8 việc cần làm trước khi bắt đầu lập trình ứng dụng iOS bạn cần nắm rõ

6 việc cần làm trước khi bắt đầu lập trình ứng dụng iOS bạn cần nắm rõ

Hỏi đáp CNTT 20/02/2022

Nếu bạn là một lập trình viên iOS dày dặn kinh nghiệm hay chỉ mới bắt đầu, thì bạn đều muốn bắt đầu ý tưởng của mình, và bạn muốn bắt tay vào viết code cho ý tưởng đó ngay.

Với tình trạng hiện nay của các hệ sinh thái app store, phương pháp này ít khi mang lại hiệu quả cao. Bạn nên ngồi xuống và tự trả lời các câu hỏi quan trọng, thực hiện những nghiên cứu cần thiết và đặt một nền tảng vững chắc cho các ứng dụng của mình trước khi bạn bắt tay vào việc code ứng dụng.

Trong bài viết này, FUNIX sẽ chỉ ra một số bước bạn nên cân nhắc trước khi bắt tay vào việc làm ứng dụng iOS. Những điều này bắt nguồn từ việc phát triển các ứng dụng. Những bước này đã được chắt lọc thành 8 phần, và chúng bao gồm:

  • Xác nhận ý tưởng bạn muốn thực hiện
  • Biết rõ đối tượng bạn hướng tới là ai
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh
  • Tạo ra một tập các tính năng
  • Nghiên cứu các công nghệ tiềm năng
  • Thực hiện lại nhiều lần

1. Xác nhận ý tưởng của bạn

Mọi thứ đều bắt đầu từ một ý tưởng, kho ứng dụng App store hiện nay đã có hơn 2.000.000 ứng dụng. Bạn không thể tải lên một ứng dụng ngẫu nhiên và hy vọng mọi người sẽ mua nó. Cơ hội thành công rất thấp nếu bạn làm theo cách đó và thậm chí bạn nên chơi xổ số có khi còn nhiều cơ hội hơn. Nếu có một điều bạn không muốn lãng phí, thì chắc chắn đó là thời gian của bạn.

lap-trinh-ios-la-gi
 
Khi bạn có một ý tưởng để thực hiện một ứng dụng, hãy hỏi bản thân những câu hỏi sau đây:

  • Ý tưởng này đã có ai thực hiện chưa?
  • Khách hàng có đang mua hoặc tìm kiếm những ứng dụng tương tự như vậy không?
  • Ý tưởng này có giải quyết vấn đề hoặc đáp ứng một nhu cầu nào đó không?

1.1 Ý tưởng này đã có ai thực hiện chưa?

Đừng nản lòng nếu câu trả lời cho câu hỏi #1 là chưa. Nếu bạn đã nghĩ ra một ý tưởng mà vẫn chưa có ai thực hiện trước đó, thì điều này thật sự xứng đáng để bạn đầu tư thời gian vào. Trong hầu hết các trường hợp, những ý tưởng bạn nghĩ ra đều đã được thực hiện dưới hình thức nào đó.

Một ứng dụng như Dark Sky hiển thị thông tin thời tiết được thiết kế một cách rất chuyên nghiệp. Ứng dụng có một tính năng nổi bật mà hầu hết các ứng dụng thời tiết khác không có, đó là có thể dự đoán thời tiết chính xác đến từng phút. Vì vậy, nếu ý tưởng đã có ai đó thực hiện trước đó, hãy cố gắng để lấp đầy một khoảng trống còn thiếu hoặc làm ra một tính năng hoàn toàn mới.

1.2 Khách hàng có đang mua hoặc tìm kiếm những ứng dụng tương tự như vậy không?

Giống như bất kỳ công việc kinh doanh nào, tất cả mọi việc làm cần phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng. May mắn thay, có một số cách để xem ứng dụng của bạn có được tìm kiếm bởi một số lượng khách hàng hay không. Có các trang web hữu ích cho phép bạn duyệt dữ liệu liên quan đến yêu cầu của App store.

Một trong những website này là trang AppAnnie. Website này cung cấp các phân tích ứng dụng miễn phí và dữ liệu thị trường, cho phép thấy các từ khóa đang nằm trong xu hướng hoặc đang được tìm kiếm nhiều nhất. Đây là một công cụ tốt để tìm ra những từ khóa tiềm năng cho ứng dụng của bạn, qua việc cân nhắc và xem xét những từ khóa mà người dùng đang sử dụng để tìm kiếm trong kho ứng dụng.

Học lập trình ứng dụng di động trực tuyến

1.3 Ý tưởng này có đang giải quyết một vấn đề hoặc đáp ứng một nhu cầu nào đó không?

App Store thường nhắc đi nhắc lại rằng các ứng dụng tốt nhất phải giải quyết một vấn đề nào đó tốt nhất. Không có gì bí ẩn về một phần mềm vì nó cung cấp giải pháp cho một vấn đề của người düng. Khi bạn đang suy nghĩ về ứng dụng của mình, hãy chắc chắn rằng bạn có thể trả lời câu hỏi này mà không bị vấp.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm ra vấn đề mà mình đang cố gắng giải quyết, đó là một dấu hiệu tốt cho thấy bạn cần phải điều chỉnh nó. Khi bạn biết rõ ứng dụng của mình cần giải quyết vấn đề gì, điều đó có thể làm tăng tốc độ phát triển. Các quyết định thiết kế và phát triển sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, phạm vi được đánh giá chính xác hơn và định hình cho người dùng cuối sẽ chính xác hơn.

2. Biết rõ khách hàng của bạn là ai

Sau khi bạn đã xác nhận một ý tưởng và có tuyên bố về bản quyền, đó là thời điểm tốt nhất để bắt đầu suy nghĩ về khách hàng của bạn. Việc này cũng sẽ hỗ trợ việc phát triển các tính năng của ứng dụng. Hãy xem xét khách hàng sẽ sử dụng nó, tuổi tác, nơi ở, và các thông tin nhân khẩu học nói chung.

Đối với bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có một số ứng dụng khác nhau có sẵn trong App store. Không phải bất kỳ người dùng nào cũng muốn có cùng trải nghiệm, mặc dù có thể họ đang tìm kiếm một ứng dụng để giải quyết cùng một vấn đề mà họ đang gặp phải. Sẽ chẳng có ý nghĩa gì khi làm game cho trẻ em có giao diện đồ họa phẳng và dễ gây nhàm chán. Ngược lại, một người dùng lớn tuổi lại tìm thấy sự dễ chịu với phong cách thẩm mỹ đơn giản khi sử dụng

Khi bạn biết rõ về khách hàng của mình, bạn cũng biết các mục tiêu mà họ hướng tới. Bạn biết những gì họ coi trọng, họ có thường xuyên sử dụng điện thoại di động hay không, có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng điện thoại thông minh, v.v… 

3. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Có những ứng dụng tương tự với ứng dụng mà bạn đang muốn thực hiện, chắc chắn sẽ có những ý kiến ​​phản hồi từ người dùng của những ứng dụng đó. Việc phân tích này là rất quan trọng bởi vì bạn có thể nhìn thấy đối thủ của mình đang thành công nhờ tính năng nào, và quan trọng hơn là tìm ra nhược điểm của họ.

Nếu người dùng có vẻ thích thú với một tính năng đặc biệt nào đó thì ứng dụng của bạn cũng nên có các chức năng tương tự.

Ví dụ bạn đang muốn phát triển một ứng dụng về thời tiết, và sau khi đọc một số ý kiến ​phản hồi ​của các ứng dụng thời tiết phổ biến và bạn nhận thấy có điểm chung. Bạn biết rằng đó là một tính năng chính cho các ứng dụng thời tiết, và bạn nên làm điều đó để đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Ngược lại, một trong những lợi thế lớn nhất là biết nhược điểm và thiếu sót của đối thủ cạnh tranh. Hãy tập trung vào các ý kiến review của sản phẩm đó và tạo ra danh sách những điều mà người dùng đang mong chờ từ các ứng dụng này. Khi bạn đang hoàn thiện các tính năng trong ứng dụng của mình, bạn sẽ cố gắng đưa vào các tính năng làm thỏa mãn nhu cầu mà chưa được đáp ứng bởi những ứng dụng khác.

4. Tạo ra một tập các tính năng khác nhau

Tạo ra một tập các tính năng khác nhau sẽ giúp bạn thuận lợi trong quá trình phát triển ứng dụng của mình. Những tính năng này có thể dao động trong suốt quá trình phát triển. Khi tạo ra tập tính năng cho ứng dụng của bạn, hãy nhớ rằng mỗi tính năng nên hướng về tuyên bố sứ mệnh của ứng dụng. Điều này sẽ giúp bạn tránh được các tính năng phụ không có ích. Các tính năng không phải theo chiều sâu, điều này sẽ giúp bạn tinh chỉnh trong ứng dụng của mình thông qua quá trình phát triển.

5. Nghiên cứu công nghệ tiềm năng

Đây là một trong những bước thú vị nhất bởi có rất nhiều lựa chọn để sử dụng cho ứng dụng của bạn. Thậm chí các tùy chọn này hoàn toàn miễn phí. Một khi bạn biết về những thách thức mà mình sẽ phải đối mặt trong quá trình phát triển, việc tìm kiếm các công cụ thích hợp sẽ giúp bạn vượt qua những trở ngại đó.

Ví dụ, rất nhiều ứng dụng đòi hỏi một phần backend, giúp theo dõi các dữ liệu người dùng, cập nhật, hoặc xử lý các tính năng mạng xã hội mà rất nhiều ứng dụng khác đòi hỏi. Một sự lựa chọn phổ biến cho điều này là Parse, đã được mua lại bởi Facebook.

6. Thực hiện lại nhiều lần

Thực tế luôn luôn tạo ra sự hoàn hảo, và việc tạo ra các ứng dụng mẫu cũng vậy. Quá trình này có thể sẽ khác nhau cho tất cả mọi người, nhưng các chủ đề được trình bày sẽ mang lại sự hữu ích. Đó là chìa khóa để bạn lặp lại quá trình phát triển của mình với từng dự án và điều chỉnh nó khi cần thiết.

Hy vọng rằng bạn sẽ tìm thấy một số bước hữu ích trong bài viết này của FUNIX. Rất nhiều nhà phát triển thích bắt tay vào việc viết code ngay, và nó có lợi là cung cấp một cấu trúc để hướng dẫn một ý tưởng hoàn chỉnh. Hãy nhớ rằng, không có hướng dẫn nào là hoàn hảo cho tất cả mọi người trong việc phát triển ứng dụng. Có lẽ bạn sẽ chỉ cần thực hiện một vài trong số các bước trên, hoặc kết hợp một vài trong số chúng lại với nhau.

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm bài viết:

Đại học trực tuyến? Tại sao nên chọn học đại học trực tuyến thay vì đại học offline?

5 điều có thể bạn chưa biết về học lập trình trực tuyến FUNiX

Review khóa học trực tuyến FUNiX FPT đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn

FUNiX đào tạo lập trình trực tuyến cung cấp nhân sự tập đoàn FPT

5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX

Lương Thuận – dịch từ  SitePoint

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!