nghệ cloud, bạn sẽ truy cập dễ dàng vào dữ liệu của công ty giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong việc khởi động dự án. Mặc khá, có rất nhiều người lo lắng rằng sẽ phải trả tiền cho các tính năng mà họ không cần hoặc không muốn sử dụng. Đối với công nghệ đám mây bạn sẽ chỉ phải chi trả cho ứng dụng, tính năng, phân hệ mà bạn mua thay vì phải thanh toán toàn bộ.
Bên cạnh đó, bạn sẽ không bị tính phí dung lượng. Bạn sẽ nhận được chính xác dung lượng bạn cần và không bị tính phí cho bất kỳ dung lượng nào khi mở rộng.
Hầu hết các tổ chức đều lo ngại về vấn đề bảo mật khi áp dụng giải pháp điện toán đám mây. Một trong những lợi ích của điện toán đám mây đó là đảm bảo an toàn bảo mật thông tin dựa trên tính năng phân quyền. Toàn bộ dữ liệu của công ty sẽ được đặt quyền cho từng tài khoản người dùng truy cập. Có nghĩa là dữ liệu sẽ chỉ được xem đối với những thành viên có tài khoản đăng nhập vào hệ thống dữ liệu và được phân quyền.
RapidScale cho rằng 94% doanh nghiệp đã thấy hiệu quả về tính bảo mật sau khi chuyển sang công nghệ đám mây và 91% cho biết đám mây giúp đáp ứng các yêu cầu tuân thủ của chính phủ dễ dàng hơn.
3. Tính linh hoạt
Nếu các giải pháp CNTT hiện tại của doanh nghiệp đang phải tập trung quá nhiều vào những vấn đề về máy tính hay lưu trữ dữ liệu thì bạn sẽ không thể tập trung vào việc tối ưu mục tiêu kinh doanh và trải nghiệm khách hàng.
Lợi ích của điện toán đám mây là cung cấp cho các doanh nghiệp sự linh hoạt hơn rất nhiều so với lưu trữ trên máy chủ cục bộ. Cụ thể, thông tin dữ liệu đám mây sẽ được cập nhật liên tục, mang tính thực tế cho phép tất cả người dùng có quyền truy cập có thể xem được.
Công nghệ cloud cho phép sử dụng đa dạng phương tiện giúp người dùng truy cập mọi lúc mọi nơi.
4. Có phiên bản Mobile
Điện toán đám mây cho phép truy cập di động vào dữ liệu của công ty thông qua điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử.Quản lý hay nhân viên không đến văn phòng công ty vẫn có thể sử dụng tính năng này để cập nhật tức thì với khách hàng và đồng nghiệp.
Lợi ích của điện toán đám mây là cung cấp thông tin truy cập thuận tiện cho người dùng. Điển hình như công nghệ chấm công, tính lương, quản trị hồ sơ nhân sự, quản lý quy trình công việc, dữ liệu khách hàng, báo cáo và thống kê hiệu quả hàng tháng.
5. Khả năng chia sẻ dữ liệu
Lợi ích của điện toán đám mây là tính chia sẻ dữ liệu real-time. Các thành viên trong nhóm có thể xem, chia sẻ thông tin một cách dễ dàng và an toàn trên nền tảng đám mây. Một số dịch vụ dựa trên đám mây thậm chí còn cung cấp không gian mở để kết nối nhân viên trong tổ chức do đó tăng sự quan tâm và tương tác hơn trong tập thể.
6. Lợi ích của điện toán đám mây – Phục hồi dữ liệu
Một trong những yếu tố góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp là khả năng kiểm soát và quản lý thông tin: nhân sự, khách hàng, doanh số, báo cáo tài chính,….
Giả sử nếu bạn làm mất dữ liệu của công ty do sơ suất hay thiên tai thì bạn làm thế nào để khôi phục chúng?
Công nghệ cloud điện toán đám mây cung cấp khả năng khôi phục dữ liệu nhanh chóng cho tất cả các loại tình huống khẩn cấp: thiên tai, mất điện, lỗi của nhân viên, lỗi hệ thống. Trong một cuộc khảo sát gần đây, 43% giám đốc điều hành CNTT cho biết họ có kế hoạch đầu tư vào hoặc cải tiến các giải pháp khôi phục dữ liệu dựa trên đám mây.
7. Ngăn ngừa tổn thất
Nếu bạn không đầu tư vào phần mềm điện toán đám mây thì toàn bộ dữ liệu có giá trị của bạn sẽ không thể tách rời với các máy tính văn phòng. Điều này có thể dẫn đến rủi ro mất dữ liệu do mất tài sản. Với công nghệ cloud thì tất cả thông tin bạn đã tải lên đám mây vẫn an toàn và dễ dàng truy cập từ các máy tính, thiết bị có tài khoản đăng nhập và kết nối internet.
8. Cập nhật phần mềm tự động
Bạn có thể mất khá nhiều thời gian để cập nhật các phiên bản phần mềm tại chỗ cài trên máy tính. Điều này ảnh hưởng lớn đến năng suất, yêu cầu hoàn thành công việc của bạn. Phần mềm nền tảng điện toán đám mây tự động làm mới và cập nhật thay vì buộc bộ phận CNTT thực hiện cập nhật thủ công. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tiền bạc dành cho việc sử dụng nhân viên lập trình CNTT bên ngoài. PCWorld liệt kê rằng 50% người sử dụng Cloud cho rằng họ sử dụng ít nhân viên CNTT nội bộ hơn nhờ những lợi ích của điện toán đám mây.
9. Tăng sức mạnh cạnh tranh
Trong khi công nghệ điện toán đám mây ngày càng phát triển và phổ cập thì vẫn có những doanh nghiệp muốn giữ mô hình tại chỗ. Đó là lựa chọn của họ, nhưng như vậy sẽ khiến họ gặp bất lợi rõ rệt khi phải cạnh tranh với những người có lợi ích từ đám mây. Nếu bạn triển khai một giải pháp dựa trên đám mây trước các đối thủ cạnh tranh của mình, bạn sẽ tiến xa hơn trong lộ trình phát triển và chiếm thị phần. Một nghiên cứu gần đây của Verizon cho thấy 77% doanh nghiệp cảm thấy công nghệ đám mây mang lại lợi thế cạnh tranh rất lớn cho họ.
>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:
Trong số hơn 22.000 sinh viên tham gia chương trình học bổng “Phát triển nhân tài số Việt Nam” năm 2024, xTer Trịnh Công Phan (28 tuổi, Gia Lai, hiện đang học chứng chỉ Automotive Application Developer - Chương trình...
Quy mô ngành bán dẫn toàn cầu dự kiến đạt 720 tỷ USD trong năm 2024, tăng trưởng với tốc độ trung bình hằng năm (CAGR) là 10,86%, và dự kiến đạt 1,21 nghìn tỷ USD vào năm 2029. Khu...
FUNiX hợp tác với LetuinEdu - đơn vị đào tạo hàng đầu về bán dẫn tại Hàn Quốc, mang lại cơ hội tiếp cận học liệu, chương trình đào tạo ngành bán dẫn tiên tiến cho người học.
Theo học khóa Lập trình Scratch tại FUNiX, Nguyễn Minh Hiếu (9 tuổi, học sinh 4A2 trường Tiểu Học Đồng Hòa, quận Kiến An, Hải Phòng) được tiếp thêm đam mê công nghệ. Từ nhỏ, Nguyễn Minh Hiếu đã thể...
Vitex Vietnam Software kỳ vọng tìm được nguồn cung ứng nhân lực IT chất lượng qua chương trình hợp tác đồng thời đóng góp hiệu quả vào đào tạo CNTT tại Việt Nam.
Nguyễn Công Khiêm, 16 tuổi, Hà Nội học FUNiX Wings với mục tiêu học kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin để áp dụng vào học tập và các lĩnh vực sẽ theo đuổi trong tương lai.
Bình luận (0
)