Một số phần mềm mô phỏng phổ biến và cách sử dụng để kiểm tra, gỡ lỗi chương trình | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Một số phần mềm mô phỏng phổ biến và cách sử dụng để kiểm tra, gỡ lỗi chương trình

Chia sẻ kiến thức 27/02/2022

Hiện nay, có rất nhiều phần mềm mô phỏng ngày càng phát triển và có ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực. Vậy những phần mềm này là gì, có những loại nào phổ biến hiện nay? Cách sử dụng để kiểm tra và gỡ lỗi chương trình ra sao? Cùng tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết sau đây của FUNiX.

>> Đào tạo ảo, mô phỏng, số hóa bài giảng sẽ là xu hướng đào tạo nghề nghiệp trong tương lai.

1. Phần mềm mô phỏng là gì?

Mô phỏng là phương thức mô hình hóa dựa trên quy tắc thiết lập các mô hình sử dụng để hỗ trợ cho máy tính, từ đó tiến hành thử nghiệm thực tế. Trong hầu hết các lĩnh vực thì mô phỏng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phân tích, vận hành, thiết kế và tối ưu hóa các hệ thống. 

Phần mềm mô phỏng bao gồm các thuật toán được dựa trên quá trình hoạt động của mô hình thực tế nhằm cho phép người sử dụng dùng nó để quan sát hoạt động thông qua mô phỏng mà không phải thực hiện thật hoạt động đó. 

>>> Xem thêm: Review khóa học trực tuyến FUNiX FPT đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn

2. Một số phần mềm phổ biến hiện nay và cách sử dụng

2.1. Phần mềm EasyEDA (Easy Electronics Design Automation)

2.1.1. Tổng quan 

Đây là một phần mềm tự động hóa thiết kế điện tử dễ dàng. EasyEDA là gói công cụ trên web mà các kỹ sư có thể sử dụng để thiết kế mạch, mô phỏng, chia sẻ và xem xét sơ đồ mạch cũng như mô phỏng thông qua nó. 

EasyEDA là một phần mềm miễn phí mà bạn chỉ cần đăng ký và đăng nhập vào là đã sẵn sàng tạo mạch riêng cho mình. Hiện nay, EasyEDA được áp dụng cho các hệ điều hành Windows, Mac, Linux và các trình duyệt Chrome, Firefox, Internet Explorer, Safari.

Phần mềm mô phỏng EasyEDA
Phần mềm mô phỏng EasyEDA 

2.1.2. Tính năng đặc trưng

Phần mềm mô phỏng EasyEDA là một công cụ tích hợp nhiều tính năng được nhiều người dùng lựa chọn. Một số tính năng đặc trưng của EasyEDA mà bạn có thể tham khảo như:

  • Có khả năng thiết kế mạch một cách dễ dàng và hiệu quả
  • Người dùng có thể chia sẻ công khai và riêng tư
  • Phát triển dự án mã nguồn mở
  • Hỗ trợ các tập lệnh và cung cấp API
  • Các dự án đều được chia sẻ trực tuyến 
  • Tính năng cài đặt chủ đề
  • Khả năng phục hồi tài liệu ở mọi cấp độ
  • Xuất tài liệu nhiều dạng như PDF, SVG và PNG
  • Chạy mô phỏng.

2.1.3. Cách sử dụng

Trong EasyEDA sẽ có năm loại mô phỏng là: Transient, Ac analysis, DC sweep, DC transfer và DC op pnt.

Giả sử bạn đang sử dụng kiểu mô phỏng transient để thiết kế mạch biến tần. Đầu tiên, hãy xem xét đầu ra AC (được cung cấp từ biến tần được điều khiển) để chạy các ứng dụng gia đình. Để thực hiện quá trình này, mạch biến tần phải đạt tần số là 50Hz. Đặc biệt, đối với START và STOP, khoảng thời gian được chọn để người dùng có thể dễ hiểu về đồ thị mô phỏng.

Sau khi thực hiện quá trình mô phỏng như trên, bạn có thể xem đồ thị tại terminal đã chọn. Lưu ý: terminal phải được chọn bằng cách giữ phần cuối của đầu dò ở điểm đã chọn. 

>>> Xem thêm: Từ A-Z chương trình học FUNiX – Mô hình đào tạo lập trình trực tuyến số 1 Việt Nam

2.2. Phần mềm mô phỏng Pro/II

2.2.1. Tổng quan 

Pro/II là một trong những phần mềm được dùng trong công nghệ hóa học, đặc biệt trong lĩnh vực hóa dầu, hóa dược và polymer… Đây là phần mềm giúp tính toán quá trình chưng cất. Hiện nay, phiên bản mới nhất của nó là Pro/II 8.3. Đây còn là công cụ chủ yếu để thiết kế, xây dựng thực tế nguồn nguyên liệu và vận hành các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Phần mềm Pro/II
Pro/II là một trong những phần mềm được dùng trong công nghệ hóa học

2.2.2. Tính năng đặc trưng

Pro/II giúp kết hợp những những tài nguyên dữ liệu của thành phần hóa học rộng lớn để đưa ra những ph­ương pháp dự đoán thuộc tính nhiệt động tiên tiến nhất.

Đây cũng là một công cụ tính toán dễ dàng cho các cân bằng vật chất và năng lượng giúp mô phỏng quy trình ở trạng thái ổn định, đồng thời giúp theo dõi, tối ưu hóa, cải thiện năng suất,…

>>> Đọc bài viết: 5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX

2.2.3. Cách sử dụng phần mềm

– Vẽ sơ đồ quy trình sản xuất: Lựa chọn những hoạt động phù hợp từ những biểu tượng có sẵn trong Pro/II. Bạn chỉ cần trỏ vào nút biểu tượng, click chuột và thả đơn vị vào phạm vi hoạt động bằng cách click lần nữa. 

– Xác định thành phần: Chọn vào nút biểu tượng những thành phần để xem danh sách các thành phần trong quá trình. Lựa chọn tên thành phần đã được xây dựng trong cơ sở dữ liệu của SIMSCI.

– Lựa chọn cách thức tính toán: Click vào nút sơ đồ pha để chọn cách thức nhiệt động từ danh sách. Các phương thức bao gồm: khái quát hóa; phương trình trạng thái, chất lỏng hoạt động và những gói dữ liệu đặc biệt;… 

– Xác định dòng được nhập liệu: Nhấn đúp vào dòng nhập liệu ngoài để cung cấp dữ liệu dòng, bao gồm: lưu lượng chảy, thành phần, nhiệt độ,… 

– Cung cấp điều kiện cho quy trình: Nhấn đúp vào biểu tượng đơn vị hoạt động trong sơ đồ sản xuất và cung cấp dữ liệu. Khi bạn nhập dữ liệu quá trình, vùng dữ liệu sẽ thay đổi từ màu đỏ đến xanh.

– Chạy mô phỏng: Trong trường hợp cung cấp mọi dữ liệu được yêu cầu và bạn không còn nhìn thấy vùng đỏ, vậy là bạn sẵn sàng để chạy mô phỏng.

– Xem kết quả: Sau khi chạy xong bước mô phỏng, bạn có thể xem lại kết quả  và sắp xếp thống kê thành bảng sử dụng báo cáo đ­ể in trong Excel.

Bài viết này đã giới thiệu đến bạn một số phần mềm mô phỏng phổ biến hiện nay và cách để sử dụng nó. Hy vọng bạn có thể dựa vào những quy trình trên để áp dụng phần mềm phù hợp cho lĩnh vực của mình. Chúc bạn thành công!

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm bài viết:

Phạm Thị Thanh Ngọc

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!