Robot và những sự thật thú vị bạn chưa từng biết

Robot và những sự thật thú vị bạn chưa từng biết

Chia sẻ kiến thức 29/11/2021

Robot không còn là khái niệm xa lạ với toàn nhân loại. Sự ra đời của robot được xem như một cuộc cách mạng, giúp con người có những bước tiến xa hơn trong lĩnh vực công nghệ chế tạo và công nghệ thông tin.

Robot (hay người máy) là một loại máy móc có thể thực hiện những công việc một cách tự động bằng sự điều khiển của máy tính hoặc các vi mạch điện tử được lập trình. Robot có thể làm việc liên tục, không ngừng nghỉ dưới sự giám sát và điều khiển của con người. Ngày nay, robot đã hỗ trợ và đôi khi thay thế hoàn toàn vị trí của con người trong nhiều hoạt động. 

Tìm hiểu về robot, chắc chắn bạn không nên bỏ qua những sự thật thú vị về loại máy móc này. 

1. Robot đầu tiên trên thế giới có quyền công dân 

Sophia là robot được nghiên cứu, chế tạo và sản xuất bởi một công ty công nghệ đến từ Mỹ có tên là Hanson Robotics. Cô robot này có hình dạng giống hệt con người và có những suy nghĩ, hành động gần giống con người vì được trang bị trí thông minh nhân tạo. 

Được kích hoạt lần đầu vào ngày 19/04/2015 tại Texas (Mỹ), Sophia đã gây ra một làn sóng tranh cãi lớn trên toàn cầu: nhiều người trầm trồ, tán dương vì sức mạnh tri thức của con người, nhiều người lại cho rằng robot sẽ có những suy nghĩ tiêu cực đe doạ đến sự sống của nhân loại. 

robot
Sophia là người máy đầu tiên trên thế giới được trao công dân

Đặc biệt, Sophia được xác nhận là công dân Saudi Arabia tại một sự kiện diễn ra tại Riyadh (thủ đô của Ả Rập Xê Út). “Chúng tôi vui mừng thông báo Sophia đã trở thành công dân đầu tiên tại Saudi Arabia. Hy vọng cô ấy đang lắng nghe tôi”, Andrew Ross Sorkin, người điều hành sự kiện, phát biểu.

Đáp lại thông báo này, Sophia gửi lời cảm ơn: “Tôi rất vinh dự và tự hào là công dân robot đầu tiên trên thế giới. Cảm ơn Vương quốc Saudi Arabia”.

2. Robot đầu tiên của Nhật Bản 

Robot đầu tiên của Nhật Bản có tên gọi là Kawasaki-Unimate 2000. Chú robot này được Nhật Bản nghiên cứu và cho ra đời vào năm 1969, sau khi quốc gia này thành lập Tổ chức thúc đẩy sản xuất Robot công nghiệp trong nước và thực hiện thoả thuận cấp phép kỹ thuật với Unimation năm 1968. 

Robot đầu tiên của Nhật Bản

Vốn nổi tiếng với hệ thống dây chuyền sản xuất tự động hoá, sự ra đời của Kawasaki-Unimate 2000 vào năm 1969 vẫn thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà sản xuất công nghiệp bởi họ luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động cũng như sự thiếu thích ứng với các hoạt động sản xuất khác nhau. 

Ở thời điểm ra mắt, robot này có giá lên tới 12 triệu yên/chiếc trong khi mức lương trung bình hàng tháng của một người mới tốt nghiệp đại học chỉ khoảng 30.000 yên. Có thể nói là một sản phẩm cực kỳ đắt tiền. 

3. Robot sinh học đầu tiên trên thế giới

Robot sinh học đầu tiên trên thế giới có tên là Xenobots. Các nhà khoa học đã tạo ra Xenebots bằng cách sử dụng tế bào gốc từ ếch Xenopus laevis, một loài ếch có móng vuốt châu Phi.

Xenobots là robot sống, tự phục hồi đầu tiên trên thế giới. Chúng là những cỗ máy rộng chưa đến một milimet, đủ nhỏ để di chuyển bên trong cơ thể người, có thể đi bộ và bơi lội, tồn tại trong nhiều tuần mà khộng cần thức ăn, và làm việc việc cùng nhau theo nhóm. 

Robot sinh học đầu tiên trên thế giới

Xenobots trông không giống những robot truyền thống. Chúng không có bánh răng hay cánh tay robot mà giống như một đốm thịt nhỏ màu hồng đang chuyển động. 

4. Robot đầu tiên lên sao Hoả 

Robot thám hiểm đầu tiên hạ cánh và du hành trên sao Hoả là Mars Pathfinder Rover. Nó lăn trên bề mặt sao Hoả vào ngày 6 tháng 7 năm 1997. Robot này là một chiếc xe tự hành có sáu bánh được điều khiển từ xa bởi một người điều hành ở trên Trái đất. Mars Pathfinder Rover gồm một tàu đổ bộ và một robot nhỏ có bánh xe nặng khoảng 10,6kg. 

Robot đầu tiên trên sao Hoả

5. Robot trí tuệ nhân tạo đầu tiên của Việt Nam

Người máy đầu tiên của Việt Nam chính thức ra mắt công chúng tại sự kiện chuyển đối ố ngành giáo dục EDU4.0 (21/11/2020). Chú Robot này có tên là Trí Nhân, được thiết kế dựa trên Robot InMoov (Rumani)

Trí Nhân là “đứa con” của chuyên gia trí tuệ nhân tạo Phạm Thành Nam và Open Classroom Team. Chuyên gia dã trang bị công nghệ trợ lý ảo cho người máy này với mục đích giáo dục, trở thành một trợ giảng.

Robot Trí Nhân tại sự kiện EDU4.0

 

 

Minh Tiến (Tổng hợp)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!