Có nên học chương trình Kỹ thuật phần mềm Software Engineer tại FUNiX?

Có nên học chương trình Kỹ thuật phần mềm Software Engineer tại FUNiX?

Góc nhìn 20/09/2023

"Năm lớp 10, khi vào học FUNiX, em có 2 mục tiêu là có Bằng ĐH sớm và đi làm sớm, đến giờ em đều đã đạt được cả hai mục tiêu và FUNiX đã giúp em rất nhiều trong việc thực hiện điều đó…".

Đó là chia sẻ của Nguyễn Đình Anh – chàng học viên trẻ tuổi lấy bằng cử nhân công nghệ ở tuổi 20, nói về lợi thế của chính bản thân mình nhờ tham gia chương trình học Kỹ thuật phần mềm Software Engineer (SE) tại FUNiX.

Chương trình Kỹ thuật phần mềm Software Engineer này đang mở ra cơ hội cho nhiều bạn trẻ đặc biệt là các bạn học sinh mong muốn theo học sớm ngành công nghệ ngay từ giai đoạn phổ thông. Cuối tháng 8 vừa qua, Nguyễn Đình Anh, Phạm Vũ Thái Minh, Nguyễn Vũ Khánh Linh và Triệu Trí Tâm – bốn học viên chương trình Kỹ thuật phần mềm Software Engineer của FUNiX chuyển đổi tín chỉ lấy bằng ĐH FPT đã bảo vệ đồ án tốt nghiệp thành công. Trong đó, Nguyễn Đình Anh, Phạm Vũ Thái Minh, Nguyễn Khánh Linh là 3 sinh viên trẻ tuổi nhất trong số các sinh viên bảo vệ đồ án lần này.

Mới đây, Nguyễn Đình Anh đã có buổi chia sẻ rất chi tiết về chương trình Kỹ thuật phần mềm Software Engineer khi đã trải qua giai đoạn học tập 5 Chứng chỉ tại FUNiX, học chuyển tiếp lấy bằng tốt nghiệp chính quy ĐH FPT. Tuy mới 20 tuổi nhưng Đình Anh đã có 3 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành CNTT. Hi vọng với góc nhìn của Đình Anh – người trực tiếp học hai chương trình của FUNiX, để có cơ hội tốt nghiệp đại học sớm, đi làm sớm, sẽ giúp giải đáp nhiều băn khoăn của học sinh, phụ huynh để có lựa chọn và hướng đi phù hợp cho tương lai.

FUNiX trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Nguyễn Đình Anh hoàn thành chương trình đại học CNTT tại ĐH FPT nhờ học chương trình Kỹ thuật phần mềm Software Engineer tại FUNiX. (Ảnh: FUNiX)

Đối tượng chương trình SE là dành cho những ai?

– Có 2 đối tượng, một là các bạn học sinh cấp 3, chương trình này giúp các bạn tiếp cận lập trình sớm hơn, có thể học từ lớp 10 để chuẩn bị cho việc học ĐH, giúp tiết kiệm được 2 năm học ĐH, như em tốt nghiệp năm 21 tuổi; Hai là, các bạn có nhu cầu làm việc trong ngành CNTT, hoặc muốn có bằng ĐH thứ hai, có thể học trước SE rồi chuyển tiếp sang ĐH FPT.

Chương trình học gồm những gì và kéo dài bao lâu?

– Chương trình SE có 5 học phần, trong đó 3 học phần đầu tiên là kĩ năng quan trọng nhất sẽ gồm những môn chuyển đổi sang ĐH FPT, lượng kiến thức hoàn toàn được đảm bảo theo đúng nội dung như học offline, không hề ít quá hay dễ quá so với học ĐH truyền thống.

Đến học phần 4 sẽ có hai lựa chọn, một là học lấy bằng ĐH thì sẽ học tiếp 5 môn (Yêu cầu phần mềm, Kiến trúc và thiết kế phần mềm, Đảm bảo chất lượng và kiểm thử phần mềm, Quản lý dự án CNTT, Dự án phát triển ứng dụng). Hai là, có thể lựa chọn hướng Fullstack web developer, sau khi học hết 3 học phần đầu về các kỹ năng cơ bản trong ngành kĩ thuật phần mềm thì sẽ học thẳng vào chuyên ngành, chứ không học theo hệ lấy bằng ĐH nữa. Sau đó là học phần 5 đi OJT tại doanh nghiệp. Mỗi học phần sẽ học trong 6 tháng, toàn bộ chương trình sẽ gói trọn trong 2,5 năm.

Em học FUNiX từ lớp 10 và kết thúc lớp 12 là chuyển tiếp lên ĐH FPT, được chuyển đổi 50% chương trình đã học tại FUNiX.

Quá trình học chuyển tiếp lên ĐH FPT như thế nào và thời gian học là bao lâu?

– Sau khi hoàn thành chương trình Kỹ thuật phần mềm tại FUNiX là có thể học offline tại ĐH FPT. Đây là thời gian mình sẽ học một số môn liên quan đến thể chất, tiếng Anh, triết học cùng một số môn chuyên ngành khác để đổi tín chỉ lấy bằng ĐH. Thực sự nếu đã học FUNiX rồi thì hầu như các môn khi học tại ĐH FPT sẽ không làm khó được học viên. Chỉ có điều khác là mình phải theo thời gian học offline, theo kỳ, lớp mà ĐH FPT sắp xếp. Thời gian học còn lại trên ĐH FPT là 2 năm cộng thêm 4-5 tháng bảo vệ đồ án. Bình thường ĐH FPT cho đăng ký 5 môn/kỳ là 15 tín chỉ nhưng có thể đăng ký lên đến 7 môn/kỳ là 21 tín chỉ. Nếu học nhanh như vậy thì chỉ mất từ 9 tháng – 1 năm để học hết chương trình ĐH và còn lại là thời gian làm đồ án.

Trong thời gian học đại học, Nguyễn Đình Anh cùng một số đồng đội của mình đã từng “chinh chiến” và đạt giải tại nhiều cuộc thi về công nghệ dành cho sinh viên. (Ảnh: FUNiX)

Theo em, khoá học tại FUNiX đã trang bị cho học viên những kĩ năng gì?

– Sau quá trình học tập tại FUNiX, bản thân em thấy điều mình thu được lớn nhất là ba kỹ năng rất quan trọng và cần có đối với sinh viên khi học ĐH. Thứ nhất, FUNiX rèn luyện cho học viên về kỹ năng tự học, chủ động trong học tập. Vì học online, theo FUNiX Way, khi gặp khó khăn gì sẽ chủ động hỏi mentor, tutor, ngoài ra nguồn học liệu MOOCs ở dạng video chứ không phải là lớp học offline sẽ giúp cho học viên chủ động được thời gian, người đi làm hoặc học sinh có thể dành thời gian buổi tối để học. Khi học tại ĐH FPT cũng có môn học trên Coursera, nhưng lại không có mentor để hỏi đáp. Vì vậy, nếu đã từng học tại FUNiX thì khi học trên đây sẽ rất thích, không mất thời gian làm quen nữa. Khi có kĩ năng tự học thì chúng ta sẽ có cách đọc tài liệu hay xem video hiệu quả hơn, biết cách để trích xuất tài liệu từ đó ra dễ dàng hơn, thậm chí chỉ xem lướt video là cũng có thể nắm được nội dung chính.

Thứ hai, bản thân em thấy mình có thêm được kỹ năng tư duy phản biện, khi hỏi đáp với mentor thì có thể tranh luận về một chủ đề, ngoài ra nếu em có cách nào tốt hơn thì cũng có thể thảo luận lại với mentor để có thể tìm ra phương án giải quyết tốt nhất. Đây là kỹ năng thực sự mà các thầy cô trên giảng đường ĐH rất thích ở sinh viên, chúng ta có thể trao đổi trực tiếp với giảng viên một cách chủ động nhất.

Thứ ba, đó là khả năng sắp xếp thời gian một cách khoa học. Em thấy học online cũng là “con dao hai lưỡi”, nó không ảnh hưởng đến các kế hoạch công việc khác của mình, tuy nhiên đó cũng lại là nhược điểm nếu bạn không có một kế hoạch cụ thể thì sẽ dễ bị rối. Vì vậy, em luôn đặt ra cho mình kế hoạch theo tuần, theo tháng, chẳng hạn đặt mục tiêu mình cần học phần này, môn này trong bao lâu và làm sao để hoàn thành chương trình trong 6 tháng. Rồi trong quá trình học phần nào cần hỏi mentor thì đặt lịch hỏi đáp. Nếu có thời điểm nào đó kế hoạch bị chệch ngày thì em phải ngồi lại ngày để lên kế hoạch lại, tìm ra lý do ảnh hưởng đến tiến độ của mình. Đương nhiên tại FUNiX thì luôn có hannah hỗ trợ sát sao tiến độ học tập của học viên nhưng mình luôn luôn phải là người chủ động.

Em nghĩ trên đây là 3 kĩ năng mà FUNiX đã rèn luyện rất tốt cho học viên và được các thầy cô tại ĐH FPT đánh giá rất cao. Đây cũng là những ưu điểm lớn nhất khi học chương trình chuyển đổi SE lên ĐH FPT.

Lợi thế của chương trình SE khi học chuyển đổi ĐH FPT là gì?

– Chương trình Kỹ thuật phần mềm Software Engineer sẽ tương đương với kiến thức của sinh viên ĐH năm 2, chương trình chuyển đổi hoàn toàn đảm bảo phù hợp về mặt kiến thức, được học trên nguồn course mở, đặc biệt là học liệu được cập nhật liên tục, đây là điều em thấy thú vị nhất ở FUNiX. Việc học tập ở môi trường đại học sẽ đảm bảo các môn nền tảng, chứ học liệu chưa phải là mới nhất. Trong khi đó, học tại FUNiX, em được làm những project mới hơn, hay hơn, điều đó đảm bảo kiến thức mình học không hề thua thiệt với cách học ĐH offline. Chương trình SE của FUNiX chỉ có 5 học phần nhưng đã bao gồm hết các môn chuyên ngành quan trọng, sang FPT sẽ học thêm các môn về thể chất, ngoại ngữ,.… hoàn thiện hệ thống môn điều kiện để lấy bằng ĐH.

Tại FUNiX là học online hoàn toàn nhưng khi lên ĐH FPT phải học offline hoàn toàn, thì cách học có khó hơn nhiều không?

– Như trên em đã nói, về bản chất thì FUNiX đã trang bị cho học viên nhưng kỹ năng học ĐH rất tốt mà giảng viên nào cũng mong muốn sinh viên có được. Tất nhiên, thời gian đầu em sẽ phải làm quen với hình thức học trực tiếp theo quy định của lớp học, giờ học nhưng sau 2-3 tuần là em đã có thể bắt nhịp được rồi. Thầy cô ĐH cũng giống như mentor tại FUNiX, cũng rất sẵn sàng lắng nghe và trao đổi.

Bên cạnh đó, nếu như chúng ta có kế hoạch rõ ràng và quyết tâm thì hoàn toàn có thể học tốt được. Em nghĩ quãng thời gian chuyển tiếp làm sinh viên ĐH FPT cũng vô cùng thú vị, được trải nghiệm CLB, thư viện, tận hưởng nhiều lợi ích học tập mà lại rút ngắn được thời gian học đại học một cách tối ưu.

Vừa tốt nghiệp cấp 3 chuyển tiếp lên học ĐH FPT, đồng thời là sinh viên năm 3 luôn, khi học với hầu hết các anh chị hơn tuổi, em có khó khăn gì không?

– Ban đầu, các anh chị hơi bất ngờ, tại sao có một bạn trẻ như này lại học ở đây rồi, vì lúc em vào là khoá K17 mới học tiếng Anh nhưng em lại học đến kỳ 7 – 8 luôn. Em cũng giải thích là em học chuyển đổi ở FUNiX, mọi người đều rất ngạc nhiên khi lại có một chương trình cho sinh viên cơ hội học ĐH sớm như vậy, sau đó em cũng nhanh chóng hoà đồng như một sinh viên FPT bình thường. Cũng nhờ được học cùng với các anh chị mà em đã tìm được đồng đội làm đồ án với mình.

xTer Nguyễn Đình Anh chụp ảnh cùng Nhà sáng lập FUNiX Nguyễn Thành Nam trong buổi xDay tháng 2/2019. (Ảnh: FUNiX)

Em theo học FUNiX từ năm lớp 10, vậy Đình Anh bây giờ với cách đây 5 năm khác nhau như thế nào?

– Năm lớp 10, khi vào học FUNiX, em có 2 mục tiêu là có Bằng ĐH sớm và đi làm sớm, đến giờ em đều đã đạt được cả hai mục tiêu và FUNiX đã giúp em rất nhiều trong việc thực hiện điều đó. Khi học cấp 3, em thấy mình không phù hợp để thi ĐH vì phải ôn luyện 5 môn rồi học ngày học đêm, em nhận ra mình đam mê công nghệ thông tin và quyết tâm theo học FUNiX. Các thầy chấm đồ án tại ĐH FPT khá bất ngờ khi thấy em bảo vệ đồ án lúc 20 tuổi, lúc đó em cũng khá là tự hào. Em rất cảm ơn FUNiX đã tạo điều kiện rất tốt cho em để được học lập trình một cách bài bản và hiệu quả nhất, có cơ hội tiếp cận việc làm từ sớm. Ngay từ năm lớp 11, em đã được FUNiX mời làm cộng tác viên, tham gia phát triển nền tảng học tập và tiện ích dịch phụ đề học liệu.

Vậy có thể hiểu về bản chất ngành CNTT là không cần bằng ĐH. Khi các bạn chọn học chuyển tiếp như em học FPT để lấy bằng ĐH, cũng phục vụ nhiều mục tiêu khác như học tập tại nước ngoài, tìm kiếm cơ hội học cao hơn,…. Còn nếu để đáp ứng mục tiêu là lập trình viên ở mức cơ bản, có thể làm việc được, với khung chương trình SE, khi các bạn chỉ học và đi làm thôi thì em đánh giá chương trình đủ ở mức độ như thế nào, giúp các bạn đi xa được đến đâu?

– Như em vừa nói trên, ở học phần 4, thì mình có 2 lựa chọn: Một là có thể học chuyển tiếp lấy bằng ĐH FPT, hai là hướng Fullstack web developer. Với các môn chuyên ngành cho mọi người lựa chọn thì em nghĩ 3 học phần đầu đã cung cấp cho mình những nền tảng, kiến thức khá là chắc về ngành kĩ thuật phần mềm rồi, ví dụ khi học đến lập trình cơ bản, ngôn ngữ lập trình, làm project cơ bản là đã có thể có sản phẩm rồi. Khi các bạn chọn hướng Fullstack thì sẽ học 4 môn chuyên ngành, tập trung vào học code là có thể đủ kiến thức để đến doanh nghiệp phỏng vấn với vị trí Fresher, khi vào làm thì kỹ năng sẽ được nâng cao dần lên vì được tiếp cận với dự án cụ thể.

Tuy nhiên, khi học chương trình Kỹ thuật phần mềm Software Engineer chuyển tiếp ĐH FPT với thời gian lâu hơn sẽ mang lại ưu điểm rất lớn, giúp mình có nền tảng chắc chắn hơn trong ngành kĩ thuật phần mềm. Khi muốn học sâu hơn thì cũng dễ hơn, ví dụ không muốn làm phần mềm nữa mà đi sâu vào hệ thống sẽ học dễ hơn rất nhiều. Em nghĩ điều quan trọng vẫn là ở mục tiêu của mỗi người, mong muốn đi làm sớm hoặc muốn trang bị thật kĩ càng nền tảng trong nghề để lựa chọn chương trình học phù hợp.

Cảm ơn Đình Anh rất nhiều về cuộc trò truyện này. Chúc em sẽ có thêm nhiều thành công hơn trong công việc và cuộc sống!

Vân Anh (Ghi)

Chương trình Kỹ thuật phần mềm Software Engineer (SE) là một chương trình đào tạo kỹ sư phần mềm hoàn chỉnh của FUNiX, có 5 học phần, được công nhận chất lượng và chuyển đổi tín chỉ, tương đương 50% chương trình đại học chính quy tại bốn trường đại học uy tín: Đại học FPT và Đại học Trà Vinh (Việt Nam), Đại học Deakin (Australia), Đại học CityU of Seattle (Mỹ). Học viên có thể học chuyển tiếp lấy bằng đại học ở 4 đơn vị này sau khi hoàn thành 5 học phần tại FUNiX. 

Chương trình SE được dạy hoàn toàn trực tuyến, đào tạo các kỹ năng cốt lõi của ngành phần mềm, đồng thời bổ sung các kỹ năng chuyên sâu theo công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và CMCN 4.0. Chương trình mở ra nhiều hướng học tập cho ứng viên lựa chọn như: Chuyển tiếp đại học lấy bằng Cử nhân CNTT; Học làm lập trình viên chuyên nghiệp, lập trình viên trung cấp hoặc lập trình viên Fresher,…

>> Tin liên quan

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!