Định hướng nghề Kiểm thử phần mềm: Kỹ năng, thu nhập

Định hướng nghề nghiệp Kiểm thử phần mềm: Kỹ năng, thu nhập và không gian phát triển

Chia sẻ kiến thức 02/04/2022

1. Kiểm thử phần mềm (Software Testing) là gì?

Kiểm thử phần mềm là quá trình xác minh một hệ thống/chương trình máy tính, xác định xem nó có đáp ứng các yêu cầu cụ thể và tạo ra kết quả mong muốn hay không. Kết quả là bạn xác định được lỗi trong sản phẩm/dự án phần mềm.

Kiểm thử phần mềm là phần không thể thiế, giúp cung cấp sản phẩm chất lượng mà không có bất kỳ lỗi hoặc vấn đề nào.

2. Các kỹ năng cần thiết để trở thành Tester

Chúng ta sẽ thảo luận về các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng không liên quan tới kỹ thuật cần thiết để trở thành chuyên viên kiểm tra phần mềm

2.1 Những kỹ năng không liên quan tới kỹ thuật

Những kỹ năng sau đều cần thiết đối với một chuyên gia kiểm thử phần mềm giỏi. Hãy so sánh bộ kỹ năng của bạn với checklist sau để xác định xem Kiểm thử phần mềm có hợp với bạn hay không.

  • Kỹ năng phân tích: Một chuyên gia kiểm thử phần mềm giỏi cần có kỹ năng phân tích sắc bén. Kỹ năng phân tích sẽ giúp chia nhỏ một hệ thống phần mềm phức tạp thành các đơn vị nhỏ hơn để hiểu rõ hơn và tạo các trường hợp kiểm thử. Chưa chắc bạn đã có kỹ năng phân tích tốt. Hãy tham khảo liên kết này, nếu bạn có thể giải quyết ít nhất MỘT vấn đề, thì chứng tỏ bạn có kỹ năng phân tích xuất sắc.
  • Kỹ năng giao tiếp: Một chuyên gia kiểm thử phần mềm giỏi cần có kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và văn bản tốt. Các tạo tác kiểm thử (như các trường hợp/kế hoạch/chiến lược kiểm thử, báo cáo lỗi, …) mà người kiểm thử phần mềm tạo ra phải dễ đọc và dễ hiểu. Việc trao đổi với các nhà lập trình (trong trường hợp có lỗi hoặc bất kỳ vấn đề nào khác) đòi hỏi sự kín đáo và tài ngoại giao.
  • Kỹ năng sắp xếp và quản lý thời gian: Công việc kiểm thử đôi khi cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là trong quá trình phát hành code. Người kiểm thử phần mềm phải quản lý hiệu quả khối lượng công việc, có năng suất cao, có kỹ năng quản lý và sắp xếp thời gian một cách tối ưu.
  • Thái độ TỐT: Để trở thành một chuyên gia kiểm thử phần mềm giỏi, bạn phải có thái độ TỐT. Thái độ ‘thử để phá vỡ’, định hướng chi tiết, sẵn sàng học hỏi và đề xuất cải tiến quy trình. Trong lĩnh vực phần mềm, công nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt và một chuyên gia kiểm thử phần mềm giỏi nên nâng cấp kỹ năng chuyên môn kiểm thử phần mềm kỹ thuật của mình theo thay đổi của công nghệ. Thái độ của bạn sẽ phản ánh một mức độ độc lập nhất định khi bạn nắm làm chủ nhiệm vụ được giao và hoàn thành nó mà không cần nhiều giám sát trực tiếp.
  • Đam mê: Với Excel trong bất kỳ ngành nghề hoặc công việc nào, cần có niềm đam mê dành cho nó. Một chuyên gia kiểm thử phần mềm phải có niềm đam mê với lĩnh vực của mình. NHƯNG làm thế nào để bạn xác định được liệu bạn có đam mê với kiểm thử phần mềm hay không, nếu bạn chưa từng kiểm thử trước đây? Đơn giản là hãy THỬ, và nếu kiểm thử phần mềm không khiến bạn hứng thú, hãy chuyển sang một thứ khác mà bạn quan tâm.

 Kiểm thử phần mềm

Những kỹ năng không liên quan tới kỹ thuật của một chuyên gia kiểm thử phần mềm

2.2 Các kỹ năng chuyên môn

  • Kiến thức cơ bản về Database/SQL: Hệ thống phần mềm có rất nhiều dữ liệu. Những dữ liệu này được lưu trữ trong các loại cơ sở dữ liệu khác nhau như Oracle, MySQL, … ở phần backend. Vì vậy, sẽ có những tình huống mà dữ liệu này cần được xác thực. Trong trường hợp đó, có thể sử dụng các truy vấn SQL đơn giản/phức tạp để kiểm tra xem dữ liệu thích hợp có được lưu trữ trong backend database không.
  • Kiến thức cơ bản về các lệnh Linux: Hầu hết các ứng dụng phần mềm như Web-Services, Databases, Application Server đều được triển khai trên các máy Linux. Vì vậy, tester cần nắm vững kiến ​​thức về các lệnh Linux.
  • Kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về Công cụ quản lý kiểm thử: Quản lý kiểm thử là một khía cạnh quan trọng của kiểm thử phần mềm. Nếu không có kỹ thuật quản lý kiểm thử thích hợp, quá trình kiểm thử phần mềm sẽ thất bại. Quản lý kiểm thử không gì khác ngoài việc quản lý các tạo tác liên quan đến kiểm thử của bạn.

Ví dụ: Có thể sử dụng một công cụ như Testlink để theo dõi tất cả các trường hợp kiểm thử do nhóm của bạn viết.

Cũng có sẵn nhiều công cụ khác cho Quản lý Kiểm thử. Vì vậy, cần có kiến ​​thức và kinh nghiệm làm việc với các công cụ này vì chúng được sử dụng ở hầu hết các công ty.

  • Kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về bất kỳ công cụ Theo dõi lỗi (Defect Tracking) nào: Theo dõi lỗi và Vòng đời lỗi là những khía cạnh chính của kiểm thử phần mềm. Điều cực kỳ quan trọng là phải quản lý lỗi đúng cách và theo dõi chúng một cách có hệ thống. Theo dõi lỗi lại càng trở nên cần thiết vì toàn bộ nhóm phải nắm được lỗi, bao gồm quản lý, lập trình viên và người kiểm thử. Một số công cụ được sử dụng để ghi lại lỗi gồm QC, Bugzilla, Jira, …
  • Kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về công cụ Tự động hóa: Nếu bạn thấy mình là “Chuyên gia kiểm thử tự động hóa” sau một vài năm làm việc kiểm thử thủ công, thì bạn phải thành thạo về một công cụ và có kiến ​​thức chuyên sâu, thực tiễn về các công cụ tự động hóa .

>>> Xem thêm: Review khóa học trực tuyến FUNiX FPT đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn

Lưu ý: Chỉ có kiến ​​thức về một công cụ Tự động hóa bất kỳ thì không đủ để vượt qua phỏng vấn, bạn cần có kinh nghiệm thực tiễn tốt, vì vậy hãy thực hành thật nhiều để nhanh chóng thành thạo công cụ mà bạn chọn.

Kiến thức về bất kỳ ngôn ngữ kịch bản nào như VBScript, JavaScript, C# luôn hữu ích với tester nếu bạn đang tìm kiếm một công việc trong lĩnh vực tự động hóa. Một số công ty cũng sử dụng tập lệnh Shell/Perl, và tester cũng có nhu cầu về kiến ​​thức tương tự. Điều này còn phụ thuộc vào công ty sử dụng công cụ nào.

Phạm vi công cụ kiểm thử chất lượng rất lớn vì các ứng dụng cần được kiểm tra chất lượng, đây là một phần của kiểm thử phi chức năng.

Đó là về kiến thức chuyên môn. Xin lưu ý rằng bạn không cần phải có TẤT CẢ các kỹ năng chuyên môn được nêu ở trên. Các bộ kỹ năng kỹ thuật được yêu cầu sẽ thay đổi theo vai trò công việc và quy trình của công ty.

2.3 Trình độ học vấn

Trình độ học vấn của một chuyên gia kiểm thử phần mềm phải là Khoa học Máy tính.

Bằng BTech/B.E., MCA, BCA (Cử nhân Ứng dụng Máy tính), BSc (Bằng cử nhân Khoa học Máy tính) sẽ giúp bạn nhanh tìm được việc làm.

Nếu bạn không có bất kỳ bằng cấp nào trong số này, thì bạn phải hoàn thành chứng chỉ kiểm thử phần mềm như ISTQBCSTE, giúp bạn tìm hiểu Vòng đời phát triển phần mềm/Kiểm thử và các phương pháp kiểm thử khác.

2.4 Mức lương

Mức lương của một chuyên gia kiểm thử phần mềm sẽ khác nhau giữa các công ty. Mức lương trung bình của một tester ở Mỹ là 45,993 USD – 74,935 USD. Gói nghề nghiệp kiểm thử phần mềm trung bình ở Ấn Độ là 247,315 Rs – 449,111 Rs.

Ngoài ra, tester cũng được hưởng chế độ bảo hiểm y tế, thù lao, tiền thưởng và các đặc quyền khác.

3. Vậy một chuyên gia kiểm thử phần mềm sẽ làm những gì?

Chuyên gia kiểm thử phần mềm sẽ bận rộn với việc tìm hiểu các tài liệu yêu cầu, tạo các trường hợp kiểm thử (test case), tiến hành các trường hợp kiểm thử, báo cáo và kiểm tra lại lỗi, tham dự các cuộc họp đánh giá và các hoạt động xây dựng nhóm khác.

3.1 Con đường nghề nghiệp của chuyên gia kiểm thử phần mềm

Lộ trình nghề nghiệp Kiểm thử phần mềm với tư cách là chuyên gia kiểm tra phần mềm (Chuyên gia phân tích QA) trong công ty CMMI cấp 5 điển hình sẽ giống như sau, nhưng giữa các công ty sẽ có sự khác biệt:

  1. Chuyên viên phân tích QA (Mới tốt nghiệp)
  2. Chuyên viên phân tích QA cấp cao (2-3 năm kinh nghiệm)
  3. Điều phối viên nhóm QA (5-6 năm kinh nghiệm)
  4. Quản lý kiểm thử (8-11 năm kinh nghiệm)
  5. Quản lý kiểm thử cấp cao (trên 14 năm kinh nghiệm)

3.2 Phát triển thêm hướng đi khác ngoài chuyên gia kiểm thử phần mềm

Sau khi đã quen thuộc với kiểm thử thủ công, bạn có thể theo đuổi các chuyên môn sau:

  • Kiểm thử tự động hóa: Kỹ sư kiểm thử tự động hóa chịu trách nhiệm tự động hóa việc thực thi trường hợp kiểm thử thủ công, điều này có thể tốn nhiều thời gian. Các công cụ được sử dụng là IBM Rational Robot, Silk performanceer và QTP
  • Kiểm thử chất lượng: Kỹ sư kiểm thử chất lượng sẽ chịu trách nhiệm kiểm thử khả năng đáp ứng của ứng dụng (thời gian để tải, ứng dụng tải tối đa có thể xử lý), … Các công cụ sử dụng là WEBLoad, Loadrunner.
  • Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (BA): Tester có lợi thế hơn so với lập trình viên ở chỗ họ có kiến ​​thức kinh doanh đầu cuối. Họ có thể trở thành chuyên viên phân tích nghiệp vụ (business analyst). BA sẽ chịu trách nhiệm phân tích và đánh giá mô hình kinh doanh và quy trình làm việc của công ty mình, tích hợp các mô hình và quy trình làm việc này với công nghệ.

>>> Xem thêm: Top 20 ngôn ngữ lập trình tốt nhất để học bạn nên biết – Phần 1

4. Các nhận định phổ biến về Kiểm thử phần mềm

Nghề Kiểm thử phần mềm có thu nhập ít hơn so với Lập trình viên và được tôn trọng hơn so với Tester.

Ngược với suy nghĩ thông thường, chuyên gia kiểm thử phần mềm (hay còn được gọi là chuyên gia QA) được trả lương và có vị thế như Lập trình viên phần mềm ở tất cả các công ty “có tham vọng”. Công việc Kiểm thử phần mềm không bị đánh giá thấp hơn.

Kiểm thử phần mềm khá nhàm chán.

Kiểm thử phần mềm thực sự “thử thách” não bộ của bạn vì bạn cần hiểu các Yêu cầu nghiệp vụ và soạn thảo các trường hợp kiểm thử dựa trên hiểu biết của mình. Kiểm thử phần mềm không hề nhàm chán. Điều nhàm chán ở đây là việc lặp đi lặp lại cùng một nhóm nhiệm vụ. Mấu chốt là thử những điều mới. Về vấn đề đó, bạn đã bao giờ nói chuyện với một nhà lập trình phần mềm có hơn 3 năm kinh nghiệm chưa? Anh ấy sẽ cho bạn biết công việc của anh ấy gần đây nhàm chán đến mức nào.

Làm thế nào để trở thành chuyên gia kiểm thử phần mềm

Đối với một người hoàn toàn mới, bạn có thể tham khảo khoá học Tester tại FUNiX tại đây

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm bài viết:

Nguyễn Hải Nam

Dịch từ bài: Software Testing as a Career Path: Tester Skills, Salary & Growth

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!