MX Linux và Ubuntu là hai trong số những hệ điều hành desktop mã nguồn mở phổ biến nhất hiện nay. Với số lượng tính năng đa dạng, dễ truy cập và tính khả dụng khiến cả hai bản phân phối đều trở thành những thứ cần thiết đối với người dùng Linux.
Tuy nhiên, hai bản phân phối này khác nhau như thế nào? Hãy tìm hiểu cùng FUNiX
1. Yêu cầu hệ thống
1.1 MX Linux
Để cài đặt MX Linux, bạn sẽ phải cấu hình BIOS hệ thống của mình để khởi động từ ổ đĩa CD/DVD hoặc khởi động trực tiếp từ USB. Yêu cầu tối thiểu cho MX Linux là 512 MB RAM, bộ xử lý Intel hoặc hoặc AMD i486 hiện đại (thấp hơn Pentium).
1.2 Ubuntu
Bạn có thể cài đặt Ubuntu trên bất kỳ hệ thống nào có bộ xử lý lõi kép 2GHz hoặc hơn. So với MX Linux, Ubuntu cần tối thiểu 4GB bộ nhớ hệ thống và 25GB ổ cứng trống, cao gấp năm lần so với MX Linux.
Như với bất kỳ cài đặt bản phân phối nào khác, bạn cần đặt ưu tiên khởi động cho phương tiện bạn dùng để cài đặt bản phân phối đó. Ngoài ra, Ubuntu yêu cầu kết nối internet để đảm bảo hiệu suất tốt nhất.
2. Hiệu suất hệ thống
2.1 MX Linux
Mặc dù MX Linux có yêu cầu thấp về công suất hệ thống nhưng lại có thời gian khởi động ở tốc độ ổn định. Bạn có thể sử dụng bộ công cụ MX đi kèm để tùy chỉnh và tối ưu hóa hiệu suất của desktop MX Linux. Khi bạn đã trở thành một người dùng Linux có kinh nghiệm, mọi tùy chỉnh đều trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Đối với người dùng thích môi trường desktop không tốn nhiều tài nguyên và tập trung vào trải nghiệm hệ thống, XFCE là một lựa chọn tuyệt vời
2.2 Ubuntu
Ubuntu có thể phục vụ cho mọi đối tượng người dùng. Nó nâng cao hiệu suất khi bạn sử dụng ứng dụng Tweaks có sẵn để tùy chỉnh desktop theo nhu cầu của bạn.
Tùy thuộc vào phần cứng của bạn, Ubuntu có thể chạy các trò chơi mới nhất với yêu cầu tối thiểu, thực hiện tác vụ doanh nghiệp, chạy ứng dụng đa phương tiện (multimedia) và nghiên cứu.Với Focal Fossa 20.04, Ubuntu một lần nữa khẳng định vị thế là một bản phân phối Linux có trải nghiệm desktop với độ ổn định cao nhất. Hạt nhân và desktop GNOME được cập nhật đã giúp Ubuntu trở thành một đối thủ đáng gờm với MX Linux.
3. Môi trường desktop (DE)
3.1 MX Linux
MX Linux cài đặt môi trường desktop XFCE theo mặc định vì đây là sản phẩm hàng đầu của hệ điều hành này. Phiên bản KDE Plasma cung cấp mọi thứ bạn cần từ các theme (mẫu giao diện), gói biểu tượng hay widget để có trải nghiệm desktop mang tính thẩm mỹ cao.
3.2 Ubuntu
Ubuntu chỉ có môi trường desktop duy nhất là GNOME. Bạn có thể tìm thấy nó qua thanh dock ở bên trái màn hình hay bảng điều khiển ở trên cùng màn hình. Ubuntu cũng có một biểu tượng menu ứng dụng ở dưới cùng bên trái giống như Microsoft Windows. Nếu không thực sự thích sử dụng GNOME, bạn có thể cài đặt môi trường desktop khác cung cấp UI/UX (giao diện/trải nghiệm người dùng) phù hợp với nhu cầu sử dụng cá nhân.
4. Các ứng dụng trên desktop
4.1 MX Linux
MX Linux có kho phần mềm phong phú và bạn có thể có các lựa chọn thay thế phần mềm nguồn mở cho ứng dụng email, ứng dụng văn phòng, trình duyệt, trình chỉnh sửa video, chống vi-rút, trình chặn quảng cáo, trình phát đa phương tiện,…
Mặc dù không có hỗ trợ riêng nhưng các ứng dụng web Microsoft 365 cũng có sẵn cho người dùng MX Linux.
4.2 Ubuntu
Bạn có thể sử dụng Ubuntu cho các tác vụ đơn giản, giải trí, chơi game, truyền thông xã hội mạng xã hội, học thuật và doanh nghiệp (máy chủ web, điện toán đám mây, IoT và AI / ML).
Ubuntu có một số kho phần mềm chính thức cung cấp danh sách các gói đa dạng. Bạn cũng có thể tải xuống các phiên bản ổn định của các gói có trên cho các bản phân phối Linux khác.
5. Trình cài đặt và quản lý gói
5.1 MX Linux
MX Linux sử dụng dpkg, một công cụ CLI (theme dòng lệnh) cấp thấp để cài đặt gói DEB. Bạn cũng có thể sử dụng APT – một công cụ CLI khác có theme người dùng thân thiện hơn dpkg.
Đối với cài đặt gói dựa trên theme người dùng đồ họa (GUI), bạn có thể sử dụng Synaptic hoặc Aptitude, cả hai đều là các công cụ đồ họa sử dụng APT để cài đặt các gói.
5.2 Ubuntu
Trên Ubuntu, bạn có thể sử dụng trình cài đặt gói Synaptic GUI, bên cạnh việc tải xuống các gói trực tiếp từ Trung tâm phần mềm Ubuntu. Tải xuống các gói bằng APT cũng là một lựa chọn cho những người dùng thông thạo các lệnh Linux.
Ubuntu cũng đi kèm với hỗ trợ snap theo mặc định.
6. Trải nghiệm người dùng
6.1 MX Linux
Bất kể bạn sử dụng desktop hay theme nào, MX Linux luôn cung cấp một desktop sạch sẽ, ngăn nắp, và giúp tăng năng suất của bạn.. Có rất nhiều theme có sẵn cho mọi môi trường desktop để bạn tùy ý thay đổi theo nhu cầu.
MX Linux thân thiện với người dùng nhờ sự hỗ trợ của phần cứng nâng cao. Ngoài ra, với XFCE hoặc KDE Plasma, t có thể giảm xuống nhưng tính thẩm mỹ và hiệu quả lai tăng lên một bậc.
6.2 Ubuntu
Thanh dock (thanh cố định bên trái màn hình Ubuntu) sẽ cung cấp cho bạn quyền truy cập nhanh vào các ứng dụng yêu thích của mình. Ubuntu nhanh hơn các hệ thống Windows về hiệu suất và người dùng không mất quá nhiều thời gian để làm quen với nó. Do đó, bạn có thể dần dần tận dụng cho các mục đích sử dụng máy tính nâng cao.
Ubuntu có thể là một hệ điều hành có trọng lượng tầm trung nhưng lại mang lại cảm giác khá nhẹ. Với khả năng tùy chỉnh và điều hướng đơn giản, cập nhật định kỳ, tùy chọn bảo mật và quản lý ứng dụng được hướng dẫn bằng GUI sẽ nâng cao trải nghiệm người dùng.
7. MX Linux hay Ubuntu?
MX Linux phù hợp với những người mới sử dụng, muốn có môi trường Linux không rườm rà và có thể điều chỉnh theo nhu cầu của mình. Ngoài ra, MX Linux cũng thích hợp cho các mục đích sử dụng của doanh nghiệp.
Trong khi đó, Ubuntu hướng tới cả người dùng Linux mới bắt đầu và nâng cao. Các yêu cầu cao về hệ thống sẽ không phù hợp với các thiết bị thông số kỹ thuật thấp, nhưng nó cho phép các nhà nghiên cứu, lập trình viên, người làm thiết kế, chỉnh sửa video và doanh nghiệp sử dụng bộ tính năng hoàn chỉnh của nó.
Dựa vào các phân tích ở trên, bạn có thể chọn một trong hai bản phân phối Linux dựa vào nhu cầu và sở thích cá nhân. Hy vọng bạn đọc sẽ áp dụng thành công và có trải nghiệm người dùng tuyệt vời.
>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:
Quy mô ngành bán dẫn toàn cầu dự kiến đạt 720 tỷ USD trong năm 2024, tăng trưởng với tốc độ trung bình hằng năm (CAGR) là 10,86%, và dự kiến đạt 1,21 nghìn tỷ USD vào năm 2029. Khu...
Hồ Chí Minh, Việt Nam – TopDev hân hạnh công bố Báo cáo Thị trường IT Việt Nam năm 2024 – 2025 với chủ đề “Vietnam IT & Tech Talent Landscape”, một bản phân tích toàn diện về bối cảnh công nghệ...
Nhiệt huyết trong công việc, anh Vương Dũng (29 tuổi, Đà Nẵng) là người "truyền lửa" giúp các học viên có thêm động lực trong học tập suốt hai năm qua.
Nhiều phụ huynh lựa chọn hình thức học gia sư trực tuyến cho con với ưu điểm như tiết kiệm thời gian và chi phí, linh hoạt lịch học, đảm bảo chất lượng với sĩ số 1-1.
Người tìm việc có thể thấy thị trường lao động năm 2024 cạnh tranh hơn, vì các công ty thực hiện sa thải để cắt giảm chi phí, chậm tuyển dụng và đề nghị mức lương thấp. Nhưng một số...
Tự học lập trình PHP có khó không là câu hỏi nhiều người thắc mắc, bạn muốn biết phương pháp tự học liệu có hiệu quả, ưu nhược điểm là gì? Câu trả lời có ngay trong bài viết bên...
Trí tuệ nhân tạo phim là một trong những ứng dụng thành công nhất của nền công nghiệp AI. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn 4 loại hình phim phổ biến, cách ứng dụng và những bộ...
Đăng ký nhận bản tin
Nhận bản tin, báo cáo từ các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực Công nghệ thông tin mới nhất!
Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
info@funix.edu.vn
0782313602 (Zalo, Viber)
FUNiX V2 GenAI Chatbot×
yêu cầu gọi lại
Yêu cầu FUNiX gọi lại để hỗ trợ thông tin, chương trình học, chỉ tiêu - điều kiện tuyển sinh - học phí,... hoàn toàn FREE
Bình luận (0
)