Khám phá môi trường làm việc ở Amazon

Khám phá môi trường làm việc ở Amazon

Tin tức 14/11/2020

Làm việc ở Amazon với vai trò là một kỹ sư lập trình phần mềm - anh Nguyễn Quốc Khánh - mentor FUNiX đã có buổi chia sẻ đầy cuốn hút và bổ ích xoay quanh chủ đề "Chuyện làm dev ở Amazon" trong buổi xTalk diễn ra ngày 7/11 của FUNiX.

Anh Nguyễn Quốc Khánh (quê Nghệ An), từng tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành Công nghệ Phần mềm của ĐH Bách Khoa Hà Nội năm 2013.  Thời sinh viên, anh say mê nghiên cứu công nghệ, từng cùng nhóm nghiên cứu của mình giành chức vô địch Nhân tài Đất Việt năm 2011. 

Sau khi tốt nghiệp đại học, anh đầu quân cho nhiều công ty công nghệ như: Viettel R&D, FPT Software, Zalo-VNG, Sunnet, Wala… Anh sau đó anh gia nhập Amazon và làm việc tại trụ sở công ty ở Vancouver, Canada từ đầu năm 2018.  Bằng sự cố gắng học tập để trau dồi kinh nghiệm và công tác, sau gần 3 năm làm việc tại Amazon, anh đã giành được giải thưởng Best Engineer Award và một số giải thưởng khác của Amazon.

Là một tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng, Amazon có thể coi là nơi làm việc mơ ước của rất nhiều người – nhất là các lập trình viên giỏi. Bởi, Amazon tiên phong trong nhiều lĩnh vực công nghệ trên thế giới. Tập đoàn này bao gồm rất nhiều công ty con với nhiều sản phẩm đa dạng như: AWS (Amazon Web Service), Alexa (hỗ trợ nhà ở thông minh), Twitch.TV (nền tảng streme game); Prime Video; Kindle (máy đọc sách); IMDb… Để chinh phục nhà tuyển dụng hàng đầu thế giới – Amazon, anh Khánh đã phải bỏ ra không ít nỗ lực và anh đã có phần chia sẻ khá tâm huyết về hành trình làm một lập trình viên tại đây trong cuộc trò chuyện cùng các xTer.

Buổi trò chuyện của mentor Nguyễn Quốc Khánh thu hút khoảng 30 khán giả online, với hàng chục câu hỏi – đáp sôi nổi.

Ở phần đầu của cuộc trò chuyện, mentor Nguyễn Quốc Khánh hia sẻ khá cặn kẽ về công việc tại Amazon. Sau khi được tuyển dụng, mỗi người có thể vào làm việc trong những team khác nhau phụ thuộc vào đặc thù công việc, nhiệm vụ của mình. Hiện tại, anh Khánh đang phụ trách mảng thanh toán cho website của Amazon cùng team của mình. Cụ thể, nhóm của anh có nhiệm vụ  giúp đỡ khách hàng thanh toán tiền cho quá trình mua sắm của họ tới trang web hoặc người bán hàng.

>>> Xem thêm: Review khóa học trực tuyến FUNiX FPT đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn

Amazon có mặt trên rất nhiều quốc gia trên thế giới, bởi thế quá trình thanh toán khá phức tạp vì phải phù hợp với phương thức thanh toán của từng quốc gia khác nhau. Đây có thể coi như là hệ thống thanh toán phức tạp nhất cho một công ty trên thế giới, ngay tại Amazon đã có hàng trăm nghìn các chức vụ lớn nhỏ để phục vụ cho mục đích này.

Quản lý không phải ông chủ và những điều đặc biệt trong môi trường làm việc ở Amazon được anh Quốc Khánh tiết lộ tại chương trình.

“Mình khá bất ngờ với tính đa dạng của nhân viên tại Amazon” – mentor Quốc Khánh tâm sự. Ngay từ lúc bắt đầu công việc anh đã có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều người từ nhiều quốc gia, nhiều luồng văn hóa khác nhau đã mang đến cho anh vô số trải nghiệm – giao lưu văn hóa, học hỏi từ chính các đồng nghiệp của mình.

Bên môi trường đa văn hóa, Amazon rất coi trọng Work – Life balance and Benefit (cân bằng công việc và cuộc sống).

“Ở đây, mọi người có thể tự lên kế hoạch để làm vừa đủ 8 tiếng mỗi ngày; sao cho công việc đạt kết quả tốt, tránh việc dùng quá nhiều thời gian nhưng không hiệu quả. Từ sếp đến nhân viên luôn luôn cố gắng để mọi người không phải làm thêm giờ (overtime) hay làm việc vào cuối tuần. Nơi mình làm việc hoàn toàn không hề có chuyện “bóc lột sức lao động” – điều vẫn được đồn thổi lâu nay trên internet” – anh tiết lộ.

Một điểm khác biệt tại Amazon là “Manager is not a Boss” (Quản lý không phải là ông chủ). Tại đây, Quản lý là người có thể chia sẻ và giúp đỡ nhân viên. Đặc biệt không phải là người kiểm soát công việc hay hối thúc, dọa nạt nhân viên làm việc. Quản lý luôn luôn nhiệt tình giúp đỡ tới từng nhân viên để team cùng phát triển.

>>> Xem thêm: Top 20 ngôn ngữ lập trình tốt nhất để học bạn nên biết – Phần 1

Tại các cuộc họp, việc chia sẻ thông tin hoặc đưa ra ý kiến cá nhân dù là thuận hay trái chiều cũng luôn luôn được đánh giá cao. Mối quan hệ giữa Quản lý – nhân viên duy trì sự lắng nghe và điều chỉnh ở mức lý tưởng nhất. Mọi kế hoạch của team dù ngắn hạn hay dài hạn đều được đưa ra trao đổi và cùng quyết định.

Hàng tuần tại Amazon đều duy trì họp 1:1 giữa sếp và nhân viên để cùng trao đổi những khó khăn hoặc cần giúp đỡ, trưng cầu ý kiến để phát triển về cá nhân hoặc phát triển của team… Tại đây, sếp luôn muốn nhân viên được thăng tiến và đạt được thành quả tốt nhất trong công việc.

Là một lập trình viên tại Amazon, bạn sẽ có những trách nhiệm và đáp ứng các yêu cầu đặc thù về kỹ năng, kiến thức.

“Một kỹ sư phần mềm cần có các kỹ năng về phần mềm, thiết kế hệ thống, lập trình kiểm thử, fix bugs… Ở Amazon còn có một số các trách nhiệm khác cần được nắm vững: oncall, code review/ design review, product launching, hiring, mentoring, etc… Đồng thời để có thể làm việc một cách nhịp nhàng, kỹ năng teamwork (làm việc nhóm) luôn luôn được đề cao để đảm bảo chất lượng code, chất lượng hoạt động của thành phẩm công nghệ cũng được đảm bảo” – anh chia sẻ.

Để công việc hiệu quả, lập trình viên như anh Khánh thường xuyên áp dụng nhiều Tech Stack (công nghệ áp dụng cho công việc), trong đó nổi bật nhất phải kể đến như các ứng dụng:  Stackoverflow, Trello, GitHub, Pastebin, Google drive…  Ngoài các Tech Stack phổ biến, thì nội bộ Amazon cũng có những phần mềm với chức năng và công cụ tương tự, thậm chí còn có nhiều điểm ưu việt với công năng mang tính chất đặc thù dành cho nhân viên của công ty.

Tại Amazon, kỹ sư lập trình sẽ sử dụng những ngôn ngữ lập trình phổ biến như: Python, Java, C++, JS, Perl… tùy vào team và sản phẩm. Anh Khánh khẳng định trước khi vào Amazon, các bạn chỉ cần biết thành thạo về một ngôn ngữ lập trình. Điều không kém phần quan trọng là kiến thức lập trình cơ sở, cấu trúc dữ liệu và giải thuật.

“Ngôn ngữ lập trình có thể học tập sâu hơn sau đó” – anh Khánh đưa ra lời khuyên.

Theo mentor Nguyễn Quốc Khánh, những năm gần đây, Amazon đã có những chiến dịch để chuyển dần các sản phẩm nội bộ (phần mềm hoặc dịch vụ) sang nền tảng AWS (Amazon Web Services hay điện toán đám mây). Nếu nắm vững kiến thức về AWS, các bạn có thể có lợi thế và cơ sở để được tuyển dụng tại Amazon hoặc nhiều công ty công nghệ khác.  Để tìm kiếm cơ hội làm việc tại Amazon, các bạn trẻ có thể ứng tuyển thông qua các website: Amazon.jobs; Linkedin…

>>> Xem thêm: Sinh viên IT nên làm gì để dễ tìm việc khi ra trường

Lời khuyên của anh là, các bạn nên tìm hiểu thông tin đầy đủ về công ty mình ứng tuyển – dù là Amazon hay bất cứ công ty nào, để tăng khả năng được tuyển dụng cho mình. Ví dụ như tại Amazon, bạn nên biết về văn hóa của Amazon có “14 Leadership principles” (14 giá trị cốt lõi của Amazon). Qua việc trả lời những câu hỏi ứng xử, bạn có thể thể hiện thành ý và kiến thức của mình. Đây cũng là một phép thử để người tuyển dụng phán đoán xem bạn có phù hợp với công ty hay không. Ngoài ra anh còn gợi ý khá cụ thể về các đầu sách hoặc nguồn thông tin bạn nên học để gia tăng kiến thức/ kỹ năng khi phỏng vấn, tuyển dụng cho các công ty/ tập đoàn lớn tầm cỡ thế giới như Amazon như: Đọc sách “Crack the coding interview”, Kỹ năng lập trình và thiết kế hệ thống,  học kiến thức vềData structure & Algorithm qua website Leetcod.

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về khóa học lập trình đi làm ngay. Hãy liên hệ với FUNiX ngay tại đây:

>>> Xem thêm chuỗi bài viết liên quan:

5 điều có thể bạn chưa biết về học lập trình trực tuyến FUNiX

Review khóa học trực tuyến FUNiX FPT đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn

FUNiX đào tạo lập trình trực tuyến cung cấp nhân sự tập đoàn FPT

5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX

 

Trịnh Hà

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!